Tag

Cần xử lý nghiêm hành vi đe dọa, cản trở nhà báo tác nghiệp

Tư vấn pháp luật 20/06/2023 00:00
aa
TTTĐ - Báo chí là nghề “đặc biệt”, phản ánh đời sống xã hội, đấu tranh, phản biện với những cái xấu; Biểu dương, nhân rộng việc tốt, người tốt... Tuy nhiên, trong quá hoạt động báo chí đúng pháp luật, nhiều nhà báo, phóng viên đã bị “gây khó” khi làm việc tại một số cơ quan, đơn vị. Thậm chí, họ bị một số đối tượng xấu câu kết với cán bộ biến chất đe dọa, hành hung, phá hoại phương tiện, tài sản nhằm che đậy việc vi phạm pháp luật.
Đề nghị bảo vệ phóng viên, nhà báo khi tác nghiệp Hội Nhà báo TP Hà Nội kiên quyết bảo vệ hội viên, nhà báo khi tác nghiệp Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân với "40 năm - Đi, yêu và viết" Nhà báo Minh Hà và hành trình 19 năm vui buồn cùng con chữ

Liên tục bị cản trở, đe dọa khi tác nghiệp

Gần đến ngày kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), nhìn lại những vụ việc cản trở, đe dọa, hành hung phóng viên, nhà báo trong mấy tháng qua đã khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng, bất bình.

Hình ảnh clip cho thấy, các đối tượng liên tục đá vào đầu, cổ phóng viên
Hình ảnh clip cho thấy, các đối tượng liên tục đá vào đầu, cổ phóng viên Đài PT-TH Hà Nội

Ngày 7/6, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết đang củng cố hồ sơ, xử lý 2 đối tượng hành hung phóng viên Đài PT-TH Hà Nội khi đang tác nghiệp ở phố Đông Các (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa). Vụ việc xảy ra khoảng 14h30 ngày 6/6, khi nhóm phóng viên Đài PT-TH Hà Nội triển khai máy ghi hình việc mua bán quạt tích điện tại khu vực vỉa hè trước cửa hàng quạt điện số 19 Đông Các thì bị các đối tượng xông ra hành hung.

Mặc dù được giải thích khu vực tác nghiệp dưới lòng đường, nơi không có biển cấm quay phim, chụp hình nhưng các đối tượng trên vẫn lớn tiếng quát mắng, túm cổ áo và đạp ngã phóng viên T.C.C của Đài PT-TH Hà Nội. Bất chấp có người can ngăn và phóng viên T.C.C đã bị đánh gục xuống đường, hai đối tượng vẫn hung hăng, liên tục đá vào đầu, cổ nạn nhân. Thậm chí, khi phóng viên T.C.C được đồng nghiệp đưa lên xe ô tô của Đài PT-TH Hà Nội, những đối tượng này vẫn đi theo xe và uy hiếp.

Các đối tượng bẻ tay, vít cổ và giật máy ảnh của phóng viên báo Dân Việt khi tác nghiệp tại tại xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
Các đối tượng bẻ tay, vít cổ và giật máy ảnh của phóng viên báo Dân Việt khi tác nghiệp tại tại xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Trước đó, chiều 21/3/2023, nhóm phóng viên Báo Nông thôn ngày nay/điện tử Dân Việt phối hợp với cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) xuống nhà máy giấy Thuận Phát (đóng tại xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) để ghi nhận về tình trạng nghi xả thải trái phép và hoạt động chui của cơ sở này.

Khi phóng viên tác nghiệp tại khu vực bể xử lý chất thải của nhà máy, 3 đối tượng tự xưng là giám đốc và bảo vệ của nhà máy đã cản trở, có hành vi kéo đẩy không cho nhóm phóng viên quay phim. Đáng chú ý, một đối tượng tự xưng là giám đốc nhà máy đã dùng những lời lẽ tục tĩu, chửi bới, đe dọa nhóm phóng viên và cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đà Bắc. Các đối tượng đã bẻ tay, vít cổ phóng viên và giật máy ảnh ném đi.

Sau đó, các đối tượng tiếp tục chỉ đạo đưa một chiếc xe tải, chặn cổng ra vào nhà máy, không cho nhóm phóng viên và 2 cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường ra ngoài; Đồng thời tiếp tục đe dọa, chửi bới xúc phạm nhóm phóng viên.

Tiếp đến ngày 13/4, phóng viên Đỗ Thị Mỵ Châu (Báo Pháp luật Việt Nam) cùng một đồng nghiệp công tác tại Báo Công lý đến Bệnh viện Đa khoa Phúc Lâm, Tập đoàn Y học Phúc Lâm (xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) liên hệ làm việc theo giấy giới thiệu của Báo Pháp luật Việt Nam cấp.

Tại đây, nhân viên phòng hành chính đã tiếp nhận giấy giới thiệu của phóng viên và cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo đơn vị để sắp xếp lịch làm việc, liên hệ lại sau. Khi ô tô chở nhóm phóng viên ra cổng thì bảo vệ bệnh viện đã không cho ra ngoài và yêu cầu kiểm tra xe với lý do “bệnh viện đang mất máy và cấp trên yêu cầu kiểm tra các xe ra khỏi bệnh viện”.

Phóng viên Đỗ Thị Mỵ Châu liên hệ với ông Chu Đức Lễ, Phó trưởng Công an xã Long Hưng đề nghị xử lý vụ việc để nhóm phóng viên được ra ngoài. Khi lực lượng Công an xã đến hiện trường đã không lập biên bản, không yêu cầu phía Bệnh viện Đa khoa Phúc Lâm chấm dứt hành vi giữ người, giữ xe mà còn đề nghị nhóm phóng viên phối hợp cho lực lượng bảo vệ khám xét xe. Do khám xe không có gì nên nhóm phóng viên được ra về. Nhóm phóng viên yêu cầu lập biên bản nhưng bảo vệ bệnh viện kiên quyết không thực hiện.

Cần xử lý nghiêm hành vi đe dọa, cản trở nhà báo tác nghiệp
Nhân viên cùng bảo vệ Bệnh viện Đa khoa Phúc Lâm (xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) ngang nhiên khám xét, lục soát xe ô tô của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam
Nhân viên cùng bảo vệ Bệnh viện Đa khoa Phúc Lâm (xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) ngang nhiên khám xét, lục soát xe ô tô của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam

Mới đây nhất, ngày 26/5, Ban Biên tập báo Tiền Phong có công văn gửi tới Hội Nhà báo Việt Nam, Công an tỉnh Đắk Lắk, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này cùng một số đơn vị liên quan, đề nghị bảo vệ phóng viên, nhà báo tác nghiệp trên địa bàn.

Theo công văn của báo Tiền Phong, nhà báo Nguyễn Văn Tuấn (bút danh Tuấn Nguyễn), phụ trách Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên báo cáo, cuối tháng 4 đến giữa tháng 5/2023 đã đi xác minh nguồn tin, nhập vai điều tra các đối tượng mua bán đất nông nghiệp trái phép tại thôn 8 (xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin) để thi công một số tuyến đường giao thông ở Đắk Lắk.

Ngày 18/5, nhà báo Tuấn Nguyễn đến làm việc với ông Nguyễn Kim May - Chủ tịch UBND xã Ea Ktur, sau đó xin số điện thoại của ông Định, trưởng thôn 8, nơi xảy ra việc múc đất để liên hệ xác minh. Tối cùng ngày, liên tiếp có hai người đàn ông sử dụng cùng một số điện thoại 0915840755 thay nhau gọi đến số máy của anh Tuấn đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo và cả gia đình anh.

Theo nhà báo Tuấn Nguyễn, hành vi đe dọa của các đối tượng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và cuộc sống của anh cũng như gia đình mình.

Trước thông tin, báo cáo về những vụ việc trên, lãnh đạo Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông); Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, việc cản trở, đe dọa, hành hung phóng viên là nghiêm trọng, vi phạm Luật Báo chí. Lãnh đạo Cục Báo chí và Hội Nhà báo Việt Nam đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm đối tượng vi phạm, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và an toàn tính mạng, tài sản cho nhà báo.

Trong quá trình điều tra, xác minh vụ việc các đối tượng mua bán đất nông nghiệp trái phép (thôn 8, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk), nhà báo Tuấn Nguyễn (báo Tiền Phong) đã bị đe dọa giết cả nhà
Trong quá trình điều tra, xác minh vụ việc các đối tượng mua bán đất nông nghiệp trái phép (thôn 8, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk), nhà báo Tuấn Nguyễn (báo Tiền Phong) đã bị đe dọa giết cả nhà

Cần xử lý nghiêm các đối tượng cản trở hoạt động báo chí

Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về những sự việc trên, luật sư Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh cho biết: Vai trò đặc biệt quan trọng của Báo chí trong một xã hội dân chủ, văn minh đã được ghi nhận tại Điều 4, Luật báo chí 2016 “Báo chí ở nước CHXHCN Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; Là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Là diễn đàn của Nhân dân” mà người có chức trách thực hiện là các phóng viên, nhà báo.

“Sự việc một số đối tượng có hành vi cản trở hoạt động báo chí qua lời nói, việc làm nhằm ngăn cản, gây khó khăn cho quá trình tác nghiệp của các nhà báo, phóng viên; Cản trở trái phép, không cho nhà báo, phóng viên ghi hình, tiếp cận và thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; Thậm chí còn cả đe dọa, hành hung, phá hủy tài sản của phóng viên… thì tôi cho rằng cần phải xử nghiêm các đối tượng ngang nhiên coi thường pháp luật này”, luật sư Diện nhấn mạnh.

Theo Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh, tại Khoản 12, Điều 9, Luật Báo chí 2016 quy định về việc đảm bảo quyền tác nghiệp của phóng viên, nhà báo: Nghiêm cấm các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; Phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Và chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm được quy định tại được Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điểm a, Khoản 9, Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP với mức xử phạt tiền khá cao “Từ 10.000.000 đồng lên tới 100.000.000 đồng kèm theo các biện pháp hắc phụ hậu quả như: Buộc xin lỗi; Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép...”.

Tuy nhiên thực tế thời gian qua, có những hành vi cản trở hoạt động báo chí có dấu hiệu hành vi cấu thành tội phạm hình sự cần phải được điều tra, truy tố, xét xử nghiêm khắc... nhằm đảm bảo quyền hành nghề hợp pháp cho nhà báo, phóng viên đồng thời đảm bảo sự tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa, Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung 2017).

Cụ thể liên quan đến các hành vi như sau: Hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm (Điều 155); Vu khống, bịa đặt sai sự thật (Điều 156); Đe dọa giết người (Điều 133); Cố ý gây thương tích (Điều 134); Bắt, giữ người trái pháp luật (Điều 178); Hủy hoại tài sản (Điều 178); Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Điều 167);... nhất định phải xử lý “Trách nhiệm hình sự” với các đối tượng có hành vi này.

Ngày 17/6, Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 2 đối tượng hành hung phóng viên Đại PT-TH Hà Nội ở phố Đông Các
Ngày 17/6, Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 2 đối tượng hành hung phóng viên Đài PT-TH Hà Nội ở phố Đông Các

“Để ngăn chặn vấn nạn “Cản trở hoạt động báo chí” như trên đã và đang có chiều hướng gia tăng, các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng, vào cuộc xử lý rốt ráo các vụ việc đang gây bức xúc dư luận thời gian qua. Xác định rõ dấu hiệu hành vi của từng đối tượng vi phạm, xử lý hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự” để giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Đặc biệt, cần xử lý nghiêm các đối tượng cản trở hoạt động báo chí nhằm che giấu các vi phạm pháp luật khác hoặc vì lợi nhuận hoặc lợi ích nhóm bất hợp pháp trên tinh thẩn “Thượng tôn Pháp luật” để răn đe các đối tượng đã và chuẩn bị vi phạm đồng thời đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để không những cá nhân công dân mà các cơ quan tổ chức biết, hiểu rõ vai trò - tác dụng và tuân thủ quy định pháp luật đói với hoạt động Báo chí của phóng viên, nhà báo”, luật sư Vi Văn Diện kiến nghị.

Về vụ việc mới xảy ra với phóng viên báo Tiền Phòng, luật sư Vi Văn Diện cho rằng, hành vi đe doạ giết cả nhà phóng viên thể hiện sự ngông cuồng, coi thường pháp luật, coi thường tính mạng người khác. Cơ quan Cảnh sát điều tra cần nhanh chóng vào cuộc xác minh, điều tra xử lý nghiêm đối tượng theo quy định của pháp luật; Đồng thời, cần làm sáng tỏ hành vi đe dọa của các đối tượng có liên quan đến bài phản ánh của nhà báo Tuấn Nguyễn về nạn “đất tặc” hay không?.

“Điều 133, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội đe dọa giết người quy định: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật với khung hình phạt lên đến 7 năm tù”, luật sư Diện viện dẫn.

Cũng theo luật sư Vi Văn Diện, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu rõ hơn về quyền hạn, chức năng của báo chí cũng như trách nhiệm dân sự, hình sự của mỗi công dân. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cũng cần nhanh chóng vào cuộc điều tra, xử lý triệt để những vụ việc cản trở hoạt động báo chí, đe doạ, hành hung phóng viên, đảm bảo sự tôn nghiêm của luật pháp Việt Nam nói chung và Luật Báo chí nói riêng.

Đọc thêm

Ra mắt Ban Chấp hành Chi Hội luật gia Đoàn Luật sư Hải Phòng Tư vấn pháp luật

Ra mắt Ban Chấp hành Chi Hội luật gia Đoàn Luật sư Hải Phòng

TTTĐ - Chiều 11/10, Chi Hội Luật gia Đoàn Luật sư Hải Phòng long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định kiện toàn Ban chấp hành Chi hội Luật gia thuộc Đoàn Luật sư Hải Phòng và ra mắt Ban chấp hành Chi Hội luật gia nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Chuyển nhượng đất không sổ đỏ sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng Tư vấn pháp luật

Chuyển nhượng đất không sổ đỏ sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng

TTTĐ - Nghị định 123/2024/NĐ-CP về việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có một số quy định mới về các mức phạt liên quan đến sổ đỏ như chậm sang tên, tự sửa thông tin trên sổ đỏ…
Bạo lực học đường, mức độ nào cần pháp luật vào cuộc? Nhịp sống phương Nam

Bạo lực học đường, mức độ nào cần pháp luật vào cuộc?

TTTĐ - Bạo lực học đường tại TP Hồ Chí Minh và cả nước đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Các vụ việc được ghi nhận không chỉ dừng ở các hành vi xô xát, đánh nhau giữa học sinh mà còn bao gồm cả việc thầy cô giáo bạo hành về tinh thần, thể xác, lăng mạ các em nhỏ… Vậy khi nào vụ việc cần đến pháp luật vào cuộc?
Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng Tư vấn pháp luật

Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ Tư vấn pháp luật

Tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ

TTTĐ - Công an huyện Phú Xuyên xây dựng và triển khai kế hoạch mở đợt cao điểm tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực này.
Hải Phòng: Tập huấn Luật Đất đai 2024 cho các chức danh Tư pháp Tư vấn pháp luật

Hải Phòng: Tập huấn Luật Đất đai 2024 cho các chức danh Tư pháp

TTTĐ - Sáng 9/8/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Sở Tư pháp thành phố đã tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Đất đai năm 2024 cho đội ngũ luật sư, người có chức danh bổ trợ tư pháp trên địa bàn.
Cần “lá chắn” bảo vệ các phóng viên tác nghiệp Tư vấn pháp luật

Cần “lá chắn” bảo vệ các phóng viên tác nghiệp

TTTĐ - Nghề báo là nghề nguy hiểm, bởi nhà báo luôn là người phải đối mặt với rất nhiều tình huống nguy hiểm trong và sau khi tác nghiệp ngoài hiện trường nhằm phanh phui sự thật vi phạm, đưa những vấn đề mà đối tượng không muốn ra ánh sáng. Do đó, các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ an toàn cho nhà báo chân chính trong quá trình tác nghiệp, nhất là các nhà báo trong lĩnh vực chống tiêu cực...
Hải Phòng tổ chức tìm hiểu về phòng, chống ma túy học đường Tư vấn pháp luật

Hải Phòng tổ chức tìm hiểu về phòng, chống ma túy học đường

TTTĐ - Sáng 13/6, Thành đoàn Hải Phòng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy trong học đường thông qua Mô hình phiên tòa giả định và chương trình Rung chuông vàng tại Trường Tiểu học, THCS, THPT Dewey (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng)
Quảng Nam: Vướng mắc trong cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản Pháp luật

Quảng Nam: Vướng mắc trong cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản

TTTĐ - Ngày 11/6/2024, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ này hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết thủ tục cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản đá xây dựng.
Tuyên truyền Luật Căn cước 2023 cho học sinh trường THCS Trần Phú Tư vấn pháp luật

Tuyên truyền Luật Căn cước 2023 cho học sinh trường THCS Trần Phú

TTTĐ - Hàng nghìn học sinh trường THCS Trần Phú, thị trấn Phú Xuyên, Hà Nội vừa được tuyên truyền về Luật Căn cước năm 2023.
Xem thêm