Tag
Hà Nội

Các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm tăng tốc, mở rộng sản xuất

Nông thôn mới 24/09/2021 11:48
aa
TTTĐ - Sau hai tháng giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, chuỗi cung ứng nông sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phần nào bị ảnh hưởng. Nhờ sự duy trì sản xuất của các huyện, thị xã nên ngay khi Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm càng có thêm cơ hội để tăng tốc, mở rộng sản xuất, bảo đảm nguồn cung nông sản thực phẩm phục vụ Nhân dân.
Tập trung sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với dịch vụ du lịch Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm OCOP Thúc đẩy sản xuất để giữ vững an ninh lương thực Hà Nội tiếp tục hỗ trợ để người dân yên tâm tái sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh

Sẵn sàng bảo đảm cung ứng đủ nông sản trong tình hình mới

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố hiện có hơn 5.000ha sản xuất rau an toàn, trong đó có 45 mô hình rau áp dụng Hệ thống bảo đảm chất lượng nội bộ (PGS) với tổng diện tích hơn 1.800ha.

Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ biến động nhưng ngành Nông nghiệp Hà Nội đã và đang triển khai các giải pháp nhằm duy trì sản xuất, bảo đảm nguồn cung, không để hoạt động sản xuất rau màu bị đứt gãy hoặc bị đình trệ trong thời gian dịch Covid-19. Nhất là không để xảy ra nguy cơ khan hiếm nguồn rau xanh kể cả trong thời điểm sau khi dịch bệnh được khống chế và dịp cuối năm.

Thời điểm hiện tại, vựa rau xã Kim An, huyện Thanh Oai đã bắt đầu gia tăng hoạt động. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kim An Đỗ Hùng Cường cho biết, diện tích canh tác rau màu trên địa bàn xã là gần 100ha, nông dân bắt đầu xuống giống trồng các loại rau màu vụ đông như cà chua, bắp cải, su hào...

Sản xuất nông nghiệp của địa phương vốn là "xí nghiệp ngoài trời", lao động 100% là tại chỗ nên việc tuân thủ các điều kiện phòng dịch như yêu cầu của cơ quan chức năng khá thuận lợi.

Các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm tăng tốc, mở rộng sản xuất
Các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Hà Nội đang tăng tốc, mở rộng sản xuất, bảo đảm nguồn cung nông sản thực phẩm phục vụ Nhân dân

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, nếu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội (từ ngày 24/7), toàn thành phố đã có hơn 50 cơ sở giết mổ phải tạm ngừng hoạt động, sản lượng thịt đưa ra thị trường tiêu thụ giảm khoảng 20 - 35% thì đến nay nhiều cơ sở giết mổ đã hoạt động trở lại.

Đặc biệt, hai cơ sở giết mổ lớn của thành phố là lò mổ Minh Hiền (Bích Hòa, Thanh Oai) và lò mổ Thịnh An (Vạn Phúc, Thanh Trì) đang xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh trình địa phương phê duyệt để sớm mở cửa trở lại trong vài ngày tới.

Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn Nguyễn Văn Đông cho biết, mỗi tháng các thành viên cung ứng cho thị trường khoảng 10.000 con gà thịt. Việc sản xuất nông nghiệp gắn với bảo đảm 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 với người nông dân khá thuận lợi. Hiện nhiều trang trại đang rất muốn mở rộng quy mô đàn để phục vụ thị trường gà ta dịp cuối năm.

Tại huyện Quốc Oai, để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm những tháng cuối năm, huyện Quốc Oai đã xây dựng phương án sản xuất mới, phấn đấu tăng diện tích cây trồng vụ đông lên 1.100ha (tăng 300ha so với năm 2020).

Trong đó mở rộng diện tích sản xuất rau trái vụ, rau vụ đông sớm khoảng 150 - 200ha tại vùng bãi và những diện tích chuyên canh rau; Đồng thời phát triển một số loại thủy sản ngắn ngày, có năng suất cao như cá rô phi đơn tính, cá chép lai ứng dụng công nghệ cao...

Các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm tăng tốc, mở rộng sản xuất
Hiện nhiều trang trại đang rất muốn mở rộng quy mô đàn để phục vụ thị trường gà ta dịp cuối năm

Đẩy mạnh sản xuất, kết nối giao thương

Trước bối cảnh dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã và đang phối hợp chặt chẽ với địa phương, đặc biệt là các hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất; Đồng thời, cung cấp thông tin về số lượng các mặt hàng nông sản để điều tiết kịp thời, tránh tình trạng ùn ứ cục bộ.

Giám đốc Công ty CP Thương mại Lan Vinh (huyện Gia Lâm, Hà Nội) Nguyễn Thị Lan cho biết: Nhằm thích ứng với bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19, công ty đã tăng công suất hoạt động lên 30% so với thời điểm giãn cách xã hội trước đó. Hiện, mỗi ngày, công ty cung ứng ra thị trường 6 - 10 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt gia cầm (gà, ngan, vịt, chim câu…).

Việc tiêu thụ rất suôn sẻ khi công ty thực hiện kết nối với Công ty Ngôi Sao Xanh để đưa hàng vào hệ thống siêu thị Metro trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, công ty còn kết nối với khách hàng lẻ qua các nhóm Zalo, Facebook và xây dựng đội ngũ vận chuyển hàng giao hàng đến tận ngõ cho khách hàng. Nhờ đó, sản lượng tiêu thụ cũng như doanh thu của công ty đang dần phục hồi, đạt khoảng 50% so với thời điểm khi đợt dịch thứ 4 chưa bùng phát.

Các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm tăng tốc, mở rộng sản xuất
Hiện tại, việc cung ứng, vận chuyển nông sản, thực phẩm của Hà Nội khá thuận lợi

Đáng chú ý, nhằm khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu người dân Thủ đô trong mọi tình huống, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng phương án sản xuất tại các huyện ngoại thành.

Cụ thể, theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ, đối với các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, địa phương đã nhanh chóng triển khai các giải pháp ổn định sản xuất, động viên người dân tích cực gieo trồng, chăm sóc rau màu theo đúng kỹ thuật.

Cùng với đó, Sở cũng tăng cường kiểm soát chất lượng nông sản, phối hợp với đơn vị chức năng nắm vững tình hình tiêu thụ sản phẩm để có kiến nghị giải pháp kịp thời; Đồng thời, rà soát các điều kiện cho vụ Đông, mở rộng sản xuất các loại rau xanh, chủ động nguồn cung thực phẩm cho thành phố.

Tại các quận nội thành, công tác phòng, chống dịch bệnh được đặt lên hàng đầu. Để chủ động cung cấp thực phẩm tại chỗ và không làm gián đoạn chuỗi cung cấp thực phẩm chung của thành phố, các địa phương cần chủ động triển khai giải pháp để người sản xuất không thuộc diện cách ly y tế có thể ra đồng chăm sóc, thu hoạch nông sản và phải bảo đảm đúng nguyên tắc phòng, chống dịch.

Đặc biệt, các cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp cần chủ động rà soát, tham mưu với chính quyền địa phương hình thành các nhà sơ chế, kho bảo quản tạm thời (do xã, thôn, hợp tác xã thiết lập, quản lý) để đưa rau, củ, quả tươi thu hoạch trên địa bàn vào bảo quản và cung ứng tại chỗ cho người dân trong vùng bị cách ly y tế.

“Hiện nay, tất cả các huyện đều đã thành lập tổ công tác hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản. Sở cũng đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, kết nối với Sở Công Thương hỗ trợ đưa sản phẩm đến các điểm trung chuyển đã được phê duyệt”, ông Chu Phú Mỹ nhấn mạnh.

Đọc thêm

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam Doanh nghiệp

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam

TTTĐ - Với rất nhiều nỗ lực, cố gắng, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh. Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Xem thêm