Tag

Bởi vì mùa thu tôi ở lại…

Người Hà Nội 13/09/2022 10:07
aa
TTTĐ - “Bởi vì mùa thu tôi ở lại / Hồng má môi em, hồng sóng xa / Vì một bàn tay không ngần ngại / Tặng hết cho tôi một phố chờ”. Những ngày này, “Đoản khúc thu Hà Nội” cứ như con sóng hồ Tây lao xao vỗ bờ, mơn man theo gió heo may gợi lên trong lòng người biết bao nhiêu “cảm thức mùa”. Để rồi bất chợt chúng ta, như người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn “ở lại” với mùa thu, “ở lại” với Hà Nội, “ở lại” tức là sống sâu hơn, đằm hơn với mảnh đất này.
Mưa thu kỷ niệm

Hà Nội trong trái tim

Với Hà Nội, trái tim của Việt Nam, Trịnh Công Sơn có một tình yêu đặc biệt. Những năm tháng chiến tranh, đất nước chia cắt làm hai miền, ông không có điều kiện đến với Hà Nội nhưng ông luôn có một khát vọng, điều đó được thể hiện trong ca khúc "Tôi sẽ đi thăm" đầy thiết tha: "Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm...".

Phố Trịnh Công Sơn ở Hà Nội
Phố Trịnh Công Sơn ở Hà Nội

Mãi đến năm 1977 Trịnh Công Sơn mới được đến Hà Nội, được chạm vào một mảnh đất cổ kính, linh thiêng. Ông đã thốt lên: "Hình như định mệnh buộc tôi chỉ có những mối tình với những người Hà Nội. Tôi thường nghĩ về Hà Nội rất nhiều. Nếu sau 1975 tôi được phép ra Hà Nội ngay, có lẽ tôi sẽ viết được nhiều bài về Hà Nội hơn nữa".

Cũng giống như nhiều người, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vô cùng yêu thích mùa thu của Hà Nội. Chút heo may se lạnh, chút sương mờ lãng đãng trong mùi hoa sữa phảng phất bay... không có gì có thể Hà Nội hơn thế. Từng tiếng tơ lòng của người nhạc sĩ rung lên và Hà Nội có thêm những tác phẩm rất đẹp cho riêng mình.

Trịnh Công Sơn từng kể về hoàn cảnh ra đời của "Nhớ mùa thu Hà Nội": "Năm 1985, mình cùng ba đồng nghiệp được Bộ Văn hóa Liên Xô mời thăm Liên Xô, khi trở về, mình ở lại Hà Nội luôn một tháng. Mỗi sáng, mình và Thái Bá Vân đi loanh quanh Hà Nội gặp bạn bè. Chiều nào cả hai cũng lên Hồ Tây, nằm bên hồ với chai Ararat, uống lai rai và nhìn bầy sâm cầm đáp xuống bay lên. Thế là bài hát này ra đời".

Bởi vì mùa thu tôi ở lại…

"Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ. Nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu. Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội. Mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió, mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua. Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ, vỗ cánh mặt trời".

Từng chữ từng lời trong bài hát như những nét vẽ để dưới bàn tay của Trịnh Công Sơn, Hà Nội hiện ra như một bức tranh với đầy đủ gam mầu và cảnh sắc rất riêng biệt. Chim sâm cầm, cây cơm nguội từ đó đã trở thành những hình ảnh gắn liền với Hà Nội mà nhiều người khi đến với mảnh đất này đều mong được nhìn thấy, được khám phá vẻ đẹp đã từng làm xao động tâm hồn người nhạc sĩ tài danh.

Bởi vì mùa thu tôi ở lại…

10 năm sau, tình yêu Hà Nội vẫn cồn cào, thao thiết trong ông để những thanh âm trong trẻo, nhẹ nhàng lại vang lên "Bởi vì mùa thu tôi ở lại... Hà Nội mùa thu Hà Nội gió. Xôn xao con đường xôn xao lá. Nhòe phố mong manh nhoè phố mưa. Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa"... “Đoản khúc thu Hà Nội” qua giọng hát của ca sĩ Hà Nội Hồng Nhung tưởng chừng không gì Hà Nội hơn thế, nồng nàn và da diết hơn thế.

Nơi tình yêu đằm lại

Chính vì thế, con đường đẹp và lãng mạn vào bậc nhất Hà Nội được đặt theo tên người nhạc sĩ rất yêu mến mùa thu Hà Nội này. Đường này trước đây được người dân gọi là đường Sâm Cầm - nảy ý từ một câu “Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi, màn sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời” trong bài hát của Trịnh Công Sơn.

Trong kho tàng những bài hát về Hà Nội mùa thu, Trịnh Công Sơn tuy chỉ đóng góp hai bài: "Nhớ mùa thu Hà Nội" và "Đoản khúc thu Hà Nội" nhưng đó lại là những đóng góp vô giá.

Bởi vì mùa thu tôi ở lại…

Nhiều người đánh giá, lựa chọn con đường này để gắn với tên tuổi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một lựa chọn tối ưu, bởi mảnh đất Tây Hồ này rất đẹp. Đẹp từ mặt hồ đẹp vào ngõ phố. Mỗi ngõ nhỏ là ẩn chứa những bí mật cần khám phá, tìm hiểu.

Mặt khác, chính ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong lần ra Hà Nội dự lễ đặt tên phố Trịnh Công Sơn cũng đã chia sẻ: “Chọn con đường lãng mạn gần Hồ Tây để mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho thấy sự tinh tế và tấm thịnh tình của người Hà Nội đối với anh Sơn. Không chỉ vì anh đã từng viết về hồ Tây, mà chính bởi con người anh Sơn luôn lãng mạn, thích gần gũi với cỏ cây sông nước, những khung cảnh bảng lảng khói sương... Gia đình tôi hết sức cảm kích về việc này”.

Theo ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, phố Trịnh Công Sơn ở Hà Nội có nhiều điểm thú vị. Đó là con phố nhỏ nối hai đường Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh nói: “Trước kia, anh Sơn từng có giấc mơ làm một dự án với hình tượng quả trứng - biểu trưng cho cội nguồn của dân tộc nên những người nhớ anh hầu hết đều “giật mình” khi nhận ra sự trùng hợp ngẫu nhiên ấy.

Nếu mọi người có dịp dạo bước trên con phố này, quan sát kỹ thì sẽ phát hiện ra một điểm thú vị nữa đó là chiếc cổng cổ ven đường ghi năm 1939. Đó là năm sinh của anh Sơn. Tôi thấy điều đó cảm động và thật tuyệt vời”.

Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Lạc Giao (cao nguyên miền Trung Việt Nam). Ông lớn lên ở Huế, tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Xứ Huế trầm mặc, bàng bạc đã tạo nên một Trịnh Công Sơn đầy nhậy cảm và tinh tế. Bởi vậy, ông đến với âm nhạc cũng là lẽ đương nhiên.

Trịnh Công Sơn tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay “Ướt mi” (NXB An Phú in năm 1959). Tác phẩm ngay lập tức được hưởng ứng nhiệt tình, và cho đến nay vẫn là một bài hát quen thuộc với nhiều người yêu nhạc. Cho đến khi rời bỏ "cõi tạm" để trở về với chốn vô thường, Trịnh Công Sơn đã để lại hơn 600 tác phẩm, chủ yếu ở ba chủ đề: Quê hương, Tình yêu và Thân phận.

Lời mỗi bài hát là một bài thơ, là một tiếng nói cảm thông, chia sẻ, là triết lí về cõi người, cõi đời, nhưng không hề buồn đau, bi luỵ. Vì vậy, nhạc Trịnh là thứ nhạc dành cho mọi lứa tuổi, đã nghe một lần là khó có thể quên được.

Bởi vì mùa thu tôi ở lại…

Chính vì thế, con phố Trịnh Công Sơn luôn luôn được đón chờ những người yêu mến ông, âm nhạc của ông, tâm hồn của ông và yêu mến mùa thu Hà Nội dạo bước tại đây. Đến đây, như một cách để tình yêu ấy đằm lại với mỗi người, để ta thấy cuộc sống còn rất nhiều điều thăng hoa.

Đặc biệt, mấy năm nay, phố Trịnh Công Sơn chính thức trở thành phố đi bộ thứ 2 của Hà Nội. Một không gian rộng lớn, thoáng đãng, thơ mộng để người dân tụ hội vào mỗi cuối tuần, tận hưởng cái đẹp của bầu trời, ẩm thực của Hà Nội, đắm chìm vào những nét văn hóa rất Hà Nội

Mỗi độ vào thu, khi đất trời giăng mắc một màu sương thương nhớ, dạo bước trên phố Trịnh Công Sơn, ngân nga trong lòng ca khúc mùa thu của ông cũng là một sự thú vị đầy chất Hà Nội.

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Xem thêm