Tag

"Chim mồi", "máy bay bà già" và những trò lừa "phi công trẻ"

Phóng sự 27/05/2019 10:14
aa
Trước chiêu trò sử dụng hình ảnh những phụ nữ xinh đẹp, sang trọng đăng lên mạng xã hội kèm lời mời chào tuyển “phi công” đầy hấp dẫn, nhiều thanh niên đã bị sập bẫy lừa chỉ vì ham muốn vừa được tình, lại được tiền.

Giăng bẫy trên "phây"

Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hội, nhóm có cùng mục đích như “Phụ nữ hồi xuân tìm phi công trẻ”, “Máy bay bà già tìm phi công” hay “Hội phi công trẻ”,…

Mỗi ngày, các hội này đều cập nhật hình ảnh các “máy bay” là các phụ nữ xinh đẹp, son sắc cùng những lời mời chào, hứa hẹn lả lơi, khiến không ít thanh niên trẻ tuổi muốn được ứng tuyển làm “phi công” cùng tham vọng vừa được “thỏa mãn” vừa được tiền bo từ những “quý bà” hào phóng.

Nhan nhản các hội nhóm với nội dung “máy bay bà già” tuyển “phi công” trên mạng xã hội.
Nhan nhản các hội nhóm với nội dung “máy bay bà già” tuyển “phi công” trên mạng xã hội.

Tinh vi hơn, nhóm người này thường xuyên chia sẻ hình ảnh các quý bà "hồi xuân" ăn mặc gợi cảm đang tổ chức ăn uống, du lịch những nơi sang trọng như: Resort, khách sạn, bãi biển,... khiến nhiều thanh niên càng ham.

Trong số hàng trăm lượt thích và bình luận của những người theo dõi, luôn xuất hiện một số tài khoản "chim mồi" phản hồi tích cực về chuyến du lịch vui vẻ, hạnh phúc bên quý bà, phục vụ tốt còn được tiền mang về.

Các "chim mồi" đóng vai người tử tế sẵn sàng giới thiệu các "máy bay" mình đã từng trải nghiệm. Khi tạo được lòng tin, cũng là lúc các đối tượng bộc lộ bản chất lưu manh, đòi tiền môi giới trước khi giới thiệu các quý bà.

Một tài khoản “chim mồi” luôn bình luận tốt trên hội và sẵn sàng đóng vai anh hùng giới thiệu các “máy bay“, nhưng kèm theo yêu cầu phải có phí hoa hồng mới giới thiệu.
Một tài khoản “chim mồi” luôn bình luận tốt trên hội và sẵn sàng đóng vai anh hùng giới thiệu các “máy bay“, nhưng kèm theo yêu cầu phải có phí hoa hồng mới giới thiệu.

“Hội phi công trẻ” là một trong những nhóm thu hút được nhiều người quan tâm theo dõi nhất, với hơn 16.000 người thích và theo dõi.

Tuy nhiên, trên trang này lại không đăng số điện thoại của các “quý bà”. Thay vào đó, “chủ trang” yêu cầu nam thanh niên nào muốn liên hệ, lấy số điện thoại thì nhắn tin riêng với mình.

Chỉ trong thời gian ngắn, những thông tin đăng tuyển “phi công” nhanh chóng thu hút được rất nhiều bình luận và lượt thích. Nhiều thanh niên tò mò, chấp nhận bỏ tiền ra thử ứng tuyển "phi công", nhưng cũng có người thẳng thắn bình luận “lừa đảo” hay “nộp tiền cho nó xong rồi ra gốc cây ngồi chờ”.

Vỡ mộng

Đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi tiếp cận thêm một trang Facebook cá nhân mang danh Phạm Huyền, với hơn 4.000 bạn bè.

Cũng giống như các hội, nhóm tuyển “phi công” khác, trang cá nhân của người này cập nhật liên tục hình ảnh các phụ nữ ngoài 30 tuổi, ăn mặc sang trọng, ngồi trong ô tô chụp ảnh.

Trang Facebook cá nhân của đối tượng này, có rất đông bạn bè, nếu thành viên nào bình luận “bóc phốt lừa đảo” sẽ ngay lập tức bị chặn kết bạn.
Trang Facebook cá nhân của đối tượng này, có rất đông bạn bè, nếu thành viên nào bình luận “bóc phốt lừa đảo” sẽ ngay lập tức bị chặn kết bạn.

Cùng với đó, là lời giới thiệu đảm bảo an toàn, kín đáo, tiền bo nhiều hay ít tùy thuộc vào “phi công”. Để khẳng định thêm niềm tin, tài khoản này thường đăng ảnh của một nhóm phụ nữ tổ chức ăn uống sang trọng, nhằm tạo niềm tin đưa các phi công vào bẫy. "Cáo" hơn, người này tỏ ra dứt khoát không thích bình luận kéo dài, thường trả lời ngắn gọn “ai có nhu cầu thì inbox”.

Tỏ ra thiện chí ứng tuyển và mong muốn gặp “máy bay” sớm, PV được người này hướng dẫn cách tham gia dịch vụ, kèm theo yêu cầu gửi thông tin, hình ảnh “phi công”, cùng 600.000 đồng lệ phí thanh toán bằng thẻ cào hoặc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cùng lời dặn dò: “Nhớ cho chị biên lai chuyển tiền thành công nhé”.

“Bà mai” tiếp tục “dụ” chuyển khoản tiếp 1,5 triệu đồng để làm “bằng lái” cùng cam kết “ai có bằng lái sẽ được ưu tiên hơn những hội viên thông thường”.

Trò chuyện với chúng tôi, một tài khoản có tên N.A (Q.3, TP.HCM) đã từng bị lừa cho biết, lúc đầu họ yêu cầu nạp thẻ cào điện thoại 1,5 triệu sẽ được gặp "máy bay", nhưng nạp tiền xong không thấy "máy bay" đâu, sau đó bị chặn luôn Facebook và Zalo.

Ngoài ra, người này còn gửi thêm ảnh "máy bay" đã lừa mình. Cùng lời khuyên, đừng bao giờ tin ai, giờ chỉ lo làm ăn, tiền mất có lấy lại được đâu, mà bọn lừa đảo này ghê lắm.

Một tài khoản tên T.N.N cũng cho hay, ban đầu cũng vào tìm kiếm các hội này trên Facebook, sau đó những người này liên hệ lại qua Zalo rồi yêu cầu chuyển tiền phí môi giới, khi chuyển tiền xong là mất liên lạc luôn, điện thoại thì thuê bao, Zalo cũng không bắt máy và bị chặn luôn.

Cay đắng hơn, một tài khoản tên V.S.H nói: "Không được gặp đâu em, chuyển xong không thấy gì đâu. Anh chưa kịp chuyển tiền, nó nói không ra gì, còn chửi anh. Sớm muộn gì anh cũng nhờ anh em của anh từ Nam ra Bắc tìm lũ lừa đảo này".

Một tài khoản khác tên M thì tỉnh táo hơn chia sẻ, bản thân chưa lái "máy bay" bao giờ, qua tìm hiểu đã thử bình luận tuyển "phi công", ngay lập tức một số người lạ kết bạn yêu cầu chuyển 300 ngàn đồng để đi chơi với "máy bay", nhưng do đã đề phòng nghi ngờ nên M không đồng ý chuyển tiền.

Luật sư Quách Thành Lực (Đoàn luật sư Hà Nội) nhận định, việc những người đưa thông tin không đúng sự thật để nạn nhân tin tưởng nạp card điện thoại hay chuyển khoản 600.000 đồng, đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bên cạnh đó, trường hợp các đối tượng này giới thiệu, cung cấp số điện thoại để “phi công” quan hệ tình dục với “máy bay” thì phạm vào tội “Môi giới mại dâm”, có khung hình phạt lên đến 20 năm tù”.

Laodong.vn

Tin liên quan

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm