Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách phát triển thanh niên
Tăng “sức đề kháng” cho thanh niên trước những tiêu cực, xấu độc |
Sáng 29/11, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam tổ chức Diễn đàn quốc tế “Chính sách phát triển thanh niên – Kinh nghiệm các nước”. Diễn đàn sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Dự tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí: Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam; Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Tham dự điểm cầu trực tuyến tại có lãnh đạo cấp vụ thuộc cơ quan, Bộ phụ trách công tác thanh niên các nước: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Các vị đại biểu tham dự chương trình |
Tăng cường hoạt động giao lưu
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm khẳng định: Ngày nay, phát triển thanh niên trở thành vấn đề lớn của mỗi quốc gia, dân tộc. Tại hầu hết các quốc gia, ở các mức độ khác nhau, Nhà nước đều có các chủ trương, chính sách đối với thanh niên để bồi dưỡng, đào tạo và phát huy sự tham gia của thanh niên vào tiến trình phát triển của xã hội. Để tăng cường đầu tư cho sự phát triển của thanh niên, nhiều nước trên thế giới đã ban hành Luật Thanh niên, chiến lược, chính sách phát triển thanh niên.
Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm phát biểu tại chương trình |
Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách hướng tới mục tiêu xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc; Có lý tưởng cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật…
Hệ thống chính, pháp luật về thanh niên của Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện. Theo đó, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Thanh niên, cùng nhiều đạo luật quan trọng liên quan đến thanh niên. Chính phủ đã ban hành các Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam, các đề án, dự án, chương trình huy động thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Chính sách phát triển thanh niên Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực, đối tượng cụ thể như: Chính sách về học tập, nghiên cứu khoa học; Chính sách về lao động, việc làm; Chính sách về khởi nghiệp; Chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; Chính sách đối với thanh niên xung phong…
Toàn cảnh chương trình |
Tại diễn đàn, các đại biểu tập trung trao đổi các nội dung: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực thi chính sách phát triển thanh niên của các nước trên các lĩnh vực: học tập, nghiên cứu khoa học; lao động, việc làm; khởi nghiệp… Đánh giá tình hình, dự báo về những tác động ảnh hướng đến việc thực hiện chính sách phát triển thanh niên của các nước. Đặc biệt, đại biểu đề xuất cơ chế phối hợp trong xây dựng và thực thi chính sách phát triển thanh niên; Tăng cường hợp tác thanh niên ASEAN và Trung Quốc, Hà Quốc, Nhật Bản.
Thu hút, trọng dụng nhân tài
Bà Nguyễn Thị Quyên, Phó Cục trưởng Cục Việc làm Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng: Để đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động nói chung, thanh niên, nhất là sinh viên, ngoài sự năng động, chủ động của bản thân bạn trẻ, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ định hướng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo đến thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Trong đó, các ban ngành cần phối hợp để: Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về lao động, việc làm; Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường; Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, trọng tâm là xây dựng các cơ sở dữ liệu về lao động, việc làm đồng bộ, hiện đại, có sự kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia; nâng cao năng lực phân tích, dự báo thị trường lao động; kết nối cung - cầu lao động.
Đại biểu tham luận tại diễn đàn |
Bên cạnh đó, các đơn vị cần nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm: Chỉ đạo hệ thống Trung tâm xây dựng cơ sở dữ liệu người tìm việc - việc tìm người, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, nhất là kết nối trực tuyến, từng bước hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối liên vùng, toàn quốc.
Chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện chính sách đối với thanh niên có tài năng, ông Mai Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội cho biết: Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các Quyết định số 168/2002/QĐ-UB ngày 05/12/2002 quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đặc biệt, sau khi Luật Thủ đô được thông qua, thành phố đã ban hành Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng và phát triển Thủ đô. Các hoạt động đã thể hiện được tính ưu việt trong chính sách đãi ngộ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố được thể hiện qua công tác tiếp nhận đặc cách không qua thi tuyển vào công chức, hoặc viên chức.
Đại biểu các nước tham gia diễn đàn |
Thanh niên tài năng cần có những chính sách cụ thể giúp tháo gỡ những thách thức, khó khăn liên quan. Trong đó, năm 2022, 17 cơ quan tham gia cuộc họp chung đã cùng đưa ra tài liệu quan điểm về thực hiện Dự án thí điểm “Xây dựng thành phố phát triển thanh niên”. Mục tiêu của việc xây dựng thành phố này là "xây dựng thành phố thân thiện hơn với thanh niên và giúp thanh niên trong thành phố thành công hơn". Sáng kiến này sẽ giúp tối ưu hóa môi trường quy hoạch phục vụ ưu tiên phát triển thanh niên, cải thiện môi trường việc làm và hỗ trợ các nhu cầu sống của thanh niên như nhà ở và nuôi dạy con cái.