Tag

Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới góp phần nâng cao đời sống Nhân dân

Nông thôn mới 22/08/2023 10:12
aa
TTTĐ - Nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, Hà Nội đã và đang tập trung mọi nguồn lực để triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Nông thôn Thủ đô đổi thay sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Xây dựng huyện Ba Vì trở thành huyện mẫu mực về phát triển nông nghiệp nông thôn Yên Bái từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đáp ứng thị trường khó tính Hà Nội: Khai mạc tuần hàng sản phẩm OCOP, làng nghề tại huyện Thạch Thất Giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình "thôn thông minh"

Chuyển đổi số được xác định là giải pháp trọng tâm trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, qua đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn và thành thị.

Công tác chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới xoay quanh 3 vấn đề chính: Phát triển chính quyền số ở nông thôn, phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn và phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.

Những năm qua, thông qua nhiều chương trình, quyết định, kế hoạch, lãnh đạo Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, sâu sát các sở, ngành, quận huyện nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu trong xây dựng Nông thôn mới. Nhờ việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới, bước đầu Hà Nội đã thu về nhiều “trái ngọt”.

Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới góp phần nâng cao đời sống Nhân dân
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân

Thôn Hà Lỗ (xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) là địa phương được chọn làm điểm xây dựng mô hình thôn thông minh. Đến nay, xã Liên Hà đã nhân rộng mô hình ra 8/8 thôn.

Chủ tịch UBND xã Liên Hà Phạm Văn Nam cho biết: Thực hiện công tác chuyển đổi số để xây dựng Nông thôn mới thông minh, xã đã lắp đặt wifi miễn phí tại 8/8 nhà văn hóa thôn; Lắp camera giám sát an ninh tại các trục đường giao thông chính. Xã Liên Hà đã phối hợp với các đơn vị, nhà cung cấp triển khai các hoạt động truyền thông, sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, cứu hỏa, chăm sóc sức khỏe...

Trên địa bàn xã có 7 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi. Với cây lúa, xã triển khai khoanh vùng sản xuất lúa tập trung giống TBR 225, sử dụng phun thuốc trừ sâu bằng máy bay điều khiển từ xa. Liên Hà cũng đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu cuối năm 2022.

Không chỉ với Liên Hà, trên địa bàn thành phố còn có nhiều mô hình thôn thông minh khác. Đơn cử, xã Hồng Sơn (huyện Mỹ Đức) được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2022 và đang phấn đấu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Xã đã chọn thôn Đặng để xây dựng mô hình thôn thông minh.

Ông Trần Văn Quyến, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đặng chia sẻ: “Thôn có 405 hộ gia đình, 1.650 nhân khẩu. Chúng tôi thành lập Tổ công nghệ số có 15 thành viên, chia thành 5 tổ, mỗi tổ 3 người đến từng hộ gia đình hướng dẫn người dân kích hoạt Zalo, cài đặt ứng dụng VNeID; VssID; Ví điện tử; Sổ sức khỏe điện tử…

Nếu như trước đây, thôn có việc gì, chúng tôi phải thông báo trên hệ thống truyền thanh của thôn nhiều lần, thì nay thông tin được gửi qua các nhóm Zalo để người dân trao đổi cũng như nắm bắt được thông tin nhanh hơn”.

Hỗ trợ nông dân phát huy vai trò làm chủ

Huyện Đan Phượng được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu về việc ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới tại Hà Nội. Bám sát các chỉ đạo từ thành phố và huyện, chính quyền xã Song Phượng đã triển khai xây dựng mô hình "thôn thông minh" trên nền tảng là các "tổ tự quản thông minh" và những "công dân số" đến 4 thôn và 36 tổ tự quản.

Xã thành lập 1 tổ công nghệ số cộng đồng với nhiều thành viên “đi từng ngõ, gõ từng nhà" vừa khảo sát, vừa hướng dẫn 100% hộ dân trên địa bàn tham gia tìm hiểu chuyển đổi số, các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, cài đặt tài khoản thanh toán điện tử, giao dịch thương mại điện tử...

Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới góp phần nâng cao đời sống Nhân dân
Hiện nhiều địa phương triển khai lắp camera giám sát an ninh tại các trục đường giao thông chính

Ông Bùi Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Song Phượng cho biết, mô hình “thôn thông minh” đã mang lại hiệu quả trên nhiều phương diện. Ví như, với việc thực hiện giao tiếp thông minh, xã đã hướng dẫn các thôn thành lập 4 nhóm Zalo của thôn, 36 nhóm Zalo tổ tự quản có sự tham gia của đại diện mỗi hộ dân.

Từ khi các nhóm Zalo được thành lập, hệ thống quản lý, trao đổi, tuyên truyền thông tin không chỉ dừng lại giữa cấp ủy, chính quyền và các thôn, mà mọi hoạt động của xã, thôn đều được truyền đạt đến 100% hộ gia đình. Từ đó, các hộ dân được tiếp cận với thông tin của xã, thôn một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện hơn trước.

Ngoài ra, UBND xã còn thành lập nhóm Zalo "Hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính tư pháp - hộ tịch". Thông qua kênh này, chính quyền tiếp nhận, trả lời, hướng dẫn người dân về thành phần hồ sơ, quy trình giải quyết và có thể hẹn trước thời gian trả kết quả, qua đó giúp người dân không phải chờ đợi lâu, giảm thời gian đi lại như trước...

Theo Phó Chánh Văn phòng chuyên trách, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, hiện đơn vị đang dự thảo kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 để trình UBND thành phố xem xét phê duyệt.

Mặt khác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng tiếp tục tham mưu với thành phố có cơ chế, chính sách thúc đẩy tổ chức, cá nhân nghiên cứu, phát triển các nền tảng số, dữ liệu số, tạo ra những dịch vụ nội dung số về nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ nông dân phát huy vai trò làm chủ trong nền nông nghiệp số.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm