Các vụ lừa đảo trên mạng xã hội tăng mạnh
"Sập bẫy" kẻ lừa đảo vì... nhẹ dạ, cả tin Gia tăng tội phạm lừa đảo qua mạng ở Châu Á Match ứng dụng hẹn hò: Tình yêu hay lừa đảo? |
Các vụ lừa đảo thường mạo danh người thân hoặc bạn bè của nạn nhân |
Theo nghiên cứu, lừa đảo trực tuyến hiện chiếm tới 80% các trường hợp trong ba loại lừa đảo lớn nhất mà TSB ghi chép được, là mạo danh, mua hàng và đầu tư.
Phân tích dữ liệu gian lận của TSB chỉ ra rằng các vụ lừa đảo mạo danh gia đình và bạn bè thông qua nền tảng nhắn tin di động tăng vọt 300% và ngân hàng này đã phải thực hiện các thao tác kỹ thuật để có thể hoàn trả tiền cho hơn 550 nạn nhân.
Chiêu thức phổ biến nhất mà kẻ lừa đảo sử dụng là giả làm bạn bè hoặc người thân của nạn nhân. Chúng sử dụng phương thức liên lạc qua mạng WhatsApp hoặc nền tảng nhắn tin khác, tìm cách chiếm được lòng tin của mục tiêu, sau đó sẽ hỏi vay tiền và thực hiện hành vi chiếm dụng.
TSB cảnh báo người tiêu dùng nên cảnh giác với bất kỳ tin nhắn bất thường nào được gửi từ chính gia đình hoặc bạn bè của họ. Trước khi quyết định chuyển tiền, họ nên liên hệ trực tiếp với người nhận tiền để đảm bảo thông tin là chính xác.
Ngoài ra, TSB cũng phát hiện ra rằng 80% trường hợp gian lận mua hàng (một người nào đó bị lừa mua sản phẩm hoặc dịch vụ không tồn tại) thông qua các nền tảng của Meta chủ yếu xuất hiện trên trang Facebook Marketplace (chợ mua bán trên mạng Internet).
Số vụ lừa đảo trên Facebook Marketplace đã tăng gần gấp đôi trong vòng một năm qua và ngân hàng này đã tiền hành xác minh, hoàn trả tiền cho 2.100 trường hợp là các nạn nhân bị lừa đảo.
Số vụ lừa đảo qua các nền tảng trực tuyến tăng mạnh trong thời gian qua |
Theo Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC), mua sắm trực tuyến là nơi diễn ra lừa đảo thương mại phổ biến nhất và các vụ lừa đảo thường bắt đầu trên mạng xã hội. Báo cáo của FTC ghi nhận thiệt hại do gian lận trên mạng xã hội lên tới hơn 1,2 tỉ đô la trong năm 2022, tăng từ 42 triệu đô la trong năm 2017.
Đối với nhóm người trưởng thành từ 18-29 tuổi, mạng xã hội là điểm khởi đầu lớn nhất cho gian lận mua sắm trực tuyến. Trong một cuộc khảo sát năm 2021, gần 40% số người bị lừa đảo mua sắm trực tuyến trong nhóm này xác nhận gian lận bắt nguồn từ một trang mạng xã hội.
“Thế hệ Z (những người sinh từ năm 1998 đến 2006) lớn lên với điện thoại thông minh hoặc iPad trên tay. Họ rất thoải mái và tin tưởng khi mua hàng trực tuyến”, Christine Halvorsen, giám đốc điều hành của Protiviti, một công ty tư vấn về rủi ro và tuân thủ pháp lý, nói.
Người phát ngôn của công ty Meta chia sẻ, lừa đảo trên không gian mạng luôn là một vấn đề đau đầu trong ngành công nghệ. Những kẻ lừa đảo đang sử dụng các phương pháp ngày càng tinh vi hơn để lừa gạt mọi người theo nhiều cách khác nhau, như gửi thư điện tử (email), tin nhắn (SMS) và thậm chí cả hình thức liên lạc ngoại tuyến (offline)…
Meta đang tăng cường hơn nữa các biện pháp chống gian lận, bao gồm chạy chiến dịch nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về cách phát hiện hành vi gian lận, phối hợp với các công ty quản lý dịch vụ tài chính chính quy và hợp tác với cảnh sát để hỗ trợ điều tra gian lận.