Tag

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Văn học - Nghệ thuật 18/09/2023 16:13
aa
TTTĐ - Bài thơ Ngẫu nhiên buổi ấy… của Hoàng Nguyễn chỉ với 16 câu thơ lục bát nhưng gói ghém nhiều vỉa tầng ngữ nghĩa khi đề cập chủ đề về tình yêu con người trước thiên nhiên đang vần vũ chuyển mùa.
Suy ngẫm từ bài thơ "Có thể thế chăng"? Sao thu muộn về? Trào dâng tình bạn, tình đời Ngát mãi hương quê Hạnh phúc gắn với dòng sông Sức sống từ những cây cầu

Ngẫu nhiên buổi ấy...

Tặng MÂY

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Ngồi bên bình cúc họa mi

Cánh hoa muốt trắng, nói gì cùng em?

Chiều nay anh đứng bên thềm

Quơ tay gom sợi nắng vàng lung linh

Tan rồi bao trận mưa tuôn

Đường đi ngập nước, nỗi buồn giăng theo

MÂY ơi kỹ giấu mặt trời

Để chim im hót, để người bâng khuâng

Tình cờ được gặp nàng VÂN

Bất ngờ MÂY lại ở gần bên ta?!

Quá ngọ, trời hửng xua mưa

Tiếng lòng xao xuyến nhịp thơ ân tình

Chia tay lòng dạ đinh ninh

Nhân duyên Trời đã gắn mình với ta

Về đêm, nghe tiếng trong mơ:

Hình như ta đã mong chờ từ lâu?!

Tháng 9/2023

Hoàng Nguyễn

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Xét về khía cạnh triết học, tác giả bài thơ này đề cập khá nhiều phạm trù: Không gian - thời gian, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ trong một quán cà phê có treo một tấm tranh cô gái “ngồi bên bình cúc họa mi / Cánh hoa trắng muốt nói gì cùng em” vào buổi trưa khi “Quá ngọ, trời hửng xua mưa”; Là phạm trù hữu hình và vô hình, khi suốt tuần rồi, mưa cứ sụt sùi khiến “đường đi ngập nước, nỗi buồn giăng theo”; “Để chim im hót, để người bâng khuâng”; Là phạm trù “thực - hư”, khi mưa ngừng rơi “Ngoài trời bỗng hết cơn mưa / Trong lòng rộn rã nhịp thơ ân tình”; Là phạm trù “ngẫu nhiên - tất nhiên”: “Tình cờ được gặp nàng VÂN/ Bất ngờ MÂY lại ở gần bên ta”.

Đây là câu thơ dí dỏm có phần như đối chữ đồng nghĩa, vì VÂN cũng là MÂY, “em” ngồi cạnh ta hiện hữu, mà thật bất ngờ, để trước đó “anh” đã buông lời trách móc “mây ơi giấu kỹ mặt trời”, khiến đường ngập nước, lòng “anh” buồn sầu! Nhưng xét cho cùng thì, tất cả những nội dung trong các phạm trù nêu trên, tác giả dẫn dụ người đọc quy về một điều căn cốt “Nhân duyên trời đã gắn mình với ta”.

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Có “duyên” sẽ có “phúc”; mặc dù đó là chặng đường gian truân, gập ghềnh tìm kiếm suốt tháng năm. Tôi đã tra kỹ nhiều loại từ điển và đều thấy chung một nội hàm của hai từ “nhân duyên”: Nhân duyên giữa người với người được xem là tiền đề của những mối quan hệ thân thiết sau này. Không có nhân duyên thì không thể gặp được những người tri kỷ, tri âm trước vui buồn nhân thế, trước những trắc trở của cuộc sống riêng tư và sự nghiệp từng ấp ủ...

Bởi vậy, người xưa đã có câu ngạn ngữ: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, ý nói rằng, những người có duyên với nhau, thì dẫu có cách xa ngàn dặm vẫn sẽ gặp được nhau; và sự thường xuyên gặp nhau làm cho cái “duyên” ấy càng đậm đà hương sắc. Bởi vậy, sau lần gặp gỡ tình cờ, “anh” trong bài thơ này đêm nằm bỗng nghe thấy tiếng trong mơ: “Hình như ta đã mong chờ từ lâu”, mong được gặp một người mà ta vốn tưởng tượng về hình hài, về lời ăn tiếng nói, về phong cách hồn nhiên, lịch thiệp, đặc biệt về nội tâm dễ đồng cảm với ta...

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Bao điều mong ấy, đã hiện hữu trong một buổi trưa thu khi cơn mưa kéo dài nhiều ngày đã dứt, trời bắt đầu quang mây, lòng người náo nức, đường phố đông vui, những tủi sầu lùi về phía sau...

Viết đến đây, tôi liên tưởng đến cuộc gặp bất ngờ giữa Thúy Kiều trong buổi du xuân với Kim Trọng tại một khuôn viên thanh nhã “Dưới cầu nước chảy trong veo / Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Cuộc gặp giữa đôi trai tài gái sắc ấy, tạo nên “tiếng sét ái tình” là lẽ đương nhiên; để sau đó về đêm, chàng Kim “chập chờn cơn tỉnh, cơn mê” với bóng hình Kiều...

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Còn “anh” trong bài thơ này, thì sau cuộc gặp ngẫu nhiên trưa ấy, khi trở về nhà “vui đứng bên thềm / Quơ tay gom sợi nắng vàng lung linh”, lòng tràn ngập một niềm tin xác quyết: “Nhân duyên trời đã gắn mình với ta”!

Một chân trời mới được mở ra, với bao hy vọng, giúp “anh” thêm động lực sống, hướng tới những “mùa vui” nối tiếp. Đây là giá trị nhân văn, là nét đẹp của bài thơ này, thể hiện qua 16 dòng lục bát bình dị, mà hàm chứa ý tứ sâu xa.

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Đọc thêm

Tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước Văn hóa

Tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước

TTTĐ - Suốt những năm qua, những chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đều là "kim chỉ Nam" cho từng bước tiến, từng giai đoạn của đất nước, bao trùm mọi lĩnh vực, ngành nghề. Tập hợp những cuốn sách Tổng Bí thư để lại cho đời cho thấy tình cảm sâu nặng, suốt đời vì dân vì nước, cống hiến tận tâm tận lực của đồng chí.
Văn hóa Việt làm vẻ vang dân tộc bởi "người dẫn đường" tâm huyết Văn hóa

Văn hóa Việt làm vẻ vang dân tộc bởi "người dẫn đường" tâm huyết

TTTĐ - Với vai trò là "người dẫn đường" cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, suốt những năm qua, với tầm nhìn sâu rộng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vạch ra những đường lối về phát triển văn hóa, phát triển con người để đất nước ta vươn mình, khẳng định vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Dự kiến tôn tạo bức phù điêu “Bắt sống phi công Mỹ John McCain” Văn học - Nghệ thuật

Dự kiến tôn tạo bức phù điêu “Bắt sống phi công Mỹ John McCain”

TTTĐ - UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa có tờ trình xin ý kiến HĐND cùng cấp về chủ trương đầu tư một số dự án, trong đó có chỉnh trang, tu bổ, tôn tạo bức phù điêu “Bắt sống phi công Mỹ John McCain”.
Gia đình đọc sách - cuộc thi phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng Văn học - Nghệ thuật

Gia đình đọc sách - cuộc thi phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024. Đây là hoạt động thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”.
Ngày hội Astérix diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Văn học - Nghệ thuật

Ngày hội Astérix diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

TTTĐ - Nhân dịp Thế vận hội Mùa hè, Thế vận hội Người khuyết tật Paris 2024 và ra mắt 3 tập mới trong bộ sách Astérix, Nhà xuất bản Kim Đồng và Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện Ngày hội Astérix 2024 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát động Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III Văn học - Nghệ thuật

Phát động Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III

TTTĐ - Sáng 17/7, Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024 chính thức được phát động. Tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 70 triệu đồng, trong đó Giải nhất trị giá 20 triệu đồng.
Trải nghiệm triển lãm búp bê Nhật Bản và tranh Ukiyo-e độc đáo Văn học - Nghệ thuật

Trải nghiệm triển lãm búp bê Nhật Bản và tranh Ukiyo-e độc đáo

TTTĐ - Từ ngày 26/7 đến 4/8/ tại khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam sẽ diễn ra triển lãm "Búp bê Nhật Bản" và "Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e".
Ngôi nhà mang biển số một Văn học - Nghệ thuật

Ngôi nhà mang biển số một

TTTĐ - Cuộc sống hằng ngày cứ cuồn cuộn trôi, ít người Hà Nội biết một chi tiết đời thường - đó là con đường mang tên Lê Thái Tổ nối Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục với ngã tư Bà Triệu - Tràng Thi thì bên trái đường chỉ có một ngôi nhà mang biển số 1 - chính là Nhà hàng Thủy Tạ nổi tiếng với các loại kem bốn mùa, đã tồn tại hơn trăm năm có lẻ.
Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng Văn học - Nghệ thuật

Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng

TTTĐ - Bài thơ "Hoàng hôn màu tím" vẽ lên một bức tranh thiên nhiên và tình yêu đầy sắc màu và cảm xúc. Từng dòng thơ như những nét vẽ tinh tế, khắc họa một hoàng hôn màu tím trên miền quê hương bình dị, mang đậm chất trữ tình và lãng mạn.
Thế giới học đường trước năm 1945 trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài Văn học - Nghệ thuật

Thế giới học đường trước năm 1945 trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài

TTTĐ - Kỉ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài (6/7/2014 - 6/7/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản tập truyện ngắn "Mực tàu giấy bản" gồm 10 truyện ngắn được viết trước năm 1945 của ông.
Xem thêm