Chứa đựng sự run rẩy của thơ và đầy tính triết lý đời sống
Một bài thơ chạm trái tim người đọc Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn Nhiều cung bậc cảm xúc trong bài thơ về trăng Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê |
Như cây trầm tích lũy kì nam
Cụ thể, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ: "Tôi bất ngờ khi Nguyễn Tiến Thanh ra mắt tập thơ "Viễn ca". Chúng tôi cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ thơ từ khi Thanh còn là sinh viên. Khi đọc "Viễn ca" tôi rất bất ngờ. Tưởng Tiến Thanh làm quản lý sẽ quên thơ ca, vậy mà một ngày mùa thu, anh lại xuất hiện trở lại trong một tinh thần khác, một giai đoạn và nhịp điệu khác.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (ngoài cùng bên phải) dành những lời trân trọng với tập "Viễn ca" của tác giả Nguyễn Tiến Thanh |
"Viễn ca" có nhiều bài thơ lục bát, khiến tôi nghĩ tới hình ảnh cây trầm, lá và cây như bao cây lá khác nhưng trong ruột cây làm nên hương trầm tích luỹ. Thơ Tiến Thanh giống như vậy, anh đi qua cuộc đời này, những buồn vui, cảm hứng, với con mắt mở rộng để nhìn đời sống này, mang lại cho anh những trải nghiệm, tích luỹ.
Vẫn là phong cách đấy, không thay đổi hình thức, vẫn rất truyền thống nhưng sự lãng mạn vẫn như tuổi thanh xuân, sự phiêu lưu vẫn như tuổi thanh xuân nhưng mỗi một ngày nó lại mang thông điệp lớn hơn bởi nó chảy trong dòng chảy tư tưởng.
Chính vì thế, nhiều bạn bè khi đọc thơ anh trước kia, đón nhận tập thơ này với sự bất ngờ, sự chiêm nghiệm.
Thi ca có nhiều con đường, Tiến Thanh chọn con đường đi ngầm trong đời sống, đến ngày hiển lộ ra. "Viễn ca" vẫn chứa đựng sự run rẩy của thơ ca song đầy tính triết lý của đời sống này".
Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh tâm sự về tác phẩm mới nhất của minh |
Buổi ra mắt ra mắt tập thơ “Viễn ca” của nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Ban Văn học nghệ thuật (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức sáng 28/8 tại Hà Nội. Đông đảo bạn bè, thi hữu, người yêu thơ đã tới dự và chúc mừng anh.
Đây là tập thơ thứ ba của nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh sau hai tập “Chiều không tên như vết mực giữa đời” và “Loạn bút hành” đều do Nhà xuất bản Văn học xuất bản trong năm 2021. Tập thơ mới này gồm 39 bài thơ, thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống, tình yêu khi vào tuổi trung niên.
Tại lễ ra mắt tác phẩm "Viễn ca", nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh tâm sự: "Tôi học Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp. Ra trườngđược giữ lại giảng dạy thời gian ngắn. Sau đó tôi đi làm báo. Đi làm báo, cái nghề liên quan tới chính nghĩa, vì thế tôi bị quăng quật với đời nhiều quá nên cũng không có thời gian sáng tạo thơ ca.
"Viễn ca" là chặng đường con người phải đi qua trong hành trình số phận của mình. Trên hành trình đó bắt gặp nhiều phong cảnh, tôi chỉ ghi lại những cảnh đó bằng ngôn từ và cảm xúc.
Trong hành trình cuộc sống, mỗi bước đi đều là sự đổi mới, thơ cũng vậy, mỗi bài thơ là sự tiếp nối của cảm xúc và liên tưởng khác nhau. Sau 30 năm làm báo, bước sang làm công việc khác thời gian tới chắc cũng phải tự thay đổi".
Chân trời huyễn mộng
Có mặt tại buổi ra mắt "Viễn ca", PGS, TS Phùng Gia Thế nhấn mạnh: "Paul Valéry nói, đại ý, thơ là một ngôn ngữ riêng trong ngô ngữ chung của loài người, làm thơ tức là làm thế nào cho ngôn ngữ trở thành nghệ thuật.
Nguyễn Tiến Thanh có khác, anh làm thơ, không làm chữ. Nói khác đi, sáng tác thơ với anh là sự tạo sinh và không gian hóa cảm xúc bằng ngôn từ. Điều này cũng có nghĩa, chữ trong thơ anh, theo mạch cảm xúc ấy, tự nhiên được gọi về, không cần cân đong, gò đẽo...
Tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn và độc giả |
Thực tiễn cho thấy, mỗi hình thái, thế dạng thơ có khả năng thu hút và làm sinh thành một kiểu bạn đọc riêng. Thơ Nguyễn Tiến Thanh cũng vậy. Đó trước hết là kiểu thơ dành cho những người lãng mạn, yêu kỷ niệm, yêu những ngày tháng cũ.
Tiến Thanh say mà tỉnh. Chất lãng mạn, lãng du không khiến những suy tư nhân thế và trách nhiệm công dân của anh khuất lấp nhưng Tiến Thanh cũng tỉnh mà say. Bởi có lẽ, thơ mãi mãi là chân trời huyễn mộng để anh được sống tận cùng với bản lai diện mục của mình”.
Nhà phê bình văn học Đỗ Anh Vũ thì hồi tưởng: "Khoảng những năm 1995 - 1996, khi còn là một học sinh cấp 3 chuyên Văn, đi trọ học xa nhà, tôi đã được đọc thơ Nguyễn Tiến Thanh trong cuốn sổ chép tay của một cựu sinh viên Đại học Bách khoa. Hai bài thơ đầu tiên của Tiến Thanh mà tôi đọc được là "Điều đó dĩ nhiên rồi" và "Viết cho đôi mắt đen". Hai bài thơ ấy, nhất là "Điều đó dĩ nhiên rồi" đã đến với tôi như một “của hiếm” trong những ngày tháng ấy. Giọng điệu thơ khác hẳn với các bài thơ cùng thời trên các báo Hoa học trò, Áo trắng...
Tôi đã thuộc lòng bài thơ một cách dễ dàng và rồi đã “trình diễn” không biết bao nhiêu lần trong suốt thời đi học, trong các cuộc vui, bên các bàn rượu... Giọng thơ say đắm tha thiết, ngôn ngữ lung linh ảo diệu, nhạc điệu ngân nga.
Một tình yêu thành thật mà xa xót vì đơn phương, có chút cường điệu đại ngôn nhưng lại rất đáng yêu...
Anh có những câu thơ ấn tượng bởi có các cặp đối ngẫu song hành trong cùng một dòng thơ, gợi nhiều liên tưởng dư ba... Chất lãng tử du ca là hồn cốt của Tiến Thanh, gọi về cho anh những câu thơ tài hoa, làm người đọc hòa theo không gian và cảm xúc của tác giả".