Tag

Chuyện đời một đại gia: 10 năm đeo băng đen (Kỳ 2)

Văn học 17/12/2016 15:02
aa
(TTTĐ) - Tối hôm đó Đàm rán 1 con cá trắm và thổi 1 nồi cơm nếp để thắp hương báo cáo với bố. Anh quyết tâm sau 10 năm để tang bố sẽ lập nghiệp thành công và lo cho các em có gia thất.

Chuyện đời một đại gia: 10 năm đeo băng đen (Kỳ 2)

Chuyện đời một đại gia: Quãng đời lăn lóc (Kỳ 1)


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Anh tự thề với mình là sẽ để tang bố 10 năm. Đây là 1 cách để tang âm thầm nhưng quyết liệt. Cuối mỗi ngày, trước khi đi ngủ, Đàm đều thắp hương trên bàn thờ của bố và trò chuyện với ông.

“Bố ơi! Bạch đàn lớn rất nhanh. Có cây là có tiền. Trước đây con dại quá, cứ nghĩ phải ra nước ngoài mới sống được, nhưng không phải thế. Ở đây còn sống tốt hơn. Cứ có đất, có nước là sống được”.

“Hôm nay con vừa bán 10 triệu đồng tiền củi cành và đã gửi về cho mẹ 5 triệu đồng. Bây giờ mẹ cũng đỡ vất vả nhiều rồi”. “Thằng Kiên và thằng Cường thi Đại học không đỗ. Con định đưa chúng nó lên đây làm. Ở đây nhiều việc và việc gì cũng có thể kiếm được tiền”.

Đại để nội dung những cuộc trò chuyện của Đàm với hương hồn bố anh là như vậy. Tất cả chỉ là chuyện công việc, chuyện gia đình, nó rất thật và đầy tình cảm.

Kiên và Cường là 2 em trai của Đàm. Ở làng anh, rất ít người thi đỗ đại học. Vả lại lớp trẻ ở làng cũng không thiết tha với đại học nhiều lắm. Biết bao người đỗ đại học trong cả nước đang thất nghiệp, vậy cố sức để dành 1 tấm bằng cử nhân mà làm gì.

Không vào đại học, con trai con gái ở làng kéo nhau vào miền Nam làm thuê. Các khu công nghiệp ở Bình Dương, ở Đồng Nai đang cần hàng vạn người lao động trẻ khỏe.

Những lao động khỏe nhất bỏ làng đi làm thuê hết. Ruộng bỏ hoang không có người cày cấy. Làng còn lại toàn người già và trẻ con. Nếu Đàm không lo việc làm cho 2 em thì chúng nó cũng sẽ bỏ làng đi vào Nam làm thuê.

Khi quyết định đưa 2 em lên làm việc, trong óc Đàm đã hình thành những khối lượng công việc lâu dài dành cho chúng nó.

Đất trồng bạch đàn của Đàm nằm trên 2 quả đồi kề nhau. Giữa 2 quả đồi đó là thung lũng. Chỉ cần thuê 2 ca máy ủi và 2 ca máy xúc đắp 1 con đập nối 2 quả đồi với nhau thì Đàm sẽ có 1 cái ao cá khá rộng.

Anh sẽ nuôi cá trắm cỏ trong ao này. Đây là loại cá có sức sống mạnh nhất, lớn nhanh nhất, ít bệnh tật. Thức ăn của cá trắm cỏ cũng đơn giản, chỉ là cỏ và cây chuối rừng băm ra, ném xuống ao là cá đã có cái ăn rồi.

Kiên và Cường lên đây sẽ trông coi cái ao cá này. Hàng ngày cắt cỏ và băm cây chuối cho cá ăn. Cá giống thả xuống ao sau 3-4 tháng là đã có thể ăn được rồi. Chỉ cần 1 cọng cỏ non móc vào lưỡi câu ném xuống ao, một lúc sau giật lên là đã có 1 con trắm.

Đầu cá và lòng ruột dùng để nấu riêu, còn mình và đuôi cá thì kho với riềng hoặc rán lên làm thức ăn. Trước đây, Đàm có mơ ước cũng không trông thấy những món cá ngon như thế. Đã nghĩ là làm, tính Đàm như vậy.

Cái ao cá đã hiện lên đúng như trong trí tưởng tượng của Đàm. Nước trong xanh, nhìn rõ cả bóng đồi bạch đàn soi xuống nước. Đàm thả cá giống xuống. Kiên và Cường hàng ngày chăm sóc ao cá.

Cá lớn rất nhanh. Đêm nằm trong nhà đã bắt đầu nghe tiếng cá quẫy. Nhưng lứa cá ấy mất sạch. Ba anh em đêm lắng tai nghe không còn tiếng cá quẫy nữa. Cắt cỏ ném xuống ao cũng không thấy cá ăn. Cá đi đâu hết? Và kẻ nào đã trộm hết cá trong ao?

Đàm thức thật khuya để rình. Hóa ra kẻ trộm là lũ rái cá. Thế là 3 anh em phải mua dây thép mắt cáo về bao kín quanh ao để ngăn bọn rái cá. Đàm còn đặt nhiều bẫy dưới chân bờ rào thép. Và cứ vài hôm 3 anh em lại có 1 nồi thịt rái cá.

“Bây giờ thì không thể mất cá được nữa rồi. Và chúng ta sẽ thắng”. Đàm nói với 2 em như vậy. Và đúng như thế. Vụ cá năm đó Đàm thu được hơn 300 triệu đồng.

Anh đưa cho Kiên và Cường mỗi đứa 100 triệu đồng và nói rất nghiêm khắc: “Không được tiêu pha bừa bãi. Ra Ngân hàng gửi tiết kiệm và đem sổ tiết kiệm về đây cho anh xem. Các em rồi cũng phải lập nghiệp và cũng cần đến vốn. Vì thế không được chi tiêu theo kiểu bóc ngắn cắn dài. Khi cần tiền tiêu vặt thì hỏi anh chứ không được rút tiết kiệm ra để tiêu”.

Tối hôm đó Đàm rán 1 con cá trắm và thổi 1 nồi cơm nếp để thắp hương báo cáo với bố. Anh quyết tâm sau 10 năm để tang bố sẽ lập nghiệp thành công và lo cho các em có gia thất.

Nhưng điều này Đàm không trò chuyện với bố. Anh chỉ báo cáo với bố những việc đã làm được, còn những dự định thì anh không nói mà chỉ âm thầm thực hiện.

Một buổi chiều 3 anh em rủ nhau đi tắm sông. Nhìn những chiếc bè gỗ lừ lừ trôi trên sông, Đàm nói với Kiên và Cường: “Chúng ta có thể kiếm được nhiều tiền từ những bè gỗ này đấy. Phải làm 1 bến gỗ để mở dịch vụ mua bán tre bương và gỗ.


Chuyện đời một đại gia: 10 năm đeo băng đen (Kỳ 2)

Thấy bè gỗ trôi trên sông, Đàm lập kế hoạch kinh doanh.

Tập kết gỗ phải có bến. Nếu để gỗ dọc bờ sông thì 1 trận lũ sẽ mất hết. Phải làm bến để tập kết gỗ mới không bị mất. Và việc này tốn khá nhiều công sức. Phải chọn 1 khúc sông cong rồi nạo vét và xẻ đất mới thành cái bến gỗ. Việc này máy móc không làm được. Anh sẽ thuê người làm”.

Việc làm bến gỗ phải mất 1 tháng mới xong. Sau đó Đàm lên thượng nguồn tìm hiểu giá gỗ, giá tre bương và đặt các nhà bè đưa gỗ và tre bương về bến. Anh bắt đầu kinh doanh gỗ và tre bương.

Ô tô tải từ dưới xuôi lên mua gỗ và tre bương của anh ngày càng nhiều. Lợi tức thu được từ kinh doanh gỗ khá cao. Ngoài việc buôn bán gỗ và tre bương, Đàm còn tổ chức sản xuất đồ gỗ.

Trong làng thanh niên lập nghiệp có một số người biết nghề mộc. Đàm bàn với những người này hợp sức cùng anh tổ chức một xí nghiệp sản xuất đồ gỗ gia dụng. Những gốc cây lớn trong rừng tưởng chỉ vứt đi giờ Đàm cho đào về, đục đẽo, chạm trổ tạo thành những chiếc bàn gỗ rất độc đáo.

Đây là những bộ bàn ghế bằng gỗ tự nhiên nguyên khối, có thể để hàng trăm năm không hư hỏng. Mặt hàng này bán cho những người nhiều tiền và bán rất chạy.

Đàm nói với Kiên và Cường: “Ngoài việc nuôi cá và trông coi xưởng mộc, các em nên tranh thủ học lấy nghề mộc. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Có nghề trong tay, không lo bị đói. Trong tương lai gần, các em phải tổ chức mỗi đứa 1 xưởng gỗ độc lập và phát triển kinh tế, nuôi vợ con bằng cái xưởng ấy. Khi mấy đứa con gái ở nhà đi lấy chồng hết, anh sẽ đón mẹ lên đây. Ba anh em mình được ăn uống đầy đủ, sinh hoạt thoải mái, nhưng mẹ ở nhà không dám ăn miếng ngon, không dám tiêu quá 100.000 đồng. Phải đưa mẹ lên đây để chăm sóc thì mẹ mới khỏe ra và sống lâu được”.

Sắp đến ngày giỗ lần thứ 10 của bố, Đàm bàn với các em: “Lần giỗ này anh sẽ làm to hơn mọi năm, vì đây là giỗ năm chẵn của bố. Anh sẽ mang về 1 con lợn lửng và 10 con gà đồi để làm giỗ bố. Nhưng cả 3 anh em không thể về hết được. Chú Cường phải ở lại để trông ao cá và 2 đồi bạch đàn. Làm giỗ xong, anh và chú Kiên sẽ lên ngay”.

Đối với Đàm ngày giỗ lần thứ 10 của bố rất quan trọng. Đó là ngày anh cởi bỏ cái băng đen đeo ở ngực suốt 10 năm nay. Đó cũng là dịp anh báo cáo với bố về 10 năm lập nghiệp của anh. Mười năm lao động cật lực anh đã có 2 đồi bạch đàn, 1 ao cá và 1 xưởng mộc. Tiền trong tài khoản của anh ở Ngân hàng đã lên tới nhiều tỷ đồng.

Bước đầu anh đã lo được việc làm ổn định cho 2 đứa em trai và chúng nó cũng bắt đầu có vốn liếng riêng. Đứng trước bàn thờ của bố, Đàm thì thầm rất lâu. Và 2 mắt anh đỏ hoe.

Mọi người đang ăn cỗ thì Cường gọi về. “Có 1 đoàn cán bộ của huyện và mấy người nữa đến đo đạc và khảo sát khu đất của mình và những khu lân cận. Hình như chính quyền địa phương định xây dựng 1 khu công nghiệp ở đây. Xong việc anh lên ngay để chủ đầu tư bàn với anh về việc đền bù”.

(Còn nữa)

Ngọc Tuệ (Người giữ lửa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Những "phát súng" cảnh tỉnh sắc bén từ ngòi bút sắc sảo Văn học

Những "phát súng" cảnh tỉnh sắc bén từ ngòi bút sắc sảo

TTTĐ - Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, thông tin lan truyền với tốc độ chóng mặt và không ít trường hợp thật - giả lẫn lộn thì nhu cầu về một tiếng nói tỉnh táo, sắc sảo và đầy trách nhiệm trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. “Bắn chỉ thiên” - tập tiểu phẩm báo chí của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới độc giả như một "phát súng" thức tỉnh, truyền thông điệp mạnh mẽ về sự tử tế, chính trực và tinh thần phản biện trong xã hội hiện đại.
“Bóng tàu qua phố”  -  Giai điệu kết nối ký ức Thủ đô và khát vọng tương lai Văn học

“Bóng tàu qua phố” - Giai điệu kết nối ký ức Thủ đô và khát vọng tương lai

TTTĐ - “Bóng tàu qua phố” là khúc ngân dịu dàng vang vọng từ năm cửa ô Hà Nội - nơi quá khứ và hiện tại quyện hòa trong âm vang bánh sắt, sắc vàng mùa thu và nhịp sống đô thị đương đại. Với giọng thơ lãng mạn mà sâu lắng, tác giả Tào Khánh Hưng đưa người đọc lên chuyến tàu ký ức xuyên qua phố cổ, cầu Long Biên, qua cả miền quê lúa thơm và những khát vọng tương lai. Tàu không chỉ chở hành khách mà còn chuyên chở tình yêu Hà Nội, bản sắc Việt và giấc mơ phát triển trên từng cung đường đất nước. Một bài thơ lắng đọng, để ta thêm yêu con tàu, yêu Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến.
“Anh em bình thường” đầy ắp tiếng cười cho hè 2025 Văn học

“Anh em bình thường” đầy ắp tiếng cười cho hè 2025

TTTĐ - Kì nghỉ hè gõ cửa cũng là lúc các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến việc lựa chọn các đầu sách thiếu nhi cho con em mình. Ra mắt đúng mùa hè năm nay, bộ truyện tranh dài kì “Anh em bình thường” (gồm 11 tập) do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam và Tân Việt Books liên kết xuất bản chắc chắn sẽ là lựa chọn làm say mê các bạn nhỏ, hứa hẹn khuấy đảo mùa hè 2025.
Hiệp sĩ Dế mèn Phạm Tuyên với những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Văn học

Hiệp sĩ Dế mèn Phạm Tuyên với những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian

TTTĐ - Nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao Giải Hiệp sĩ Dế mèn vì đã cống hiến cả cuộc đời và sự nghiệp cho thiếu nhi với những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian. Trong đó có cuốn "Về quê - Khúc đồng dao của bé" (đồng tác giả Phạm Hồng Tuyến) lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế mèn năm nay.
Chân thành và cảm động cuốn sách nhà báo Tiểu Phong tặng con gái Văn học

Chân thành và cảm động cuốn sách nhà báo Tiểu Phong tặng con gái

TTTĐ - “Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long” của nhà báo Tiểu Phong không chỉ là một cuốn sách dành cho thiếu nhi mà còn là một tác phẩm đầy cảm xúc, phản ánh những khía cạnh sâu sắc của tình cảm gia đình và hành trình trưởng thành. Với lối kể chuyện chân thành và cảm động, cuốn sách hứa hẹn chạm đến trái tim của nhiều độc giả.
Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách" Văn học

Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách"

TTTĐ - Thế hệ trẻ ngày nay rưng rưng xúc động và tràn ngập lòng biết ơn khi được tìm hiểu "Chân dung Bác Hồ qua trang sách".
Đắk Nông: Khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025 Văn học

Đắk Nông: Khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

TTTĐ - Sáng 15/5, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông tổ chức khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Ra mắt bộ sách đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi Văn học

Ra mắt bộ sách đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 - 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến độc giả cả nước bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu của cây bút lớn gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và con người Nam Bộ. Các hoạt động kỉ niệm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng được tổ chức để tôn vinh, tưởng nhớ cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trở thành Đại sứ Truyền cảm hứng Giải thưởng Dế Mèn Văn hóa

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trở thành Đại sứ Truyền cảm hứng Giải thưởng Dế Mèn

5 năm - chặng đường lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp trong toàn xã hội, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng... Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn do báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) sáng lập và tổ chức thường niên đã khẳng định vị thế là giải thưởng văn hóa nghệ thuật uy tín, tôn vinh các tác phẩm xuất sắc do thiếu nhi sáng tạo hoặc dành cho thiếu nhi. Đây là giải thưởng được trao định kỳ vào dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), trở thành dấu mốc đẹp trong đời sống văn hóa nghệ thuật dành cho trẻ em Việt Nam.
Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa... Văn học

Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa...

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam, nhân dịp ra mắt loạt sách "Kí ức kiều bào: Lính thợ - Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Kí ức kiều bào: Chân đăng - Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới", Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp cùng Viện Pháp trân trọng tổ chức tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa".
Xem thêm