Tag

Chuyện về những cán bộ "được lòng dân"

Muôn mặt cuộc sống 30/10/2023 08:00
aa
TTTĐ - Khi bước ra ngoài cổng khu tập thể, một cán bộ phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) liền cảm thán: “Cô ấy uy tín lắm chị ạ. Bao nhiêu năm làm việc chưa từng bị người dân hay ai chê trách điều gì. Lúc nào cũng niềm nở, nhẹ nhàng, điềm tĩnh như thế”. Đó là một trong những những lời nhận xét chung của cán bộ phường và của người dân phường Trúc Bạch về cô Nguyễn Thị Hảo - Tổ trưởng Tổ dân phố số 4. Đáng mừng là, trên địa bàn Hà Nội, có không ít những con người làm việc tận tụy, nhiệt tình, hết lòng vì dân và “được lòng dân” như thế.
Cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành các quy định bảo đảm trật tự an toàn giao thông Đột phá trong cải cách hành chính là thái độ phục vụ của cán bộ Hơn 75% học viên lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho Phó Bí thư xã, phường đạt giỏi và xuất sắc

Tổ trưởng tổ dân phố chưa từng bị dân chê

Chưa ai nhìn thấy cô tức giận, chưa từng nghe thấy cô to tiếng khi làm việc… đó chỉ là hai trong số rất nhiều những lời nhận xét chân thành dành cho cô Hảo. Có dịp tiếp xúc với cô Hảo, trực tiếp nghe cô chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề, chúng tôi mới cảm nhận rõ nét về những điều người dân nói về cô.

Chuyện về những cán bộ
Cô Nguyễn Thị Hảo - Tổ trưởng Tổ dân phố số 4, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội

Vốn là kế toán của một công ty lớn thuộc ngành đường sắt, sau khi nghỉ hưu, năm 2009, cô Nguyễn Thị Hảo (sinh năm 1954) được những người trong tổ dân phố tin yêu bầu làm tổ trưởng. Khác với nhiều người, khi làm công việc được cho là “vác tù và hàng tổng”, công việc mang tính chất “làm dâu trăm họ” tưởng nhiều khó khăn nhưng với cô mọi việc lại rất thuận lợi.

Đặc biệt khi phường Trúc Bạch thực hiện mô hình tổ cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà cho người dân, cô Hảo cùng các thành viên của phường thực hiện nhiệm vụ này được người dân đồng tình ủng hộ. Có được điều này là nhờ, trước khi triển khai các hoạt động, các tổ trưởng dân phố cùng với cán bộ công chức phường cũng đã có nhiều buổi làm việc, tiếp xúc, trao đổi thường xuyên với người dân.

“Tôi không cảm thấy khó khăn khi tiếp xúc hoặc làm việc với người dân. Người dân bây giờ trí thức cao, nhận thức tốt và họ rất cầu thị nên chỉ cần việc làm đúng, mô hình tốt thì họ sẽ đồng thuận cao. Đặc biệt, khi phường Trúc Bạch thực hiện mô hình Tổ cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà, ban đầu, ai cũng lo lắng nhưng rất may mắn là mô hình và việc làm của chúng tôi được người dân hưởng ứng”, cô Hảo chia sẻ.

Có bất kể chủ trương, chính sách gì của phường, cô Hảo đều trực tiếp “truyền thông” đến người dân một cách tường tận. Chính nhờ điều đó, người dân và cán bộ cũng dễ dàng xích lại gần nhau hơn.

“Có được sự ủng hộ của người dân đối với những tổ trưởng dân phố như chúng tôi thì ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn nhờ có sự hỗ trợ và hướng dẫn tận tình của cán bộ, công chức phường. Lãnh đạo phường đối xử vô cùng gần gũi với người dân, biểu hiện ngay từ cách xưng hô “bà - con”. Từ ngày tôi làm tổ trưởng tổ dân phố đến giờ, chưa có bất kể ai chê trách tôi hoặc cán bộ của phường điều gì.

Điều đó không phải tự nhiên mà có. Tôi nhận thấy, cán bộ phường bây giờ rất chịu khó tu dưỡng, rèn luyện, luôn học hỏi cả về nghiệp vụ, tác phong, phẩm chất đạo đức và đặc biệt là có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp trên”, cô Hảo chia sẻ.

Chuyện về những cán bộ
Cô Nguyễn Thị Hảo (thứ 2 bên phải) cùng cán bộ phường Trúc Bạch đến nhà dân hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Hơn chục năm làm Tổ trưởng tổ dân phố, cô Hảo được cán bộ và người dân địa phương tin yêu, tín nhiệm bởi lòng nhiệt huyết, mẫu mực trong công việc và có trái tim nhân ái.

Là người nhanh nhẹn, tháo vát, cô Hảo luôn năng động, sáng tạo trong các phong trào hoạt động ở địa phương. Năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cô Hảo chưa một ngày nào nghỉ ngơi, bởi còn nặng lòng với công việc ở tổ dân phố. Người dân địa phương đều nể phục, quý mến cô bởi làm bất cứ việc gì cô cũng đặt mình vào vị trí người khác và luôn nghĩ đến quyền lợi của mọi người.

Hằng ngày, cô Hảo không quản ngại vất vả, khó khăn, thường xuyên cùng các cán bộ cơ sở làm nhiều công việc không tên của tổ dân phố khi mọi người cần.

"Đóng góp vào công việc chung là niềm hạnh phúc của tôi trong nhiều năm qua. Vì thế, còn sức khỏe, tôi sẽ nỗ lực tiếp tục đóng góp cho cộng đồng", cô Hảo bộc bạch.

Khi được nghe rằng, cô Hảo chưa bao giờ tức giận hay to tiếng với bất kỳ ai trong tổ dân phố cũng như trong gia đình, chúng tôi liền hỏi bí quyết khiến cô có thể làm chủ được cảm xúc trong mọi hoàn cảnh. Cô cười đon đả: “Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng đầu tiên mình cần hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ của mình. Luôn giữ thái độ ổn định, tránh để cảm xúc chen ngang vào công việc, hạn chế cáu gắt. Việc ai đó đòi hòi quyền lợi của mình cũng là chuyện bình thường. Nhiệm vụ của mình là phải phân tích cho họ hiểu.

Đừng kỳ vọng là người dân nào cũng nói dễ nghe. Khi gặp những người đối xử chưa được thiện cảm với mình, nói những câu khó nghe, tôi sẽ xin phép ra về trước, sau đó vài ngày, đợi người dân bình tĩnh, tôi gọi điện hoặc đến gặp trực tiếp để giải thích cặn kẽ hơn; Chứ lúc đó cũng đối đáp, đôi co với là rất dễ mâu thuẫn, hỏng việc”.

Có lẽ, chính những điều cô tâm niệm với dân, làm tốt cho dân nên suốt hơn chục năm qua làm tổ trưởng chuyện va chạm to tiếng với dân chưa bao giờ xảy ra. Văn hóa công sở, đạo đức công vụ nằm ở chính chỗ đó chứ không phải ở đâu quá xa xôi…

Người phụ nữ gần 20 năm làm “mõ xóm”

Hễ ai hỏi: "Bây giờ về hưu bà làm gì?", bà Nguyễn Thị Chỉnh lại vui vẻ, cười tươi trả lời: “Mõ xóm”. Đó là cách gọi vui về công việc trưởng liên gia bà đang làm. Bà trả lời như thế vì mặc định rằng, mình sẽ dành khoảng thời gian còn lại của cuộc đời để tiếp tục làm công việc đó, cống hiến, làm những việc có ích cho cộng đồng nơi bà sinh sống.

Chuyện về những cán bộ
Bà Nguyễn Thị Chỉnh, Trưởng liên gia số 8, Tổ dân số phố 4, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội)

Nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc của tổ dân phố, gần 20 năm làm Trưởng liên gia số 8, Tổ dân số phố 4, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Chỉnh đóng góp nhiều công sức trong việc đưa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân.

Với phương châm "miệng nói, tay làm", không quản ngại khó khăn, bà Chỉnh đã chủ động đến từng hộ dân để tuyên truyền, nhắc nhở các hộ gia đình chấp hành các quy định về trật tự đô thị, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tổ dân phố.

Gặp bà Chỉnh vào buổi trưa đầu tháng 6 oi ả, lúc bà vừa kịp nghỉ sau buổi phụ hồ vất vả, mặc chiếc áo bảo hộ cũ còn thấm đẫm mồ hôi, bà Chỉnh say sưa kể về cuộc đời, về công việc “vác tù và hàng tổng” đang làm.

Bà kể, thời gian đầu nhận công việc này, bà gặp vô số lời bàn tán. “Một lần đi thu tiền ủng hộ quỹ khuyến học cho các cháu, có người nói: “Lại đi thu tiền, suốt ngày ủng hộ. Tôi không có tiền đâu”. Tôi cũng buồn nhưng vẫn phải nhỏ nhẹ, vâng dạ rồi giải thích cho người ta hiểu. Nhà nào gay gắt quá thì tôi chỉ lẳng lặng ra về, đợi lúc thích hợp thì quay lại sau”, bà Chỉnh ngậm ngùi.

Bà chia sẻ, ban đầu nhận nhiệm vụ làm trưởng liên gia, chồng đồng ý ủng hộ, phụ giúp chăm sóc các cháu và việc nhà để bà có thời gian đỡ đần việc của tổ dân phố. Tuy nhiên, sau nhiều lần thấy vợ cứ bị người ta bàn tán, nói ra nói vào, ông giận, nói với tổ trưởng tổ dân phố rằng: “Nhà tôi không làm nữa, bận lắm. Nhà tôi có thiếu tiền đâu mà phải đi xin rồi bị nói này, nói nọ, thôi không làm nữa”.

Nghe chồng nói vậy, bà Chỉnh chỉ tủm tỉm cười. Bà không ngại điều tiếng, cứ cặm cụi làm cái việc chẳng giống ai chỉ bởi niềm tin “có ngày người ta cũng hiểu thôi”.

Bà nói: “Thực ra đi làm như thế này cũng vui, được giao tiếp với mọi người. Vả lại, người dân nói thế vì họ chưa hiểu, công việc của mình là giúp cho họ hiểu để có cơ hội làm những việc tốt. Mỗi lần khó khăn, nghĩ như vậy tôi lại tiếp tục”.

Chuyện về những cán bộ
Bà Chỉnh được người dân yêu quý bởi sự tận tụy, nhiệt tình trong mọi việc

Ở cái tuổi 68, hàng ngày, bà Chỉnh vẫn đều đặn đi làm phụ hồ, tối đến hay những ngày được nghỉ làm, bà lại giúp các con trông nom các cháu nhỏ. Bận rộn là thế nhưng bà chưa từng lơi là các nhiệm vụ của tổ dân phố. Mọi công to việc nhỏ, mọi thông tin, sự việc liên quan đến người dân trên địa bàn như nhà nào có người ốm, có hoàn cảnh khó khăn hoặc vi phạm trật tự xã hội, vệ sinh môi trường… bà đều nắm rõ.

Vì thế, gần 20 năm làm “mõ xóm”, đồng hành cùng 3 thời kì tổ trưởng tổ dân phố, bằng cái tâm, tấm lòng tận tụy của mình, đến nay, bà Chỉnh đã nhận được tin yêu của người dân cũng như sự ghi nhận của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương.

Bà Phạm Thị Nhung, hàng xóm của bà Chỉnh nhận xét: "Bà Chỉnh tính tình điềm đạm, hòa đồng lại hay giúp đỡ mọi người nên ai cũng quý".

Ghi nhận những đóng góp của bà Chỉnh, ông Nguyễn Văn Phụng, Tổ trưởng Tổ dân phố số 4, phường Thạch Bàn đánh giá: “Bà Chỉnh là người nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc. Với những việc giao chưa ổn thỏa, bà thẳng thắn góp ý luôn. Với hơn 500 hộ dân trên địa bàn tổ 4, nếu không có những liên gia như bà Chỉnh thì chúng tôi không khác gì người “cụt tay”. Các bác trưởng liên gia là cánh tay nối dài giúp việc cho tổ trưởng dân phố. Họ là những người gần dân, hiểu dân nhất”.

Bà Chỉnh trao đổi với người dân
Bà Chỉnh phát phiếu đi chợ cho người dân trong những ngày giãn cách vì dịch COVID-19

Phát huy vai trò người trưởng liên gia là cánh tay nối dài giữa chính quyền với Nhân dân, bà Chỉnh như chiếc cầu nối đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, của thành phố, quận, phường đến với Nhân dân. Với bà, động lực để kiên trì làm “mõ xóm” suốt những năm qua chỉ đơn giản là: “Việc gì có lợi cho người dân thì làm, còn sức khỏe thì còn cống hiến".

Những tấm gương như bà Chỉnh, cô Hảo chính là những bông hoa đẹp trên mặt trận xây dựng chính quyền. Ẩn chứa trong những bông hoa ấy không chỉ là tình yêu thương, sự sẻ chia mà còn là bản lĩnh, là đức tính trung hậu, đảm đang mang đậm truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tinh thần cống hiến của những "bông hồng" ấy cần được nhân lên rộng rãi.

Đọc thêm

Nhớ bác Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nhớ bác Trọng!

TTTĐ - "Nhớ bác Trọng!" là bài thơ do tác giả Nguyễn Hùng Sơn - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) sáng tác ngày 25/7/2024, ngay khi nhận được hình ảnh xúc động từ Lễ chào cờ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại mỏ Đại Hùng(PVEP POC).
Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến Muôn mặt cuộc sống

Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến

TTTĐ - Từ trưa 26/7, mặc dù trời Hà Nội nắng như “đổ lửa” nhưng đông đảo người dân đã có mặt dọc các tuyến đường khu vực đường Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - gần Nghĩa trang Mai Dịch để chờ đến giờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Đúng 13h ngày 26/7, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu, nghi thức diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia (TP Hà Nội). Ở Hội trường Thống Nhất (TP HCM), nhiều người dân lặng người, bật khóc khi chứng kiến giây phút đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư.
Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 12h30, ngày 26/7, tuyến đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) đã dường như chật kín người dân. Bức tượng tạc hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang nghiêm, kê cao trên bàn phủ vải đỏ. "Bức tượng y như thật, mang thần thái của vị Tổng Bí thư trong lòng dân" - nhiều người dân đứng vây quanh bức tượng cảm thán!
Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ Muôn mặt cuộc sống

Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ

TTTĐ - Dưới cái nắng nóng oi ả của Thủ đô Hà Nội, dòng người vẫn ùn ùn kéo về Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ai thấy mệt mỏi, hàng nghìn trái tim chung một niềm thổn thức, chỉ một lòng muốn được vào vĩnh biệt người lần cuối.
Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Trải qua 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 - 26/7), tại Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập, TP HCM) đã có gần 1.000 đoàn đến viếng, với gần 70.000 lượt người.
Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong sáng ngày 26/7, 86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên Xã hội

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du Muôn mặt cuộc sống

"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du

TTTĐ - Đối với các huyện Thạch Thất, Ba Vì và Thị xã Sơn Tây (vẫn thường được gọi là Xứ Đoài xưa), hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn gần gũi, đáng kính. Sự ra đi của "Bác Trọng" để lại niềm tiếc thương khôn xiết cho Đảng viên, Nhân dân Xứ Đoài.
Dòng người như vô tận tiễn biệt Tổng Bí thư sáng 26/7 Muôn mặt cuộc sống

Dòng người như vô tận tiễn biệt Tổng Bí thư sáng 26/7

TTTĐ - Sáng 26/7, hàng nghìn người dân đã có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông và Nhà văn hoá thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh) xếp hàng, nhiều người thậm chí đã thức trắng đêm kiên nhẫn chờ xếp hàng với chung một mong muốn sớm được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư.
Xem thêm