Tag

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là trách nhiệm của toàn xã hội

Thị trường - Tài chính 31/01/2022 08:00
aa
TTTĐ - Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại được các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi với ông Lê Thanh Hải, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác này.
Cuối năm, tình hình buôn lậu và hàng giả sẽ “nóng” Cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Ông đánh giá như thế nào về kết quả công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong thời gian qua?

Ông Lê Thanh Hải: Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, điều phối của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo an ninh trật tự, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các lực lượng chức năng vừa thực hiện công tác phòng chống dịch vừa thực hiện chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó, các lực lượng đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát biên giới để phòng chống dịch, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép nên buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng giảm so với những năm trước.

Nhiều ý kiến cho rằng công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa tạo được chuyển biến căn bản, tình hình vẫn diễn biến phức tạp, diễn ra dai dẳng với thủ đoạn tinh vi và gắn với tệ nạn tham nhũng. Ông đánh giá thế nào?

Ông Lê Thanh Hải: Tình hình buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp do xuất phát từ sự bất hợp lý về cung - cầu hàng hóa, lợi nhuận lớn, sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng; Tâm lý sính hàng ngoại của một bộ phận người tiêu dùng…

Nhìn nhận một cách khách quan, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn một số tồn tại, chưa đáp ứng đầy đủ mong muốn của Chính phủ và kỳ vọng của người dân. Trong đó có sự phối hợp chưa thực sự đồng bộ, chặt chẽ, có nơi còn buông lỏng, các lực lượng chức năng chưa làm hết trách nhiệm; Hàng giả, hàng kém chất lượng còn bày bán công khai, cả trên website; Chưa đánh trúng đối tượng cầm đầu, chưa tạo được sự răn đe với đối tượng buôn lậu.

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là trách nhiệm của toàn xã hội
Ông Lê Thanh Hải, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

Bên cạnh đó, chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Một bộ phận cán bộ, công chức còn tha hóa, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, phải quyết liệt, sâu sát, kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” nên thời gian qua việc xử lý cán bộ có dấu hiệu bao che, tiếp tay cũng được đẩy mạnh, làm công khai, minh bạch, đơn cử như việc một số cán bộ ở Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường Phú Thọ, một số sĩ quan thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Biên phòng vừa qua đã bị kỷ luật, truy tố.

Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được đánh giá là chưa đồng bộ. Theo ông đâu là nguyên nhân và giải pháp là gì?

Ông Lê Thanh Hải: Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các lực lượng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tốt hơn. Đặc biệt kể từ khi Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (19/3/2014), công tác phối hợp của các lực lượng có sự chuyển biến căn bản.

Tuy nhiên, cần phải thẳng thắn thừa nhận, dù Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có quy chế quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các lực lượng từ Trung ương đến cơ sở nhưng có những thời điểm vẫn có sự chưa đồng bộ bởi có những vụ việc phụ thuộc vào quy định của mỗi lực lượng cần sự bảo mật thông tin trong thực thi nhiệm vụ.

Nguyên nhân khác là do một số bộ phận cán bộ, công chức còn tiếp tay, làm ngơ cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong khi công tác phối hợp đòi hỏi bí mật, dễ để lọt thông tin để các đầu nậu tẩu tán hàng hóa, thậm chí thay đổi phương thức thủ đoạn gây khó khăn cho việc phát hiện, bắt giữ.

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là trách nhiệm của toàn xã hội
Nhiều vụ vi phạm gian lận thương mại được phát hiện kịp thời trong thời gian qua

Nhiều vụ việc khi lực lượng Hải quan, Quản lý thị trường chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an tiếp tục điều tra, xử lý hình sự gặp khó khăn do không được tham gia vụ việc từ đầu và do chuyển hồ sơ muộn, các đối tượng tẩu tán các chứng cứ liên quan, thống nhất lời khai…

Tới đây, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sẽ tiếp tục rà soát công tác phối hợp, nếu phát hiện những tồn tại thì sẽ tiếp tục đề xuất các bộ, ngành và Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sửa đổi, bổ sung phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Dịp cuối năm, hoạt động buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ lại có xu hướng tăng cao, cơ quan chức năng cũng tích cực xây dựng kế hoạch ngăn chặn, mở chiến dịch truy bắt… Tuy nhiên, để ngăn chặn hiệu quả tình trạng này, cần phải có một chiến lược dài hơi, căn cơ để bảo vệ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Lê Thanh Hải: Theo quy luật thông thường, cứ vào dịp cuối năm, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng diễn biến phức tạp.

Văn phòng Thường trực đã tổ chức nắm bắt tình hình các tuyến địa bàn biên giới, nội địa, từ đó tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán, với phương châm đấu tranh ngăn chặn từ xa, ngăn chặn các hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường không để sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ công khai “lộng hành” ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là trách nhiệm của toàn xã hội
Thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có sự chuyển biến căn bản cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và cả hệ thống chính trị, trong đó người dân và các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng.

Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch 119/KH-BCĐ389 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Kế hoạch này có gì đáng chú ý và được triển khai như thế nào?

Ông Lê Thanh Hải: Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sẽ tập trung kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới; Phân công rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát địa bàn cho từng cơ quan chức năng thuộc địa phương và của Trung ương đóng tại địa bàn; Kiểm soát các hành vi lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mua, bán online, mạng xã hội để kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là trách nhiệm của toàn xã hội
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại có vai trò rất quan trọng, là trách nhiệm của toàn xã hội

Xây dựng phương án tổ chức và tăng cường lực lượng, phương tiện và duy trì kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến biên giới để ngăn chặn hàng cấm, hàng nhập lậu vào nội địa. Trong đó, cần tập trung vào các nhóm hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, có thuế suất cao và các mặt hàng tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán như thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, gia súc, gia cầm, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp... đặc biệt là các mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Năm 2021, nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại có quy lớn được triệt phá, đặc biệt là trên lĩnh vực thương mại điện tử. Công nghệ ngày càng phát triển, các đối tượng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, vậy phương án sắp tới là gì, thưa ông?

Ông Lê Thanh Hải: Ban Chỉ đạo 389 quốc gia luôn xác định, để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có sự chuyển biến căn bản cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và cả hệ thống chính trị, trong đó người dân và các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng.

Trên thực tế, thương mại xuyên biên giới, thương mại điện tử, kinh tế số... phát triển mạnh những năm gần đây và dự báo còn có sự tăng trưởng đáng kể. Cùng với quá trình phát triển này, tình trạng gian lận thương mại và trốn thuế qua trang mạng điện tử ngày càng gia tăng với diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự an toàn xã hội.

Việc này đòi hỏi yêu cầu cao hơn trong công tác đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử. Văn phòng Thường trực đã tham mưu Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải coi nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cần đầu tư trang bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ cho các lực lượng chức, đặc biệt là việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là rất cần thiết.

Mặt khác, việc phát triển thương mại điện tử đồng nghĩa với việc kiểm soát thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn vì đa số các gian hàng trên mạng là gian hàng ảo, số điện thoại không rõ ràng, dịch vụ bưu chính vẫn chưa có chế tài chặt chẽ. Bởi vậy, việc hoàn thiện các quy định về thủ tục kiểm tra, chính sách mặt hàng, chính sách thuế là cần thiết để tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thương mại điện tử trong thời gian tới.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm Thị trường - Tài chính

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm

TTTĐ - Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến mặt hàng này tăng giá, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.
“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank Thị trường - Tài chính

“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank

TTTĐ - Tiếp nối thành công của chương trình "Quà tặng tiền tỷ, chào Thu hết ý", Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) tung ưu đãi "Mùa hội, bội quà" nhằm tri ân khách hàng nhân mùa lễ hội sôi động cuối năm.
Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Quản lý dự án STEP đã tổ chức tổng kết dự án Đẩy mạnh hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (STEP).
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

TTTĐ - Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank.
Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm Kinh tế

Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang lưu ý các chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm, phối hợp giải quyết các vướng mắc, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đến hết năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 80% kế hoạch vốn giao.
Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng Kinh tế

Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng

TTTĐ - Bộ Tài chính lưu ý, người dân khi mua xăng dầu yêu cầu nhân viên phải trả màn hình hiển thị kết quả đo lường về số 0 trước khi tiếp tục bán hàng để chống gian lận, bảo vệ người tiêu dùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 10 ước đạt 6.211,8 tỷ đồng, tăng 11,87% so với cùng kỳ, lũy kế 10 tháng, ước đạt 62.026,08 tỷ đồng, tăng 12,98%.
Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế Thị trường - Tài chính

Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế

TTTĐ - Theo ĐBQH Trịnh Xuân An, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, qua nghiên cứu và tham khảo từ các chuyên gia kinh tế, có thể thấy, nếu chiếu theo quy định của khoản 3, Điều 15, doanh nghiệp nào chỉ sản xuất một mặt hàng là phân bón mới được khấu trừ thuế, còn sản xuất 2,3,4 mặt hàng (trong đó có phân bón) thì không được khấu trừ. Điều này là không thực tế.
Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics Thị trường - Tài chính

Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics

TTTĐ - Đà Nẵng tiên phong mở ra một chương mới cho logistics Việt Nam với việc thành lập Khu thương mại tự do, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, tổng thu ngân sách đạt gần 90% dự toán.
Xem thêm