Tag

Chuyện nghề báo và những chuyến đi

Xã hội 21/06/2022 14:00
aa
TTTĐ - Báo chí là nghề gắn với những chuyến đi. Với tôi, mỗi chuyến đi là một dấu ấn; Mỗi dấu ấn là những cảm xúc, trải nghiệm khác nhau. Sau những chuyến đi đó, tôi lại thấy gắn bó và yêu công việc của mình hơn, dù vất vả, hiểm nguy luôn thường trực.
Những trải nghiệm trân quý và con người mới mẻ sau chuyến đi Trường Sa Những trải nghiệm trân quý và con người mới mẻ sau chuyến đi Trường Sa
Nghề báo và trải nghiệm từ những chuyến đi không mỏi Nghề báo và trải nghiệm từ những chuyến đi không mỏi
Thôi thúc truyền cảm hứng từ những chuyến đi Thôi thúc truyền cảm hứng từ những chuyến đi
Tác giả cùng đồng nghiệp trong chuyến công tác tại huyện Bá Thước, Thanh Hóa
Tác giả cùng đồng nghiệp trong chuyến công tác tại huyện Bá Thước, Thanh Hóa

Tôi đến với nghề báo cũng ngót nghét hơn một thập kỷ. So với những “cây gạo cuội” trong nghề thì quãng thời gian đó chẳng xá gì nhưng với tôi đây là quãng thời gian mang lại những trải nghiệm quý giá. Mỗi vùng đất khi đặt chân đến, mỗi gương mặt đã gặp và trò chuyện… tất cả tôi đều nghim vào trái tim mình. Để rồi khi trở về sau chuyến đi, các hình ảnh, câu chuyện đó lại hiện lên sau dòng chữ, bài viết và những khuôn hình chân thực nhất.

Là phóng viên công tác tại tòa soạn, tôi may mắn hơn các anh chị ở văn phòng thường trú là được đến nhiều địa phương trong nước; Được tham gia ở nhiều lĩnh vực: Từ xử lý đơn thư của bạn đọc đến ghi nhận công tác đảm bảo an ninh trật tự của lực lượng công an; Hay phản bác, đấu tranh với những quan điểm luận điệu sai trái của thế lực thù địch... Với tôi, mỗi nhiệm vụ đều có những khó khăn vất vả riêng nhưng cũng rất ý nghĩa và thú vị.

Tôi nhớ cách đây gần một năm, trong lúc cả nước đang gồng mình chống lại đại dịch COVID-19 thì các thế lực thù địch ra sức chống phá chúng ta. Chúng lợi dụng các chính sách kiểm soát COVID-19 để bịa đặt, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; Bôi nhọ danh dự, uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương; Gây hoài nghi trong Nhân dân, hoang mang trong dư luận, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Trong đó có đối tượng Bùi Văn T (quê tại xã Bảo Hiệu, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình), trú tại quê vợ là xã Mai Lâm, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Tại đây, dưới cái mác phản biện xã hội, Bùi Văn Thuận đã móc nối với những phần tử xấu trong và ngoài nước, liên tục có nhiều bài viết, chia sẻ trên mạng xã hội để xuyên tạc, bóp méo sự thật về công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước, tạo sự bất an trong Nhân dân. Sau một thời gian kiểm tra, xác minh, đến tháng 7/2021, Bùi Văn T đã phải tra tay vào còng để trả giá cho những tội lỗi của mình. Chúng tôi - những người làm báo nhận thấy bản thân mình cần phải tuyên truyền rộng rãi để quần chúng Nhân dân nhận diện và loại trừ những hành vi tương tự như của Bùi Văn T.

Tác giả trong chuyến tác nghiệp tại vùng cao
Tác giả trong chuyến tác nghiệp tại vùng cao

Để có bài viết và hình ảnh chân thật nhất, chúng tôi đã tìm về Thanh Hóa - nơi Bùi Văn T bị bắt để gặp gỡ vợ con T. Tuy nhiên, thay vì nhận ra lỗi lầm của chồng thì vợ T liên tục khẳng định chồng không phạm tội, từ chối tiếp đón chúng tôi. Nhận thấy nhân vật có thể bị kích động, nhìn quanh phát hiện thấy vợ T có bán bánh rán, chúng tôi đã nhanh chóng hỏi mua và thể hiện muốn ăn tại chỗ. Lân la bằng những câu thăm hỏi khi ngồi ăn bánh, dần dần vợ T cũng dịu xuống.

Từ đó, bằng sự cảm thông, sẻ chia của những người phụ nữ, chị em tôi đã kiên trì khuyên nhủ và người vợ đã mở lòng, nhận ra được việc làm sai trái của chồng, chia sẻ những khó khăn kể từ khi chồng vướng vào lao lý. Vợ T mong muốn khi được thăm nom chồng sẽ khuyên nhủ chồng ăn năn hối cải, cải tạo tốt, sớm về với gia đình.

Trong một chuyến công tác khác, chúng tôi lại may mắn bắt gặp, chứng kiến hành động đẹp của một chiến sĩ Công an Nhân dân nhân văn, nhân đạo. Đó là những ngày theo chân đoàn cán bộ chiến sĩ công an xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận về công tác cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử lưu động cho những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các trường hợp già yếu, tàn tật. Khi đoàn cấp CCCD đến một gia đình có nhiều người thuộc diện cần trợ giúp, Trung úy Nguyễn Tuấn Anh đã thăm hỏi từng người.

Trung úy Nguyễn Tuấn Anh (cầm máy tính) cùng đồng đội đến tận nhà người neo đơn, tàn tật, già yếu để làm CCCD
Trung úy Nguyễn Tuấn Anh (cầm máy tính) cùng đồng đội đến tận nhà người neo đơn, tàn tật, già yếu để làm CCCD

Thường thì thời gian làm CCCD tại nhà đã được địa phương thông báo trước cho người dân để bà con có sự chuẩn bị và cũng để tiết kiệm thời gian cho đoàn. Tuy nhiên, với tính cách gần gũi, thân thiện, Trung úy Nguyễn Tuấn Anh đã chủ động tiến lại gần giường của một bà cụ đang nằm để thăm hỏi. Khi lại gần, Trung úy Tuấn Anh phát hiện cụ đang trong tư thế nằm sấp, tay để dưới ngực đè đường thở. Do bị tàn tật nên không thể lật lên được nên cụ đã ngưng thở trong tích tắc mà không ai trong gia đình kịp phát hiện. Khoảnh khắc đó, Trung úy Nguyễn Tuấn Anh nhanh trí xoa lồng ngực, ấn nhân trung, liên tục làm các động tác sơ cứu. Nhờ vậy, bà cụ đã thoát nạn. Gia đình cho biết cụ vừa được tắm để chuẩn bị chụp ảnh làm CCCD nhưng do sơ sẩy cụ đã lật và không trở về vị trí cũ được.

Khi biết mình vừa từ cõi chết trở về, bà cụ nắm chặt tay Trung úy Nguyễn Tuấn Anh rưng rưng nước mắt. Chứng kiến cảnh đó cả đoàn chúng tôi xúc động đến nổi da. Hình ảnh người chiến sĩ công an cứu sống bà cụ khi đi cấp CCCD đã xuất hiện trên những bài viết của chúng tôi với mong muốn được nhân rộng, lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp đó. Trung úy Nguyễn Tuấn Anh cũng đã vinh dự được nhận bằng khen, giấy khen của ngành Công an và địa phương vì hành động đẹp cùng những đóng góp cho “chiến dịch số” của ngành Công an. Những câu chuyện gần gũi, bình dị mà rất đỗi nhân văn như thế khiến chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục thêm nhiều chuyến đi để lắng nghe, cảm nhận và lan tỏa hình ảnh, nghĩa cử cao đẹp đến độc giả.

Một lần khác, chúng tôi thực hiện phóng sự xác minh theo đơn thư của bạn đọc. Sau khi nhận được phản ánh của người dân về một cơ sở ở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, sản xuất dăm gỗ trái phép, chúng tôi đã thu xếp công việc dành nhiều ngày cho nhiệm vụ này.

Tuy nhiên mất nhiều ngày tìm hiểu nhưng không thể ghi nhận được gì bởi khi chúng tôi có mặt, máy móc đều nằm im. Với sự nhạy cảm nghề nghiệp, chút kinh nghiệm của những năm làm phóng viên điều tra, chúng tôi phát hiện có dấu hiệu hoạt động tại nhà máy này. Vậy nhà máy hoạt động vào lúc nào? Tại sao phải lén lút? Đó là những câu hỏi mà chúng tôi phải tìm ra câu trả lời. Sau khi chia nhau khảo sát ban ngày, chúng tôi khẳng định được cơ sở này chỉ hoạt động vào giữa đêm.

Bữa ăn vội vàng trong một lần đi tác nghiệp
Bữa ăn vội vàng trong một lần đi tác nghiệp cùng các đồng nghiệp

Để có những cảnh quay thực tế ghi lại bằng chứng cùng với sự giúp đỡ của người dân địa phương, chúng tôi đã tiếp cận được toàn bộ cảnh hoạt động rầm rộ của cơ sở này. Với hàng chục xe tải chở nguyên liệu ra vào liên tục, đèn bật sáng trưng một góc rừng, các chuyền máy nghiền dăm hoạt động hết công suất là những gì diễn ra trước mắt chúng tôi.

Sau một đêm thức trắng, chúng tôi đã có những hình ảnh, bằng chứng để làm việc và phản án tới ban ngành chức năng, chính quyền địa. Cơ sở này sau đó đã phải ngừng hoạt động do sản xuất sản phẩm sai giấy phép được chấp thuận. Nguy cơ về ô nhiễm môi trường, mất an toàn cháy nổ và an toàn lao động cũng được loại trừ. Lúc này, chúng tôi mới thực sự cảm thấy nhẹ nhõm.

Có thể nói, nghề báo là nghề đặc thù và có phần khắc nghiệt hơn những nghề khác; Phóng viên phải chịu áp lực từ nhiều phía. Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên phải không ngại khó, ngại khổ, lăn lộn đến những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhất để kịp thời phản ánh hơi thở của cuộc sống; Là cầu nối đưa những tâm tư, nguyện vọng của người dân đến với Đảng, Nhà nước và ngược lại; Hay đơn giản là lan tỏa những điều tốt đẹp. Đó là tất cả những điều các phóng viên mong muốn để có thể “cháy” hết mình với nghề.

Đọc thêm

Mức hưởng BHYT thay đổi khi áp dụng cách tính lương mới BHXH & Đời sống

Mức hưởng BHYT thay đổi khi áp dụng cách tính lương mới

TTTĐ - Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng, do đó, mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của người bệnh có thay đổi.
Từ chiều 4/7, mưa lớn ở Bắc Bộ giảm dần Môi trường

Từ chiều 4/7, mưa lớn ở Bắc Bộ giảm dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 4/7, tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phú, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn và khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030 Muôn mặt cuộc sống

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to Môi trường

Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 3/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 120mm.
3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới Muôn mặt cuộc sống

3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới

TTTĐ - Trong 5 năm tới, 3 nhóm nghề mà thành phố Hà Nội tập trung đào tạo theo xu hướng, nhu cầu là: Công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng Đô thị

Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng

TTTĐ - Dự án 31-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) chậm tiến độ liên quan đến thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt. Hiện nay, đồ án này đang được triển khai, dự kiến đến tháng 8/2024 sẽ được phê duyệt.
Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14%

TTTĐ - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm góp phần quan trọng cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam

TTTĐ - Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam - nâng tầm và hội nhập” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ ngày 28 - 31/8.
Xem thêm