Tag

Bộ Công thương chủ trì tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu

Thị trường - Tài chính 25/04/2023 16:42
aa
TTTĐ - Ngày 25/4 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu”, với sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên.
Ban Dân nguyện đề nghị xem xét tháo gỡ vướng mắc tại dự án Tổng kho xăng dầu Phú Xuân - Nhà Bè Tập trung tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án bất động sản Giải quyết thủ tục cho người dân và doanh nghiệp kịp thời, không phiền hà, sách nhiễu Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc
Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì hội nghị tại TP Hồ Chí Minh trong ngày 25/4
Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương chủ trì hội nghị

Nhiều thế khó

Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, kết quả xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2023 đều ghi nhận mức giảm so với cùng kỳ, đạt 79,3 tỷ USD, giảm 12%; Kim ngạch nhập khẩu đạt 74,5 tỷ USD, giảm 15%.

Xuất khẩu, nhập khẩu giảm ở cả khu vực doanh nghiệp trong nước và khu vực doanh nghiệp FDI. Nguyên nhân sản xuất, xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước được xác định bởi các nguyên do như: Yếu tố thị trường xuất khẩu, các ngành hàng đều gặp khó khăn do lạm phát cao, sức mua sụt giảm, đặc biệt là hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu; Ngoài ra, chi phí nguyên liệu vật tư đầu vào tăng cao trong khi mức giá xuất khẩu không tăng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng tránh rủi ro; Chi phí nhân công, bao bì, vận chuyển... cũng tăng cao.

Yếu tố hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ thương mại: Một số ngành hàng như thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt thép, sản phẩm nhựa đang đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại; Yếu tố cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng đến giá hàng hoá xuất khẩu.

Trong khi đó, xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động của mình, đại diện các hiệp hội, ngành hàng kinh doanh, xuất khẩu cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian tới.

Mặc dù là ngành hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm song dệt may đang đối diện với những thách thức lớn từ sự suy giảm của thị trường, nhất là ở các thị trường chủ lực như Mỹ, EU.

Tìm giải pháp khơi thông thế bế tắc cho doanh nghiệp trong nước (Ảnh minh họa)
Ngành Dệt may đang đối diện với những thách thức lớn từ sự suy giảm của thị trường (Ảnh minh họa)

Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, muốn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành, trước mắt, các đơn vị cần tăng cường xúc tiến thương mại, chương trình làm việc giữa Việt Nam và các quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua Tham tán thương mại; Trong đó tập trung vào các quốc gia trong khối CPTPP và EU - những nơi mà Việt Nam đã ký những Hiệp định thương mại song phương.

Đồng thời, chúng ta cần có gói vay lãi suất ưu đãi 0% để trả lương cho người lao động như: Gói vay mà ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện trong giai đoạn COVID-19 để giúp doanh nghiệp phần nào giảm áp lực tài chính để trả lương cho người lao động, giữ chân lao động trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Đối với gói vay này, áp dụng cho những doanh nghiệp nào có phương án trả nợ tốt, những doanh nghiệp đã chấp hành đúng và đã hoàn trả xong khoản vay vừa rồi; Có thể nâng lên 6 tháng lương cơ bản thay vì 3 tháng lương như vừa qua vì sự khó khăn lúc này cũng không khác gì so với gián đoạn COVID-19 vừa rồi.

Đối với ngành hàng thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản giảm 27,5% - tương đương mức giảm trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát nặng nhất. Dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn trong năm nay bởi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đều suy giảm mạnh.

Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng trên, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, do tình hình lạm phát khiến tiêu dùng tại các nước này suy giảm nên nhiều doanh nghiệp dù đã ký hợp đồng nhưng khách hàng lại dời lại, khiến lượng hàng tồn kho nhiều gây ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Ngoài ra, việc xuất khẩu giảm khiến dòng tiền chậm về, trong khi nguồn vốn tín dụng hạn hẹp khiến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu không có nguồn vốn để mua nguyên liệu, không mua nguyên liệu đúng giá cho nông, ngư dân. Điều này khiến nông, ngư dân hạn chế mở rộng sản xuất, cũng vì việc dòng tiền chậm về trong khi rất nhiều nguồn vay ngân hàng đến hạn phải trả, doanh nghiệp không có tiền thu mua nguyên liệu.

“Các ngành Xuất khẩu chủ yếu vay USD, trước đây lãi suất vay USD dưới 3%, khoảng 2,1 - 2,3% thì giờ đã lên đến trên 4%. Điều nay đang gây khó khăn cho doanh nghiệp nếu vay vốn hỗ trợ để mở rộng sản xuất hướng đến xuất khẩu”, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết thêm.

Khơi thông tài chính

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), về lâu dài để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu, cần giảm lãi suất vay USD để dòng tiền hỗ trợ không bị nghẽn. Vì nguồn tiền không có song doanh nghiệp vẫn phải duy trì thu mua nguyên liệu.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp để phục vụ thu mua nguyên liệu, kích thích tâm lý, để nông ngư dân duy trì việc sản xuất. Đây chỉ là giải pháp mang tính giai đoạn nhưng rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Dưới góc độ ngành gạo, vừa qua dù việc xuất khẩu đang có thuận lợi khi nhu cầu thế giới tăng, giá gạo ở mức cao, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, dù đạt nhiều kết quả ấn tượng song hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp, người dân chưa tương xứng.

Về nguyên nhân, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nguồn tài chính hạn chế, khi tới mùa vụ thường thiếu vốn để thu mua lúa gạo. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế chính sách tín dụng cho ngành gạo.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, ngành đang gặp niều khó khăn về nguồn vốn, ngành kiến nghị Ngân hàng Nhà nước coi sản phẩm trồng trên đất là tài sản để được thế chấp, vay vốn, ví dụ như sầu riêng, nhãn…

"Bởi tính ra, sầu riêng mỗi năm người dân phải đầu tư khoảng 50 triệu/ha… nhưng không được coi là tài sản để thế chấp nên doanh nghiệp rất khó tiếp cận các nguồn vốn ữu đãi để mở rộng sản xuất nói gì đến chuyện hướng đến xuất khẩu”, ông Nguyễn Đình Tùng cho biết thêm.

Ghi nhận các ý kiến của hiệp hội doanh nghiệp, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, đứng trước các khó khăn của doanh nghiệp, nếu chúng ta không kịp thời tìm những giải pháp để tháo gỡ thì khó có thể đạt được mục tiêu cho năm nay và cho cả chu kỳ 5 năm, 10 năm tiếp theo.

Vừa qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cuộc gặp đối thoại với doanh nghiệp hoặc đẩy mạnh cải cách hành chính, cố gắng làm thế nào đó để tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp sản xuất.

Đặc biệt, Chính phủ cũng có rất nhiều chỉ đạo, có nhiều Công điện và Chỉ thị để đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư. Trong đó, có Công điện số 238 ngày 10/4/2023 về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu.

"Về lâu dài, Bộ, ngành, địa phương cũng sẽ cần tăng cường phổ biến thông tin về thị trường; Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất, nuôi trồng theo tiêu chuẩn.

Ðối với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần chủ động nghiên cứu tìm hiểu các ưu đãi thị trường (thuế, hạn ngạch…), tìm hiểu đối tác để hợp tác, kinh doanh; Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, nâng cao kỹ năng quản lý xuất xứ hàng hóa, quản lý nguyên liệu đầu vào… nhằm gia tăng ưu đãi cho doanh nghiệp", Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nói.

Đọc thêm

Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng Kinh tế

Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng

TTTĐ - Bộ Tài chính lưu ý, người dân khi mua xăng dầu yêu cầu nhân viên phải trả màn hình hiển thị kết quả đo lường về số 0 trước khi tiếp tục bán hàng để chống gian lận, bảo vệ người tiêu dùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 10 ước đạt 6.211,8 tỷ đồng, tăng 11,87% so với cùng kỳ, lũy kế 10 tháng, ước đạt 62.026,08 tỷ đồng, tăng 12,98%.
Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế Thị trường - Tài chính

Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế

TTTĐ - Theo ĐBQH Trịnh Xuân An, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, qua nghiên cứu và tham khảo từ các chuyên gia kinh tế, có thể thấy, nếu chiếu theo quy định của khoản 3, Điều 15, doanh nghiệp nào chỉ sản xuất một mặt hàng là phân bón mới được khấu trừ thuế, còn sản xuất 2,3,4 mặt hàng (trong đó có phân bón) thì không được khấu trừ. Điều này là không thực tế.
Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics Thị trường - Tài chính

Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics

TTTĐ - Đà Nẵng tiên phong mở ra một chương mới cho logistics Việt Nam với việc thành lập Khu thương mại tự do, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, tổng thu ngân sách đạt gần 90% dự toán.
Long An: Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024 Thị trường - Tài chính

Long An: Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

TTTĐ - Ngày 14/11, UBND tỉnh Long An và Bộ Công thương tổ chức hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm chủ trì hội nghị.
Giá xăng RON95-III giảm còn 20.607 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm còn 20.607 đồng mỗi lít

TTTĐ - Theo quyết định của liên bộ Công thương-Tài chính, tất cả mặt hàng xăng dầu cùng đi xuống từ 15 giờ hôm nay (14/11).
Năm 2025, tổng chi ngân sách Trung ương hơn 1,5 triệu tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Năm 2025, tổng chi ngân sách Trung ương hơn 1,5 triệu tỷ đồng

TTTĐ - Chiều 13/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
Vẫn lo “sốt giá” khi mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại Thị trường - Tài chính

Vẫn lo “sốt giá” khi mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại

TTTĐ - Theo một số đại biểu Quốc hội, nếu thí điểm mở rộng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm dự án nhà thương mại qua thỏa thuận có thể sẽ khiến cơn sốt giá lây lan, dẫn đến đầu cơ...
Eximbank BFAST: Bảo lãnh vốn đầu tư công “0 đồng” tiếp sức doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Eximbank BFAST: Bảo lãnh vốn đầu tư công “0 đồng” tiếp sức doanh nghiệp

TTTĐ - Đồng hành cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) vượt qua những thách thức về vốn đầu tư công, Eximbank đã tiên phong ra mắt chương trình BFAST với mức phí phát hành bảo lãnh “0 đồng”. Đây là giải pháp đột phá với quy trình bảo lãnh nhanh chóng, minh bạch và nhiều ưu đãi nhất nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí bảo lãnh, tối ưu hóa dòng vốn và nâng cao sức cạnh tranh.​
Xem thêm