Cà phê vị thuốc đông y hút giới trẻ Trung Quốc
Bên trong một con hẻm cũ trên đường Gucheng ở Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), quán cà phê của ông Lu Jiming trông tựa như một hiệu thuốc đông y, chỉ mở cửa đến 6 giờ tối mỗi ngày.
Một thực khách tên Zhang cho biết: “Tôi đã có ý định đến quán cà phê từ lâu rồi. Tôi và bạn tôi đã lái xe 40 phút và đứng xếp hàng thêm 20 phút nữa để mua một ly rhodiola latte và một ly mogroside Americano. Cà phê có hương thơm đặc biệt và dư vị êm dịu cùng trải nghiệm mới lạ. Thật đáng để chờ đợi”.
![]() |
Những quán cà phê vị đông y đang là thỏi nam châm thu hút những thực khách trẻ tuổi ở Trung Quốc (Ảnh: Straitstimes) |
Cô Zhang là một trong số ngày càng nhiều người thuộc thế hệ Millennials đang chú ý nhiều hơn đến việc duy trì sức khỏe tốt. Vì nhiều người tiêu dùng trẻ giống như Zhang thích uống cà phê nên sự kết hợp giữa thuốc đông y và cà phê ngày càng trở nên phổ biến.
Tại các quán cà phê như thế này, tên đồ uống trên menu là sự kết hợp giữa tên gốc và vị thuốc bắc, ví dụ như “latte kỷ tử”, “americano la hán quả”, “cold-brew hoa kim ngân”.
Quán trang trí theo phong cách cửa hàng thuốc bắc, đong cà phê bằng cân như đong thuốc và đựng cà phê luôn trong chén uống thuốc bằng sứ. Thậm chí có quàn còn thuê thầy thuốc để bắt mạch tại chỗ rồi mới cho đồ uống theo tình trạng sức khỏe.
Ở thành phố Hàng Châu còn xuất hiện cả quán cà phê dưỡng sinh với hai món chủ đạo là “latte long nhãn tuyết lê” và “latte yến mạch ý dĩ”, giúp người uống vừa dưỡng nhan vừa bồi bổ sức khoẻ.
Giá của mỗi cốc cà phê thuốc bắc rơi vào khoảng 25 NDT (80.000 đồng). Các vị thuốc phổ biến và được cho là dễ pha chế nhất là kỷ tử, vừng đen, la hán quả.
Một cuộc khảo sát gần đây do China Media Group, Cục Thống kê Quốc gia và China Post phối hợp thực hiện cho thấy, chi tiêu cho bảo vệ sức khỏe đang đứng thứ ba trong chi tiêu của giới trẻ, chỉ sau du lịch và các sản phẩm kỹ thuật số.
![]() |
Trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19, nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng cao. Họ đang tìm kiếm đồ uống vừa ngon vừa có lợi cho cơ thể |
Báo cáo “Xu hướng tiêu dùng liên quan tới dinh dưỡng của gen Z” do báo Tân Hoa nước này công bố cũng cho thấy giới trẻ đang là lực lượng tiêu dùng chính của các sản phẩm sức khỏe, chiếm tới 83,7%.
Nhận thấy cơ hội kinh doanh, các công ty dược phẩm cũng đang vào cuộc. Tập đoàn dược phẩm TRT Bắc Kinh đã ra mắt thương hiệu phụ Zhimajiankang và mở một số cửa hàng ở Bắc Kinh, cung cấp đồ uống bảo vệ sức khỏe và đồ ăn nhẹ lành mạnh. Giá của đồ uống dao động từ 32 đến 88 nhân dân tệ (106.000 - 293.000 đồng).
Hương vị của cà phê thuốc bắc được đánh giá là mới lạ. Tuy nhiên, cũng có những phản hồi không mấy tích cực về hương vị. Ngay cả các nhân viên pha chế cũng cảm thấy bị làm khó vì nếu vị cà phê lấn át vị thuốc Bắc thì khách hàng sẽ nghĩ đây chỉ là quảng cáo, còn nếu vị thuốc bắc át vị cà phê thì nhiều người không uống được…
![]() TTTĐ - Chỉ vài tháng sau khi bắt đầu sự nghiệp với tư cách là người bán hàng bằng cách phát video trực tiếp (livestream) ... |
![]() TTTĐ - Đại dịch COVID-19 đã khiến ngành công nghiệp cưới hỏi ước tính trị giá gần 500 tỷ USD tại Trung Quốc phải đối ... |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
