Tag

Chọn “đường tắt” vào đại học danh tiếng cho con

Nhìn ra thế giới 19/08/2019 14:41
aa
TTTĐ - Bỏ tiền thuê người viết, giả mạo thành tích thể thao và thậm chí hào phóng tặng quà cho những người trung gian tuyển sinh… là “đường tắt” mà các bậc cha mẹ giàu có tại Trung Quốc lựa chọn để đảm bảo suất vào các trường đại học nước ngoài cho con cái mình. Dịch vụ này đi kèm với mức giá đắt đỏ, thường lên đến hàng chục nghìn USD. Tuy nhiên, ngành dịch vụ này vẫn đang bùng nổ.

Chọn “đường tắt” vào đại học danh tiếng cho con

Một lớp học trong trung tâm tư vấn tuyển sinh tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu gia tăng nhanh chóng

Mô hình trợ giúp thanh thiếu niên nhân văn tại Mỹ

Tự do súng đạn và nỗi ám ảnh đẫm máu

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa

10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Áp lực học hành, nhiều sinh viên Mỹ trầm cảm

Vì sao doanh số thuốc lá tại “thiên đường” của người mê khói thuốc - Nhật Bản sụt giảm?

Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố Vlapostok

Kỷ nguyên “Made in Bangladesh” bắt đầu

iPhone có thể “made in Vietnam”

Tiền có thể giải quyết mọi vấn đề

Đầu năm nay, cả nước Mỹ rúng động khi cảnh sát phát hiện hàng chục người bao gồm cả các ngôi sao Hollywood và CEO của các tập đoàn đã hối lộ để đảm bảo cho con cái họ được vào học tại các ngôi trường danh tiếng. Đáng chú ý, trong bản dài danh sách các gia đình sẵn sàng chi mạnh tay này, các công tố viên phát hiện một số trường hợp là người Trung Quốc.

Một gia đình đã hối lộ 6,5 triệu USD cho nhân viên tuyển sinh để con gái họ có thể theo học tại đại học Stanford. Một gia đình khác đã chi 1,2 triệu USD để đổi lấy một suất học tại đại học Yale. Những trường hợp đi “đường tắt” như thế này không phải là hiếm gặp.

“Trong tuyển sinh, việc này được gọi là tặng quà thay vì hối lộ. Khoảng 10.000 đô la Mỹ sẽ là mức thấp nhất. Trong khi đó, một món quà trung bình sẽ có giá khoảng 250.000 đô la Mỹ”, một cựu tư vấn tuyển sinh đại học giấu tên tiết lộ.

Gia đình Fu Rao, đã chi 250.000 nhân dân tệ (khoảng 35.400 USD) cho nhà tư vấn tuyển sinh của em. Toàn bộ chi phí bao gồm việc hướng dẫn cách trao đổi với các giáo sư, những khóa học cần thiết để đảm bảo bảng điểm trung học của Fu được lấp đầy bằng điểm A và cách trò chuyện về bóng đá Mỹ.

Quá trình chuẩn bị cho hồ sơ du học của Fu Rao kéo dài đến nay đã 18 tháng. Cô đã tham gia kỳ thi SAT (bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ) đến bốn lần. Vì thế, cô chắc chắn sẽ đạt được điểm số mong muốn. Thậm chí theo lời khuyên của tư vấn viên, Fu đã đến Campuchia để tham gia tình nguyện tại một trại trẻ mồ côi.

“Rất nhiều sinh viên đã đi tình nguyện tại các trường học ở nông thôn Trung Quốc. Do đó, tôi phải làm điều gì đó khác biệt để giúp đơn xin học nổi bật hơn”, nữ sinh 16 tuổi này giải thích.

Nhiều phụ huynh nói trong các cuộc phỏng vấn rằng, họ sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn cho dịch vụ tuyển sinh. Lý do bởi họ sẽ rất rủi ro khi “tay không bắt giặc” đưa con ra nước ngoài để học lên cao hơn. Trong đó, Mỹ, Anh và Australia là những môi trường giáo dục được các phụ huynh Trung Quốc yêu thích và lựa chọn nhiều nhất.

Học sinh tại Trung Quốc muốn đi du học phải chấp nhận rủi ro khi bỏ qua bài kiểm tra gaokao. Đây là kỳ thi tuyển sinh đại học nổi tiếng khó khăn và khốc liệt, là con đường duy nhất để vào đại học tại đất nước tỷ dân này. “Tuy nhiên, nếu những học sinh này không chắc suất tại một trường đại học nước ngoài thì cơ hội để họ trở về học tập tại Trung Quốc là rất khó. Đó là con đường một đi không trở lại”, bà Huang Yinfei, mẹ Fu nói chia sẻ.

Abdiel Leroy, từng làm việc cho một công ty tư vấn học sinh Trung Quốc vào học tại những ngôi trường nội trú danh tiếng của Anh cho biết, ông đã chứng kiến mức độ tham nhũng gây sốc. “Văn hóa của hệ thống giáo dục Trung Quốc là tìm kiếm “đường tắt” và tiền có thể giải quyết mọi vấn đề”, ông Leroy nói thêm.

Chọn “đường tắt” vào đại học danh tiếng cho con

Cuộc chạy đua vào trường danh tiếng

Theo báo cáo tháng 2 của Hiệp hội Học giả và Sinh viên Trung Quốc, ngành dịch vụ tuyển sinh đại học nước ngoài dự kiến tăng lên 35 tỷ USD vào năm 2021, trong khi đó, năm 2017 đã đạt 28 tỷ USD. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, khi thu nhập tăng lên, các bậc cha mẹ ở các thị trấn nhỏ cũng khao khát một nền giáo dục đẳng cấp thế giới cho con cái thay vì việc học vẹt, cứng nhắc tại các trường đại học địa phương.

Trung Quốc chiếm gần 1/3 số lượng sinh viên nước ngoài trong các ký túc xá ở Mỹ. Tuy nhiên, tháng 3 vừa qua, số lượng này đã giảm lần đầu tiên trong một thập kỷ. Sự chậm trễ về thị thực, những lo ngại về việc ngừng các dự án nghiên cứu và nỗi lo sợ an toàn đã đã làm giảm số lượng sinh viên Trung Quốc đến Mỹ. Trong khi đó, bối cảnh căng thẳng chính trị giữa hai quốc gia ngày càng gia tăng.

Trung Quốc cũng là nơi mang lại nguồn sinh viên đại học quốc tế lớn nhất tại Vương quốc Anh. Năm ngoái, lượng đơn xin học đã tăng 30%.

“Tuy nhiên, một tấm bằng nước ngoài không còn đồng nghĩa với có công việc tốt hơn tại Trung Quốc nữa. Vì vậy, các bậc phụ huynh khao khát đưa con đến các trường đại học danh tiếng và tin rằng con cái họ đi du học từ khi còn nhỏ chính là cách chiến thắng trong cuộc cạnh tranh”, ông Gu Huini, nhà sáng lập công ty tư vấn du học Zoom In cho biết.

Mới 15 tuổi nhưng Shirley Yu là một trong những học sinh đã chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi đại học. Yu cho biết cô phát hiện ra tình yêu của mình với việc làm phim khi đang học lớp 8.

“Mẹ tôi thực sự muốn tôi học kinh tế, còn làm phim chỉ là một nghề nghiệp đầy triển vọng. Do đó, tôi đã làm một bộ phim ngắn về cô gái muốn trở thành vũ công và đề nghị mẹ đóng vai người phản đối cô ấy. Cuối cùng, bà cũng đã đổi ý”, Yu kể.

Sau đó, Yu đã tìm đến một trung tâm tuyển sinh để chuẩn bị sớm cho ngưỡng cửa đại học. Cô đã tham gia các lớp học thêm về dựng hoạt hình và hiệu ứng hình ảnh trong thời gian nghỉ hè, theo một kế hoạch được soạn thảo cùng với cố vấn của cô.

Nhiều gia đình khác thậm chí còn bắt đầu sớm hơn với một công ty cung cấp các lớp học đọc, viết và tranh luận cho trẻ em từ lớp một.

Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp Nhìn ra thế giới

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Các hãng hàng không thương mại đang trở thành "điểm nóng" cho bọn trộm trên máy bay. Hai tuần trước, 2 công dân Trung Quốc đã bị tòa án Balik Pulau phạt tổng cộng 5.700 RM (1.730 USD) vì đã trộm hơn 5.500 RM một chuyến bay từ Penang đến Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc này là mới nhất trong một loạt các vụ trộm đã xảy ra trên các chuyến bay thương mại gần đây.
Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm