Tag

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Văn học 19/07/2023 17:35
aa
TTTĐ - Tác giả Lan Nguyễn ở T03 (Bộ Công an) vừa gửi đến tòa soạn lời bình bài thơ “Mộ chí chưa có tên” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Từ một chương trình trên Truyền hình Nhân Dân... Sen ngát hương đời Những tiếc nuối gửi mùa hoa năm cũ Màu hoa phượng - màu khát vọng của lứa đôi Khi em xa - một định nghĩa về hạnh phúc! Tình yêu - điểm tựa cuộc đời
Một bài thơ chạm trái tim người đọc

MỘ CHÍ CHƯA CÓ TÊN

Nguyễn Hồng Vinh

Tháng 7

Điện Biên chợt mưa tuôn

Chị lầm lũi dọc ngang

Từ Nghĩa trang Him Lam đến Đồi A1...

Mong manh tìm mộ Cha!

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Tháng 7

Nghĩa trang Trường Sơn đổ lửa

Nước mắt cạn khô

Em trai Đường 9 năm nào

Chưa thấy tên mộ chí!

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Cuộc kiếm tìm đằng đẵng

59 năm gập ghềnh Điện Biên

38 năm điệp trùng Trường Sơn

Đồng đội của cha, của em vẫn lặng chìm đâu đó...

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Trong biển trời Tổ quốc

Những dòng tên mãi khuất âm thầm...

Ngày Thương binh - Liệt sĩ, 2013

Một bài thơ chạm trái tim người đọc
Nhà báo, nhà thơ HồngVinh thắp nhang tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị)

Lời bình của Lan Nguyễn

Đây là bài thơ đăng trên báo Thời Nay đúng dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/2013). Tròn 10 năm xuất hiện bài thơ, nhưng đến nay đọc lại, tôi và nhiều người vẫn trào dâng xúc động.

Trong số hơn chục tập thơ đã xuất bản, hầu như tập thơ nào, Nguyễn Hồng Vinh vẫn nặng lòng với đề tài thương binh - liệt sĩ và tìm cách tiếp cận, thể hiện đa dạng sự tri ân của mình đối với các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng... (tiêu biểu là các bài: “Anh nằm nơi nao”, Dấu nạng thương binh”, “Chỉ một con đường”, “Lá thư qua bưu điện”, “Cô giao liên ở Ba Lòng”, “Màu xanh mát đất anh nằm”… Trong số đó, bài “Mộ chí chưa có tên” là một trong những bài vẫn giữ nguyên giá trị thời sự và chạm đến trái tim người đọc.

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Một tháng 7 nữa lại đến trong cái nắng chói chang nơi dải đất hình chữ S nhuộm máu đào các liệt sĩ, thương binh. Mặc nắng gắt cháy da, gió lùa rát bỏng, hay mưa tuôn bất chợt, những làn khói nhang vẫn cuộn tỏa, lãng đãng kết thành vầng mây lơ lửng bao trùm lên khuôn viên các nghĩa trang liệt sĩ.

“Tháng 7 / Điện Biên chợt mưa tuôn… Tháng 7 / Nghĩa trang Trường Sơn đổ lửa…” có bóng dáng người phụ nữ nhỏ bé lặng lẽ đi thắp nhang từng hàng mộ để tìm mộ cha và em.

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Phải chăng, xuất phát từ trải nghiệm những tháng năm tuổi trẻ trên khắp cung đường Trường Sơn, từng tham gia giải phóng Đông Hà, Quảng Trị trong những ngày lửa đạn trùng trùng; Từng dùng ngòi bút tiếp thêm nguồn lực chiến đấu cho các “binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến”, nhà báo Hồng Vinh dễ cảm, dễ trải lòng khi đề cập sự hy sinh thầm lặng của các chị, các anh?

Hay chính ông cũng là người trong cuộc, khi anh trai ông hy sinh ở Đường 9, mà đến nay vẫn không thể xác định được mộ chí?

Một bài thơ chạm trái tim người đọc
Nhà báo, nhà thơ HồngVinh thắp nhang tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị)

Dẫu biết, trong những ngôi mộ lặng lẽ đang mang trên mình tấm bia khắc đậm dòng chữ “Mộ liệt sĩ chưa có tên” kia có thể có liệt sĩ Nguyễn Duy Lộ, anh trai ông, cũng có thể có liệt sĩ là cha, là em của người phụ nữ kia “69 năm gập ghềnh Điện Biên/ 48 năm điệp trùng Trường Sơn” đã và đang bền bỉ kiếm tìm?

Theo bài thơ, điểm khởi đầu của hành trình đi tìm mộ cha và em là mảnh đất lịch sử Điện Biên, không gian là thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Đằng sau sự oanh liệt, hào hùng, là nỗi đau khó có thể dùng ngôn từ diễn tả. Chị đi tìm Cha, đất trời Điện Biên “chợt mưa tuôn”. Mưa của đất, của trời, hay mưa trong lòng chị?

“Tháng 7

Điện Biên chợt mưa tuôn

Chị lầm lũi dọc ngang

Từ Nghĩa trang Him Lam đến Đồi A1…

Mong manh tìm mộ Cha!”

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

69 năm đi đi, lại lại Điện Biên, người phụ nữ ấy vẫn “lầm lũi dọc ngang/ Từ nghĩa trang Him Lam đến đồi A1”. Vẫn biết thật mong manh. Vẫn biết là không thể vì trong sự thật hiện hữu, ở nghĩa trang liệt sĩ A1, chỉ có 4 ngôi mộ có tên trên tổng số 644 ngôi mộ chưa có tên và ở nghĩa trang liệt sĩ Him Lam cũng vậy, hầu hết các ngôi mộ đều chưa có tên. Nhưng, sức mạnh niềm tin thôi thúc, “Chị vẫn lầm lũi dọc ngang”. Tôi thực thán phục cách dùng từ của tác giả.

Dường như, đây là phong cách khó trộn, khó pha và làm nên độ “sắc” trong thơ của Hồng Vinh. Cách chọn từ, buông từ, thả chữ tinh tế đến mức, một từ “lầm lũi” cũng đủ kéo chùng tâm trạng độc giả. Phải dừng lại, phải ngẫm, phải suy mới thấy cái đẹp, cái hay của việc láy từ “lầm lũi” ở đây.

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Không đơn giản chỉ là từ tượng hình, gợi tạo dáng vẻ lặng lẽ, cô đơn, đầu cúi thấp như không quan tâm gì tới thế giới xung quanh như người ta vẫn nghĩ. Vượt lên trên nền nghĩa ấy, là tâm trạng, là hy vọng, là tình cảm đối với người đã khuất. Đó không phải là tâm trạng của riêng chị, mà còn là tình cảm của người dân Việt Nam, của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với những liệt sĩ đã ngã xuống vì bình yên Tổ quốc.

Nỗi đau chưa dừng lại. Từ nghĩa trang Him Lam, nghĩa trang Đồi A1, chị lại tất tả xuôi về nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Đường 9 để tìm người em trai liệt sĩ “Chưa thấy tên mộ chí!”.

“Tháng 7

Nghĩa trang Trường Sơn đổ lửa

Nước mắt cạn khô

Em trai Đường 9 năm nào

Chưa thấy tên mộ chí!”.

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Ở nghĩa trang Trường Sơn, hơn 10 nghìn ngôi mộ liệt sĩ nằm san sát, trải dài trên đồi núi mênh mông, chấp chóa ánh sao vàng năm cánh trong cái nắng gắt như đổ lửa. Chị vẫn nuôi hy vọng, biết đâu em trai mình đang nằm nơi đây chăng? Nhưng đâu thấy ngôi mộ nào khắc tên em? Chị lại ngược lên nghĩa trang liệt sĩ Đường 9. Nhưng em ơi, nơi đây có rất nhiều ngôi mộ tập thể và hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin!

Không một câu, từ nào nói về sự khốc liệt của chiến tranh, mà dường như ai cũng cảm nhận, cũng thấy rõ lằn sinh tử, sự tàn phá, hủy diệt của những trận chiến ác liệt năm nào. Thật xót xa, đau đớn biết chừng nào, khi “Nước mắt đã cạn khô”, vẫn “Chưa thấy tên em trên mộ chí!”. Chị vẫn bền bỉ kiếm tìm, nhưng, “Đồng đội của cha, của em vẫn lặng chìm đâu đó…”. “Lặng chìm đâu đó…” đã thắp nên hy vọng trong chị, trong chúng ta.

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Mộ chí tuy chưa có tên, song Tổ quốc, nhân dân luôn trân trọng, khắc ghi vì “sự hy sinh dũng cảm của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do” - như lời Bác Hồ. Và nay, Tổ quốc ta đã liền một dải, nhân dân ta được sống trong độc lập, tự do, khẳng định khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đang dần hiện hữu.

“Trong biển trời Tổ quốc

Những dòng tên mãi khuất âm thầm…”

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Bài thơ kết lại bằng sự thật hiển nhiên “Những dòng tên mãi khuất âm thầm…”, bằng hiện thực khách quan về những tấm bia mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin, bằng thông điệp thấm đẫm nghĩa tình người Việt Nam, tên liệt sĩ đã hòa “Trong biển trời Tổ quốc”, vút bay thành khúc quân hành, để cất cao tiếng hát tự hào về Tổ quốc ta.

“Tôi đang đứng đây gìn giữ đất trời bao la / Tổ quốc đã trao cho từng tấc đất của ông cha”. Vì thế, Mộ chí chưa có tên, đâu chỉ là nỗi đau. Các anh hùng liệt sĩ tuy “dòng tên mãi khuất” nhưng như vẫn “âm thầm” bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Mãi mãi thành kính tri ân các chị, các anh!

Đọc thêm

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2 Nhịp sống phương Nam

Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2

TTTĐ - TTTĐ - Tối ngày 15/10, "Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2" do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã chính thức khép lại và thành công tốt đẹp sau 15 ngày thi đua, tranh tài sôi nổi của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Xem thêm