Tag

Cam kết về phát triển bền vững để vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp 04/11/2024 23:56
aa
TTTĐ - Tối 4/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh".
Phát triển xanh: Cách tiếp cận phù hợp cho các thương hiệu Việt Cộng đồng Việt kiều lan tỏa niềm tự hào về thương hiệu Việt Góp "điểm sáng" về xuất khẩu sữa, Vinamilk cho thấy nội lực của thương hiệu Việt SABECO vươn mình khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng Thương hiệu Quốc gia; các cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng.

Sự kiện do Hội đồng Thương hiệu Quốc gia phối hợp với Bộ Công thương tổ chức, nhằm thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng các thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, ngành và doanh nghiệp theo hướng xanh và bền vững, đáp ứng xu hướng thị trường thế giới đang chuyển dịch mạnh mẽ. Chủ đề của chương trình năm nay nhấn mạnh việc chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ hành tinh xanh và phát triển bền vững.

Việc lựa chọn các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia được tiến hành 2 năm một lần từ năm 2008 với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ và theo đuổi các giá trị của chương trình, nâng cao niềm tự hào đối với các sản phẩm của Việt Nam.

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam khẳng định là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tôn vinh những thương hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược, là sứ mệnh của tất cả chúng ta với sự kiên trì, nỗ lực và sáng tạo không ngừng nghỉ; trong đó việc xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia là một trong những nội dung cốt lõi.

Đánh giá đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh những thương hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, có uy tín, Thủ tướng đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng sự nỗ lực, cũng như những đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024.

Thủ tướng thăm gian hàng của doanh nghiệp trưng bày tại sự kiện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng thăm gian hàng của doanh nghiệp trưng bày tại sự kiện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, qua hơn 20 năm, Chương trình Thương hiệu Quốc gia ngày càng khẳng định là một trong những chương trình uy tín, chất lượng. Số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 190 doanh nghiệp năm 2024.

Chương trình vừa khẳng định chất lượng các sản phẩm, dịch vụ sản xuất tại Việt Nam, vừa khẳng định năng lực, trí tuệ, bản lĩnh, tính linh hoạt, sức sáng tạo của doanh nghiệp Việt, góp phần tạo dựng vị trí vững chắc tại thị trường trong nước và tô thắm hai chữ "Việt Nam" trên thị trường quốc tế; khẳng định sự đóng góp to lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong công cuộc xây dựng Thương hiệu Quốc gia.

Cam kết về phát triển bền vững để vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh

Theo đánh giá của Brand Finance, trong những năm gần đây, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Việt Nam không chỉ lọt vào Top 100 quốc gia có thương hiệu mạnh, mà còn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 được xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023.

Đây là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, cùng với kết quả của Chương trình Thương hiệu Quốc gia và tác động tích cực từ các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước trong kiến tạo môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu; thế giới đang chuyển dần từ mô hình kinh tế tiêu thụ tài nguyên truyền thống sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm. Không nằm ngoài xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt với khả năng sáng tạo của mình có thể tận dụng cơ hội này để vươn lên, đóng vai trò tích cực trong sự chuyển dịch toàn cầu.

Vì vậy, các doanh nghiệp với thương hiệu quốc gia của mình không chỉ phát triển các ngành kinh doanh truyền thống, mà còn phải dồn lực để thu hút đầu tư và tạo sức bật cho các ngành, lĩnh vực tiên phong; không chỉ tăng trưởng dựa vào vốn, vào khai thác tài nguyên như trước, mà phải dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp không chỉ là phát huy, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống mà còn phải phát huy được các động lực tăng trưởng mới đến từ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Chúng ta cần hiểu rõ rằng thương hiệu không chỉ là sự khẳng định về chất lượng sản phẩm, mà còn là cam kết về phát triển bền vững để vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nói chung cần tiếp tục phát huy những giá trị cốt lõi: Chất lượng - Đổi mới - Sáng tạo - Năng lực tiên phong. Các doanh nghiệp tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, vì lợi ích của doanh nghiệp gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc, nỗ lực vượt khó, đổi mới sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bước cải thiện vững chắc năng lực cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia cho Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia cho Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý thời gian tới, các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Một là, không ngừng tập trung khai thác cơ hội từ xu hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tiên phong trong cuộc cách mạng xanh; tận dụng lợi thế uy tín thương hiệu quốc gia, đồng thời kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm với thương hiệu quốc gia Việt Nam; tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường quốc tế và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Hình ảnh đẹp của mỗi thương hiệu quốc gia sẽ là hình ảnh đẹp về thương hiệu của đất nước, truyền thống, văn hóa, con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh các cam kết về giảm phát thải và chống biến đổi khí hậu, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh, sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ thân thiện với môi trường", Thủ tướng nhấn mạnh.

Hai là, không ngừng nâng cao năng lực quản trị hiện đại; áp dụng các tiêu chuẩn quản trị tiên tiến, minh bạch và lành mạnh; chú trọng đến yếu tố bền vững trong sản xuất. Doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, góp phần nâng cao uy tín của thương hiệu, tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với người tiêu dùng.

Ba là, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp tăng cường chủ động hội nhập thực chất, hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; áp dụng các công nghệ tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật, tự động hóa trong sản xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, chủ động tiến vào kỷ nguyên xanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia cho Công ty cổ phần Kỹ thuật nông nghiệp Á Châu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia cho Công ty cổ phần Kỹ thuật nông nghiệp Á Châu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bốn là, tiếp tục trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp; tuân thủ quy định pháp luật; xung kích, đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội; có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Doanh nghiệp tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu.

Năm là, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, tay nghề giỏi, chuyên môn sâu, trình độ quốc tế và làm việc chuyên nghiệp, phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hội nhập trên các lĩnh vực; tiếp tục tăng cường kết nối mạng lưới nhân tài, trí thức người Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Sáu là, chú trọng xây dựng và nâng cao văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm đầy đủ quyền lợi cả về vật chất và tinh thần cho người lao động; tích hợp giá trị cốt lõi của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội vào chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp với công tác bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng. Doanh nghiệp tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; phát huy hơn nữa tinh thần dân tộc, lòng yêu nước gắn với văn hóa doanh nghiệp, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

"Điều Đảng, Nhà nước luôn mong muốn nhất, chia sẻ, gửi gắm nhiều nhất là các doanh nhân, doanh nhân đem thời gian, trí tuệ, lòng nhân ái, tinh thần đạo đức kinh doanh là những cội nguồn cho phát triển bền vững của doanh nghiệp, tiến vào kỷ nguyên xanh. Chúng ta có quyền tự hào là các doanh nghiệp, doanh nhân của chúng ta ngày càng tiến bộ, ngày càng phát triển, ngày càng đóng góp quan trọng vào sự nghiêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng hạnh phúc, ấm no", người đứng đầu Chính phủ chia sẻ.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia cho Công ty cổ phần Gelex - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia cho Công ty Cổ phần Gelex - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu

Thủ tướng nêu rõ, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: "Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi…".

Bám sát chủ trương này, Chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp tận dụng triệt để hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước, từ đó phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Nhân dân ta đang triển khai 3 đột phá chiến lược: Thứ nhất là đột phá về thể chế để thuận lợi nhất, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo những cơ hội, cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp, doanh nhân một cách hiệu quả nhất. Thứ hai là xây dựng và phát triển hạ tầng chiến lược để góp phần giảm giá thành, giảm chi phí đầu vào, chi phí logistics, tạo ra không gian phát triển mới, kiến tạo cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển. Thứ ba là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của các doanh nghiệp, doanh nhân.

Danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2024 được trao cho 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2024 được trao cho 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Công cuộc xây dựng và nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và không ngừng nâng cao thương hiệu của doanh nhân, doanh nghiệp Việt, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định, sự thành công và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp là thước đo sự thành công trong công tác điều hành, quản lý của Nhà nước. Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển. Chính phủ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh - coi việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương.

Hiện nay chúng ta còn nhiều điểm nghẽn, trong đó điểm nghẽn về thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

"Chúng ta phải tập trung tháo gỡ điểm nghẽn này một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, phải coi trọng thời gian và trí tuệ ở điểm này để tháo gỡ thật nhanh. Chúng ta sẽ không thể đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra tới năm 2030, năm 2045 nếu như thập kỷ tới đây chúng ta không đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số mỗi năm. Chúng ta phải phấn đấu tăng trưởng 2 con số trong những thập kỷ tới đây thì mới đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra tới năm 2030, năm 2045", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và những doanh nghiệp nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên và những doanh nghiệp nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương, với vai trò là cơ quan đầu mối chủ trì thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, Bộ ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, để tiên phong và tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế.

Đồng thời, Bộ Công thương tiếp tục đề xuất, tham mưu kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi, minh bạch, có tính cạnh tranh cao trong khu vực, toàn cầu; kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Cơ quan chức năng cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; ưu tiên các ngành, lĩnh vực mới nổi, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Cùng với đó, Bộ Công thương đẩy mạnh các hoạt động phát triển, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước, gắn với việc hỗ trợ xây dựng, quản trị và phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, ngành và quốc gia, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, doanh nghiệp và sản phẩm.

Theo Thủ tướng, với tinh thần trách nhiệm cao, với khí thế và niềm tin của cả nước và đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta tin tưởng rằng, trong thời gian tới sẽ có thật nhiều doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và quốc tế.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh và những doanh nghiệp nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh và những doanh nghiệp nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển xanh, đổi mới sáng tạo và hùng mạnh trên bản đồ thế giới. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam, mà nòng cốt là các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia cần tiếp tục chung sức, đồng lòng, ra sức thi đua hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, hai mốc lịch sử kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước.

"Mỗi doanh nhân hãy thể hiện tinh thần đoàn kết, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên bằng hành động cụ thể, cùng nhau đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, bắt kịp xu hướng, chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, đó là Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam", người đứng đầu Chính phủ kêu gọi.

Bộ trưởng Bộ Công Thương nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Lễ công bố - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Công thương nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Lễ công bố - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại sự kiện, Ban Tổ chức đã công bố và trao danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2024 cho 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp trong số hơn 1.000 doanh nghiệp có sản phẩm tham gia chương trình đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình.

Đây đều là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2023 đạt 2,4 triệu tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước khoảng 150 nghìn tỷ đồng, bảo đảm công ăn, việc làm cho trên 600 nghìn lao động và người dân, tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Trong đó, các ngân hàng hàng đầu như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank… đã được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia. Đây là những ngân hàng tiên phong, dẫn đầu thị trường tài chính và đang đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, đồng thời thúc đẩy hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế với những thương hiệu uy tín và chất lượng.

Việc các ngân hàng top đầu như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank và HDBank nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia không chỉ là sự ghi nhận về uy tín trong hệ thống tài chính mà còn khẳng định sự vươn tầm quốc tế, nâng cao sức hút đầu tư vào thị trường Việt Nam từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đọc thêm

VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng Doanh nghiệp

VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng

TTTĐ - VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.
PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024 Kinh tế

PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024

TTTĐ - Chiến dịch “Hành trình Trang sức xuyên Việt 2023” và “Thần Tài 2023” không chỉ gây tiếng vang trong nước mà còn giúp PNJ được vinh danh 2 giải thưởng Marketing tại đấu trường quốc tế Dragons of Asia 2024.
Nỗ lực hướng tới 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Doanh nghiệp

Nỗ lực hướng tới 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí

TTTĐ - PV GAS tổ chức truyên truyền trực quan kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam trên các công trình, dự án, nhà máy, tàu thuyền, giàn khoan, trụ sở làm việc của đơn vị nhằm bồi đắp niềm tự hào và không ngừng nỗ lực, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
PV GAS định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh sản phẩm khí Doanh nghiệp

PV GAS định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh sản phẩm khí

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh các sản phẩm khí của PV GAS tại khu vực Bắc Bộ.
Công ty Cổ phần In Hospitality - chủ của GEM Center bị xử phạt Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần In Hospitality - chủ của GEM Center bị xử phạt

TTTĐ - Do vi phạm công bố thông tin, chủ của GEM Center - Công ty Cổ phần In Hospitality bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 92,5 triệu đồng.
Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO Doanh nghiệp

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO

TTTĐ - SABECO vừa ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO, hướng đến làm chủ công nghệ cùng phát triển ngành đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới.
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu đô la Mỹ Doanh nghiệp

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu đô la Mỹ

TTTĐ - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược Doanh nghiệp

Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược

TTTĐ - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) và Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus (CarePlus) vừa ký kết thỏa thuận triển khai chương trình hợp tác chiến lược nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tầm soát tốt nhất trên toàn hệ thống của CarePlus tới các khách hàng của Prudential.
Vingroup thành lập công ty nghiên cứu và phát triển người máy Doanh nghiệp

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu và phát triển người máy

TTTĐ - Tập đoàn Vingroup công bố chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu của VinRobotics là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.
Đưa cuộc vận động thành động lực phát triển kinh tế địa phương Doanh nghiệp

Đưa cuộc vận động thành động lực phát triển kinh tế địa phương

TTTĐ - Sáng 20/11, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hà Nội đã đi kiểm tra việc triển khai thực hiện cuộc vận động trên địa bàn huyện Đông Anh.
Xem thêm