Tag

Chăm ong theo mùa hoa, chắt chiu mật ngọt cho đời

Nông thôn mới 31/10/2021 10:45
aa
TTTĐ - Mật ong Vinh Hoa vốn được đông đảo khách hàng ưa chuộng không chỉ bởi chất lượng đảm bảo theo xếp hạng đạt tiêu chuẩn 3 sao OCOP mà còn bởi hành trình cẫn mẫn chăm ong theo những mùa hoa để làm nên những giọt mật ngọt lành. Bất kể nắng mưa, những “người thợ chăn ong” vẫn miệt mài lao động để chắt chiu nên từng giọt mật quý giá, mang đến sự kết tinh của tinh hoa trời đất để nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe mọi nhà.
Mật ong Vinh Hoa: Sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Ba Vì Mật ong - báu vật trên cao nguyên đá Hà Giang Giảm cân vừa nhanh vừa dễ nhờ uống nước mật ong mỗi ngày

Đem cả rừng ong đi tìm mật...

Chăm ong theo mùa hoa, chắt chiu mật ngọt cho đời
Vợ chồng anh Tuấn chị Vinh cùng trang trại nuôi ong của mình

Ba Vì là vùng đất màu mỡ, được thiên nhiên ưu ái cho thảm thực vật phong phú và đa dạng. Tự hào khi là những người con của mảnh đất Ba Vì, vợ chồng anh chị Chu Thị Vinh, Trương Anh Tuấn (ở thôn Tri Lai, xã Đồng Thái) luôn trăn trở làm thế nào để tận dụng lợi thế sẵn có làm giàu trên mảnh đất quê hương.

“Đàn ong đến với gia đình như một cơ duyên khi chồng tôi có kinh nghiệm, kiến thức về nghiên cứu và chăm sóc ong. Chúng tôi đã quyết định gắn bó và phát triển cùng những đàn ong này”, chị Chu Thị Vinh nhớ lại thuở mới vào nghề nuôi ong.

Chăm ong theo mùa hoa, chắt chiu mật ngọt cho đời
Cơ sở mật ong Vinh Hoa có đến hàng trăm, hàng nghìn tổ ong

Tại cơ sở ong mật Vinh Hoa, anh Trương Anh Tuấn, cán bộ Trung tâm nghiên cứu ong thuộc Viện Chăn nuôi chính là “đầu tàu” tri thức, người nắm rõ mọi tập tính sinh hoạt và đặc điểm của từng loại ong để đưa ra những phương pháp khoa học, hợp lý trong quá trình chăm sóc chúng. Theo chia sẻ của chị Vinh, công việc này đòi hỏi sự cầu kỳ và cẩn trọng: “Nóng thì phải quạt, rét thì ủ ấm, bổ sung thức ăn cần thiết để nâng cao sức khỏe đàn ong, quan sát kỹ càng để biết lúc nào nên nhập hay nhân đàn".

Mùa nhãn, vải, cơ sở ong mật Vinh Hoa đưa ong đến Ba Vì để hút mật, đến mùa keo lại chuyển sang Phú Thọ, thậm chí mùa thu đông lại chuyển lên Mộc Châu - Sơn La... Anh Tuấn bảo, đó là hình thức chăn ong theo mùa để có được những giọt mật ngọt lành, chất lượng nhất.

Hành trình chăm ong theo mùa hoa đòi hỏi sự kiên trì, hăng say và cẩn trọng trong từng chi tiết. Vào thời điểm thiên nhiên khắc nghiệt, cây cối mất mùa, đàn ong không thể nào lấy mật, sản lượng năm đó coi như mất trắng. “Nhiều khi ra khám ong, thấy có con nào yếu, tôi thấp thỏm lo lắng đến mất ngủ cả đêm. Ong khỏe thì sản phẩm mới tốt, mật nhiều dinh dưỡng cho người sử dụng”, chị Vinh chia sẻ.

Chinh phục khách hàng bằng chất lượng

Chăm ong theo mùa hoa, chắt chiu mật ngọt cho đời
Sản phẩm mật ong Vinh Hoa được giới thiệu, quảng bá rộng rãi

Chất lượng luôn là “kim chỉ nam” cho mọi phát triển của thương hiệu mật ong Vinh Hoa. Theo chị Vinh “mật ong luôn đảm bảo tối đa các tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm đạt 3 sao OCOP, chính vì thế mà chất lượng luôn ở mức tối đa”. Từ đảm bảo chất lượng, thương hiệu mật ong Vinh Hoa dần dần được biết đến và chinh phục thị trường bằng sự nhanh nhạy, thức thời khi liên tục tiếp cận các công nghệ và có đổi mới hình thức quảng bá.

Cùng với xu thế chung, sản phẩm mật ong Vinh Hoa đã được chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến, khách hàng có thể truy cập vào website và liên hệ đặt hàng. Để không mất nhiều chi phí mặt bằng hay nhân công, bán hàng trực tuyến được chị Vinh đưa vào sử dụng từ sớm. Đặc biệt, qua những sự kiện xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, mật ong Vinh Hoa đã ngày càng chinh phục đông đảo người sử dụng.

Chăm ong theo mùa hoa, chắt chiu mật ngọt cho đời
Hiện nay thương hiệu mật ong Vinh Hoa đã có tới 11 sản phẩm

Sản phẩm mật ong Vinh Hoa giờ dây đa dạng theo nhu cầu sử dụng với 11 loại như: Mật ong bánh tổ, mật ong thiên nhiên, mật ong hoa rừng, mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải, mật ong hoa bạc hà, mật ong sữa chúa, sữa ong chúa đông khô, sữa ong chúa tươi, phấn hoa, sáp ong. Bên cạnh thị trường trong nước, mật ong Vinh Hoa đã dần được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Hãy sống bằng sự say mê

Chăm ong theo mùa hoa, chắt chiu mật ngọt cho đời
Chị Vinh sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ tối đa cho những người mới nuôi ong

Để làm nên thành công và giá trị thương hiệu cho sản phẩm của mình như bây giờ, chị Vinh luôn luôn tâm niệm “luôn làm bằng cái tâm, sống bằng sự say mê và lòng nhiệt huyết”. Quả đúng vậy, nghề “chăn ong” đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó không thể nào không cần mẫn, miệt mài theo sát từng cánh ong bay để chăm chút cho đàn ong nhỏ, nhất là khi điều kiện thời tiết đang ngày bất thường.

Không chỉ làm giàu cho chính bản thân mình, chị Vinh còn được biết đến là một “người truyền nghề” đáng quý. “Tôi bán thêm ong giống cho những gia đình có nhu cầu nuôi ong lấy mật,. Trong quá trình nuôi, tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và đồng hành cùng bà con trong mọi giai đoạn. Thậm chí, đầu ra cho ong giống hay sản phẩm cũng được tôi giới thiệu”, chia sẻ cùng chúng tôi, chị Vinh rất vui mừng vì mình đã có thể đóng góp và mang lại cho quê hương những giá trị tốt đẹp.

Khởi nghiệp 5 triệu đồng

Theo chị Chu Thị Vinh: “Đối với các bạn trẻ yêu thích và đam mê với công việc nuôi ong lấy mật, chỉ với mức chi phí từ 5-10 triệu đồng hoàn toàn có thể mở ra một cơ sở nuôi ong. Thời gian đầu, chi phí sẽ tập trung vào việc mua ong giống và phát triển, mở rộng đàn ong, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm để phòng và chữa bệnh cho ong.

Nếu không có diện tích đất lớn, các bạn cũng có thể liên hệ để gửi nhờ ong ở các trang trại lớn. Có rất nhiều trang trại muốn có ong ở trong vườn và khu vực xung quanh. Việc này không chỉ tạo cho đàn ong môi trường lý tưởng để phát triển mà còn giúp thụ phấn cho cây, từ đó tăng năng suất và sản lượng của cây trồng”.

Đọc thêm

Kỳ vọng tạo bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp Nông thôn mới

Kỳ vọng tạo bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp

TTTĐ - Ngày 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững Nông thôn mới

Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững

TTTĐ - Sáng 16/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình phối hợp với tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam tổ chức sự kiện kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm với chủ đề “Phụ nữ Hòa Bình hội nhập, phát triển kinh tế bền vững”.
Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Nông thôn mới

Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen Nông thôn mới

Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen

TTTĐ - Trong khuôn khổ của Lễ hội Sen Hà Nội 2024, tối 14/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tặng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bức tranh kính chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép từ gần 2.000 bức ảnh sen và 30 giống sen quý, do các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Rau quả bảo tồn và phát triển.
Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn Kinh tế

Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã thăm quan và động viên các chủ thể tham gia sự kiện.
Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội đề ra mục tiêu có ít nhất 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tháng 7/2024 gồm: Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh.
Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP

TTTĐ - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm. Đây là tài nguyên rất lớn để các địa phương phát triển du lịch.
Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế Nông thôn mới

Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) Nguyễn Xuân Minh cho biết, huyện xác định hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng, là đòn bẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi Nông thôn mới

Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi

TTTĐ - Ngày 10/7, Nông trường 720 (Binh đoàn 16) tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi.
"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Nông thôn mới

"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa

TTTĐ - Để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề trên thị trường, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm