Tag

Cho ý kiến về 12 hoạt động phối hợp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tin tức 26/04/2023 13:54
aa
TTTĐ - Ngày 26/4, tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, thay mặt Ban Cán sự Đảng UBND TP, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn trình bày Báo cáo về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện Luật Thủ đô sửa đổi Hà Nội tổ chức cao điểm thông tin, tuyên truyền dự thảo chính sách Luật Thủ đô sửa đổi Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)
undefined
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn trình bày báo cáo tại hội nghị

Kịp tiến độ tiến hành các bước tiếp thu, hoàn thiện

Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025 được đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ 17 của Đảng bộ TP. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng như Ban Cán sự Đảng UBND TP đã chủ động triển khai các quy trình theo quy định.

Tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 7 diễn ra vào ngày 23 - 24/02/2022 đã cho ý kiến về Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô và Báo cáo tổng hợp đề xuất chính sách xây dựng, sửa đổi Luật Thủ đô và tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 9 diễn ra vào ngày 2/11/2022 đã cho ý kiến về Báo cáo tình hình nghiên cứu, đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tiếp thu ý kiến của Ban Chấp hành Đảng bộ TP tại các Hội nghị Thành ủy trên, Ban Cán sự Đảng UBND TP đã chỉ đạo UBND TP hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Bộ Tư pháp thẩm định, báo cáo Chính phủ.

Tại phiên họp tháng 2/2023, Chính phủ đã đánh giá cao và cơ bản thông qua 9 nhóm chính sách như trong đề nghị xây dựng Luật; Thống nhất sự cần thiết ban hành dự án Luật này nhằm xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù, có tính đột phá, tạo điều kiện để Hà Nội phát triển nhanh, mạnh, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, đặc thù của Thủ đô.

Hiện nay, hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Để đảm bảo tiến độ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) theo quy trình 2 kỳ họp (trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024); Ngày 2/3/2023, Thường trực Thành ủy và Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư Pháp để thống nhất một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Trong đó đã giao Ban cán sự Đảng UBND TP trong thời gian chờ Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp chủ động triển khai nghiên cứu, tổ chức soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để kịp tiến độ tiến hành các bước tiếp thu, hoàn thiện, thẩm định, thẩm tra theo quy định.

Cần giải trình sự cần thiết, vấn đề đặc thù, vượt trội

Thay mặt Ban Cán sự Đảng UBND TP, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đề xuất, đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP cho ý kiến đối với 12 vấn đề về hoạt động phối hợp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

undefined
Quang cảnh hội nghị

Cụ thể, về mô hình TP thuộc Thủ đô: Các Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học đề nghị làm rõ mô hình, tổ chức bộ máy chính quyền của TP thuộc Thủ đô; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của HĐND, UBND TP trực thuộc Thủ đô có nội dung gì đặc thù theo chức năng của từng đô thị cần được phân quyền cao hơn so với các đơn vị quận, huyện;

Cần giải trình sự cần thiết, vấn đề đặc thù, vượt trội phải quy định trong Luật Thủ đô, vì hiện nay mỗ hình, cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thành phố thuộc TP trực thuộc Trung ương đã được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tiêu chuẩn thành lập đã có trong quy định tại Nghị quyết số 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về việc thành lập các cơ quan chuyên môn đặc thù cấp TP, cấp huyện, cần xác định cụ thể về tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của các cơ quan chuyên môn đặc thù mà TP dự kiến sẽ thành lập.

Về số lượng đại biểu chuyên trách HĐND TP, cần xác định rõ số lượng phù hợp với điều kiện đặc thù, vị trí vai trò của Thủ đô và định hướng chỉ đạo của Trung ương, cần giải trình, thuyết minh rõ về sự cần thiết phải tăng số lượng đại biểu, lượng đại biểu chuyên trách trong khi mô hình tổ chức chính quyền giữ nguyên theo Nghị quyết số 97, so sánh với tương quan cơ cấu tổ chức HĐND tại TP Hồ Chí Minh (hiện HĐND TP đề nghị tăng số lượng từ 95 lên 125 đại biểu, tỷ lệ chuyên trách 30%).

Nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm của TP, cần xác định rõ, cụ thể Luật về lĩnh vực, quy mô, phạm vi để có căn cứ tổ chức thi hành.

Ngoài ra, cần quy định cụ thể các biện pháp về xây dựng lại chung cư cũ, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị.

Quy định rõ ràng các vấn đề về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) cần mô hình đầu tư mới như thế nào, có sử dụng hình thức BT không và việc quy định cụ thể trong trường hợp tiếp tục đưa vào dự thảo Luật; Cơ chế chia sẻ lợi ích giữa nhà nước - nhà đầu tư - người dân trong các dự án; Vấn đề thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng; Khái niệm, tiêu chí, điều kiện về nhà đầu tư chiến lược; Các quy định thu hút, ưu đãi nhà đầu tư chiến lược, cơ chế lựa chọn; Các lĩnh vực trọng điểm cần thu hút nhà đầu tư chiến lược; Làm rõ, cụ thể hóa cơ chế đầu tư công - quản trị tư nói chung và đối với công trình văn hóa nói riêng; Việc phân quyền về quản lý di sản, thẩm định, quyết định trùng tu, tôn tạo các di sản…

Xác định rõ hơn các biện pháp bảo vệ môi trường; Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường của TP, quy định về vùng phát thải thấp.

Ngoài ra, trong dự thảo Luật còn nhiều vấn đề về khái niệm như: Đô thị vệ tinh, đô thị trung tâm, nội đô lịch sử, đô thị thông minh, Phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD),... cũng cần được xác định rõ hơn, làm căn cứ cho việc quy định các điều khoản cụ thể trong dự thảo Luật.

Về lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng dự án Luật Thủ đô, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn mong muốn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền các cấp, các đoàn thể, cơ quan, ban, ngành TP nhận thức đúng, đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Tích cực tham gia vào quá trình xây dựng, đóng góp ý kiến hoàn thiện cho dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đọc thêm

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) Tin tức

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh thời gian trình Quốc hội từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang chương trình cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, đặt nền móng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng...
Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? Tin tức

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

TTTĐ - Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về một số dự án luật, trong đó có Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Nhà giáo...
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Xem thêm