Cần xây dựng thương hiệu khi phát triển công nghiệp văn hóa
Để quảng cáo ngoài trời là một phần công nghiệp văn hóa… Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 5% GRDP |
Tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030" diễn ra tại trụ sở báo Người Lao động ở TP HCM với sự phối hợp về nội dung của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL).
Quang cảnh buổi tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030" do báo Người Lao động tổ chức |
Đến tham dự tọa đàm có các đồng chí: Lê Minh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ VH-TT-DL; Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp Văn hóa và Nghệ thuật đương đại - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và nhiều nghệ sĩ, doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa.
Dự trực tuyến từ đầu cầu Hà Nội có các đồng chí: Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội); Chu Anh Hùng, Phó Giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xây dựng thương hiệu quốc gia
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, nhà báo, Tiến sĩ Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao động cho biết: “So với nhiều quốc gia phát triển trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á và trên thế giới vốn đã chú trọng phát triển từ lâu và thành công vang dội với công nghiệp văn hóa, thì công nghiệp văn hóa Việt Nam hiện nay mới phát triển ở tầm trung.
Lực cản còn lớn, phải tập trung tháo gỡ. Tiềm năng, thế mạnh của 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa là rất dồi dào, nhất định chúng ta phải biến nguồn lực này thành giá trị kinh tế thật sự, đóng góp đáng kể hơn vào sự phát triển của đất nước.
Nhà báo, Tiến sĩ Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao động phát biểu khai mạc tọa đàm |
Hàng loạt vấn đề đang được đặt ra, từ công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và giao lưu, hợp tác quốc tế đến đẩy mạnh truyền thông quảng bá, xúc tiến thương mại và đầu tư tài chính để xây dựng những sản phẩm, dịch vụ đỉnh cao trong các ngành công nghiệp văn hóa…”, Nhà báo, Tiến sĩ Tô Đình Tuân cho biết.
Đồng chí Lê Minh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bộ VH-TT-DL thông tin: "Tôi tham dự diễn đàn ở góc độ cơ quan Nhà nước, lắng nghe ý kiến trao đổi chuyên gia, nhà nghiên cứu, sáng tạo trong thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.
Dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, chúng tôi được giao nhiệm vụ thực hiện nội dung tổng hợp quản lý về phát triển công nghiệp văn hóa, gắn quyền sáng tạo, bản quyền. Nhiều xu hướng phát triển, thách thức, đối diện góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, chính phủ quan tâm thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.
Một trong nội dung trọng tâm, hội nghị công nghiệp văn hóa toàn quốc, góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy làm sao có cơ chế chính sách tạo điểm nhấn, điểm mạnh để góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa.
Hành lang pháp lý tạo điều kiện tổ chức cá nhân, doanh nghiệp được sáng tạo sản phẩm phù hợp chuẩn mực văn hóa Việt, thị trường thu hút công chúng trong nước và quốc tế, quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
Đồng chí Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bộ VH-TT-DL phát biểu tại tọa đàm |
Nếu đơn thuần sáng tạo công nghiệp văn hóa tuyên truyền, truyền thống có ý nghĩa rồi nhưng nâng tầm lên, đóng góp GDP cho đất nước, quan trọng, thương mại, kinh doanh trên cơ sở nền tảng giá trị văn hóa của đất nước.
Mỗi quốc gia có giá trị văn hóa riêng, Việt Nam là quốc gia giàu bản sắc, lực lượng sáng tạo đông, nâng tầm lên, hình thành sản phẩm có giá trị thương mại, có giá trị văn hóa, rất quan trọng. Nhiệm vụ tiếp theo, giai đoạn tới, chọn lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm phát triển công nghiệp văn hóa.
Sản phẩm có giá trị văn hóa địa phương, đậm đặc dấu ấn địa phương, tạo khác biệt so với địa phương còn lại, tạo hấp dẫn cho địa phương. Sản phẩm sáng tạo mang đến đặc trưng, riêng biệt, thu hút quan tâm công chúng.
Nhiệm vụ xây dựng thương hiệu mang yếu tố quốc gia như việc ban nhạc BlackPink biểu diễn ở Việt Nam, Taylor Swift ở Singapore, thu hút cộng đồng quốc tế đến tham dự, thúc đẩy không chỉ địa phương mà kinh tế xã hội của cả quốc gia. Việt Nam cố gắng xây dựng thương hiệu quốc gia, góp phần lớn thúc đẩy công nghiệp văn hóa Việt".
Cần những câu chuyện đặc trưng
NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM cho biết: "TP HCM là địa phương tiên phong, sáng tạo trong việc phát triển công nghiệp văn hóa trong nhiều năm qua, mang lại nhiều giá trị văn hóa.
TP HCM có lễ hội Áo dài, lễ hội âm nhạc quốc tế Hò Dô, các liên hoan quốc tế… lấy chất liệu từ bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương TP HCM. Khi xây dựng đề án "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã có một số đánh giá, như dân số thành phố khoảng 10 triệu, dao động tầm 13 triệu bao gồm độ tuổi lao động chính thức, được ghi nhận là “dân số vàng”.
NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM chia sẻ về cách phát triển công nghiệp văn hóa tại thành phố |
Chúng ta có những nhà đầu tư quốc tế, có các nhà làm phim với khoản đầu tư hàng trăm tỷ đồng, hệ thống phát hành phim. Một doanh nghiệp lĩnh vực phát hành phim cần 20 năm để thu hồi vốn. Chúng ta cần tổ hợp để có thể tạo một nơi phát triển, phục vụ điện ảnh.
Lãnh đạo thành phố nhìn thấy điều ấy và trong các phiên họp phát triển tổng thể TP HCM, chúng ta đã phải tìm kiếm các địa điểm tổ hợp, phức hợp để phát triển văn hóa, giải trí".
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu đóng góp những ý kiến rất tâm huyết về phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Phát triển CNVH-NT Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam trăn trở về việc tận dụng công nghệ số trong phát triển công nghiệp văn hóa.
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam |
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam đặt vấn đề học từ các nước bạn với vấn đề tương tự. Đạo diễn Kiki Trần, Công ty Xin chào mong muốn được chuẩn hóa cơ sở vật chất, nâng tầm truyền thông...
Các đại biểu cũng đưa ra những giải pháp quan trọng như: Ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ VH-TT-DL không gian sáng tạo quy mô, phù hợp; NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM, trao đổi về 10 nhóm giải pháp được triển khai trong dự án “Phát triển công nghiệp văn hóa TP HCM”; Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên mong muốn có cơ chế đặc thù cho công nghiệp văn hóa còn Nghệ sĩ ưu tú Tuyết Mai lại cần có những câu chuyện đặc trưng của Việt Nam, hướng tới truyền thông toàn cầu về văn hóa Việt.
Nghệ sĩ ưu tú Tuyết Mai |
Các doanh nghiệp cũng đưa ra những ý kiến về cơ chế ưu đãi, công bằng, cần đầu tư nhanh và đúng đắn...
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp Các hội VHNT TP HCM |
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp Các hội VHNT TP HCM góp ý: "Có nhiều điều cần phải suy nghĩ về công nghiệp văn hóa, quản lý thế nào, nhà nước đầu tư thế nào.
Tại sao, chúng ta đều biết nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết truyện hay, nhưng không dịch được sang các ngôn ngữ khác? Nhóm BlackPink nổi tiếng với doanh thu rất cao, vậy Việt Nam chúng ta sao không xây dựng ban nhạc như thế. Bởi vì, chúng ta chưa có cơ sở để phát triển như nhóm nhạc Hàn Quốc này.
Hàn Quốc muốn có BlackPink Chính phủ phải đầu tư 20 năm trước, mình cần có chiến lược. Tôi là một trong 7 kiến trúc sư được quốc tế công nhận, chứng chỉ hành nghề các nước Châu Á. Muốn vươn lên, tiến lên phải biết quốc tế muốn gì, trong nước muốn gì. Sản phẩm phải bán được, không bán được thì không thể nói kinh tế".
Chung tay tạo sức mạnh tổng hợp
Kết thúc buổi tọa đàm, nhà báo Tô Đình Tuân tổng kết chương trình với các nhóm vấn đề gợi mở: "Muốn xây dựng nền công nghiệp văn hóa phải có hành lang pháp lý, rõ ràng, căn bản, cụ thể, nếu không có khó làm. Phải xây dựng lộ trình cho chiến lược phát triển này. Nhiều khi nói chiến lược hay nhưng bắt tay vào cụ thể thì trống đánh xuôi kèn thổi ngược nên cần cụ thể, chi tiết.
Chúng ta cần xây dựng thương hiệu, như nhóm BTS, Taylor Swift, Kenny G… Chúng ta cũng phải xây dựng điểm nhấn, như lễ hội sông nước, điểm nhấn du lịch bắn pháo hoa Đà Nẵng...
Nhà báo Tô Đình Tuân phát biểu tổng kết tọa đàm |
Nếu không có điểm nhấn, du khách không đến. Cứ từng bước, từng bước thay đổi, phải đi để tạo thành đường.
Chúng ta cũng xây dựng thiết chế văn hóa, có địa điểm đẹp để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Điều quan trọng nữa là phải có sức mạnh tổng hợp gồm nhà nước đi đầu vạch chiến lược, doanh nghiệp, vào cuộc làm hiệu quả tạo vượt trội.
Cuối cùng, các doanh nghiệp cần đối xử công bằng, muốn đối xử công bằng thì công khai, minh bạch, từng bước làm được thôi, công khai và minh bạch thì sẽ công bằng.
Con người vẫn là yếu tố quyết định, đào tạo từ bây giờ, khi các cháu còn bé. Tính bền vững và tính nhân văn cũng cần quan tâm nhiều".