Tag

Chủ tịch UBND TP Hà Nội gửi công điện khẩn chống bão số 3

Xã hội 01/08/2019 19:20
aa
TTTĐ- Ngày 1/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Công điện khẩn số 11/CĐ-UBND yêu cầu các cấp, ngành, các đơn vị chủ động ứng phó trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội gửi công điện khẩn chống bão số 3

Vị trí, hướng di chuyển của bão số 3.

Bài liên quan

Bảo đảm an toàn thiết bị dạy học trước diễn biến phức tạp của bão số 3

Thông tin mới nhất về bão số 3, Hà Nội có mưa to đến rất to và dông

Hà Nội chủ động ứng phó với cơn bão số 3

Quảng Ninh chủ động phòng chống bão số 3, quản lý tàu thuyền ra khơi

Bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, có khả năng mạnh thêm

Theo đó, các cấp, các ngành, các đơn vị trên địa bàn thành phố tổ chức thường trực 24/24 giờ; theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 3, tình hình mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai trên địa bàn, kiểm tra các trọng điểm xung yếu, các công trình xây dựng (đặc biệt các công trình đang thi công), hồ đập, công trình thủy lợi; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện theo phương châm “3 sẵn sàng, 4 tại chỗ, 5 không”, chủ động chỉ đạo ứng phó kịp thời mọi diễn biến của bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai, đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo: Theo dõi chặt chẽ tình hình bão số 3, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai trên địa bàn; tăng cường kiểm tra hệ thống đê, kè, cống, hồ, đập, công trình thủy lợi, các công trình xây dựng, các khu nhà ở, kịp thời phát hiện, xử lý ngay những hư hỏng, sự cố, đảm bảo an toàn công trình; tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp tiêu úng bảo vệ phục hồi sản xuất.

Lãnh đạo các quan, huyện chủ động tổ chức sơ tán nhân dân ở những vùng ven sông, vùng trũng thấp có khả năng ngập úng, vùng có nguy cơ sạt lở đất, các khu vực nhà xuống cấp, nguy hiểm đến nơi an toàn, thường xuyên thông tin, cảnh báo nguy hiểm, tránh đuối nước, điện giật; bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân; chủ động dự trữ lương thực, thuốc men, hàng hóa, vật tư thiết yếu, sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất, vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai xảy ra.

Các huyện: Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức (vùng thường xuyên bị ảnh hưởng lũ rừng ngang) tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống, ứng phó lũ rừng ngang, rà soát, kiểm tra các điểm xung yếu, dễ có nguy cơ sự cố, nhất là đê điều, công trình thủy lợi, bảo đảm an toàn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân; kịp thời bảo vệ, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất sau bão, mưa, lũ.

Giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành, đơn vị, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố theo chức năng, nhiệm vụ chủ động kiểm tra, nắm chắc tình hình cơ sở, chỉ đạo phòng chống bão số 3 theo quy định, phản ảnh kịp thời tình hình về UBND TP.

Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty Thoát nước Hà Nội tập trung kiểm tra, rà soát hệ thống công trình tiêu khu vực nội thành, giải tỏa ngay các vật cản làm ách tắc, cản trở dòng chảy, đảm bảo thông thoáng; triển khai các biện pháp tiêu thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành; tập trung xử lý kịp thời tiêu thoát nước tại các điểm úng ngập cục bộ. Công ty Công viên cây xanh Hà Nội rà soát, kiểm tra, cắt tỉa ngay cây nặng tán, chặt hạ những cây xanh có nguy cơ đổ, gãy mất an toàn; kịp thời giải tỏa cây đổ không để ùn tắc giao thông.

Công ty Chiếu sáng đô thị Hà Nội kiểm tra, rà soát, triển khai phương án đảm bảo chiếu sáng công cộng, không để sự cố dẫn đến mất tín hiệu đèn giao thông. Các công ty kinh doanh nựớc sạch trên địa bàn thành phố triển khai phương án, chuẩn bị phương tiện đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho nhân dân vùng bị ngập lụt. Các Công ty môi trường triển khai phương án đảm bảo vệ sinh môi trường trước, trong và sau bão, mưa, lũ, lụt. Sở Xây dựng chủ động phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị quản lý nhà, chủ đầu tư các công trình xây dựng kiểm tra, chằng chống các công trình xây dựng, nhà ở, cơ sở sản xuất, cần cẩu, cần trục, biển quảng cáo, trạm thu phát sóng không đảm bảo an toàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo kiểm tra, rà soát, xử lý sự cố, đảm bảo an toàn đê điều, hồ, đập, các công trình thủy lợi;Triển khai phương án phòng, chống úng ngập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp; Chỉ đạo các công ty thủy lợi tiêu kiệt nước đệm, vận hành các công trình tiêu trên địa bàn; Điều phối chung công tác tiêu úng giữa các địa phương, các tiểu lưu vực tiêu úng liên quan trong hệ thống công trình thủy lợi khi mưa, lũ xảy ra...

Sở Giao thông Vận tải phối hợp Công an thành phố Hà Nội triển khai phương án phân luồng, bố trí lực lượng hướng dẫn, đảm bảo giao thông, chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị hỗ trợ giải tỏa ách tắc giao thông tại các điểm úng ngập cục bộ; kịp thời xử lý sự cố, không để xảy ra ùn tắc giao thông.

Công an thành phố Hà Nội tăng cường lực lượng ứng trực, triển khai các phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố trong những ngày mưa, bão. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội nắm chắc tình hình bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai trên địa bàn thành phố, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện thường trực ứng cứu kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Sở Công Thương kiểm tra công tác tạm trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống thiên tai, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, hàng hóa, vật tư thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai, hỗ trợ đảm bảo đời sống nhân dân khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, ổn định thị trường.

Sở Y tế thực hiện trực cấp cứu 24/24 giờ để cấp cứu kịp thời các tai nạn, sự cố trong thời gian bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai; Triển khai phương án bảo vệ cơ sở y tế, đảm bảo an toàn bệnh nhân trong các bệnh viện, cơ sở y tế; Chuẩn bị đầy đủ thuốc men, phương tiện, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống, ứng phó bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai, nguy cơ dịch bệnh.

Sở Thông tin và Truyền Thông đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai; Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, triển khai phương án bảo đảm an toàn cơ sở vật chất trường, lớp trên địa bàn thành phố.

Đọc thêm

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14%

TTTĐ - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm góp phần quan trọng cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam

TTTĐ - Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam - nâng tầm và hội nhập” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ ngày 28 - 31/8.
Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích Nhịp điệu cuộc sống

Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích

TTTĐ - Ùn tắc giao thông là vấn đề vô cùng nan giải đối với các đô thị lớn không chỉ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những phân tích hết sức khoa học và thực tiễn, cuốn sách “Ùn tắc giao thông đô thị” đã nhận diện thấu đáo và đưa ra những giải pháp hữu ích, thiết thực để nhà quản lý các cấp có thể kết hợp đồng bộ, xử lý vấn đề này một cách hiệu quả và lâu dài.
Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 2915/SYT-NVY về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.
Hà Nội có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh Môi trường

Hà Nội có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ sáng sớm 3/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, cục bộ có nơi trên 120mm.
Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương Xã hội

Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương

TTTĐ - Lễ hội Đồng hương Quảng Nam tại TP Hồ Chí Minh không chỉ là một sự kiện văn hóa thu hút du khách mà còn là dịp để người Quảng xa quê hướng về cội nguồn, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh quê hương.
Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ Môi trường

Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 2/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ.
Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to Môi trường

Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80 mm, cục bộ có nơi trên 150mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào, dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Tiếp tục hoàn thiện đề án tổng thể đầu tư đường sắt đô thị Đô thị

Tiếp tục hoàn thiện đề án tổng thể đầu tư đường sắt đô thị

TTTĐ - Tại kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã cho ý kiến vào Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.
Xem thêm