Tag

Cù Lao Dung giàu lên trong biến đổi khí hậu

Nông thôn mới 02/04/2021 08:00
aa
TTTĐ - Cuối tháng 3/2021, giữa mùa nắng hạn, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp thông minh Cù Lao Dung (ở xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) Trần Văn Phục giới thiệu vườn nhãn “mỗi héc ta một năm cho lời ít nhất 300 triệu đồng”. Chúng tôi khá bất ngờ bởi huyện Cù Lao Dung nằm giữa sông Hậu đối mặt biển cả, từ xưa chủ yếu trồng mía và khi biến đổi khí hậu diễn ra khốc liệt thì luôn bị lỗ hoặc lời rất ít bởi nước mặn tấn công, đời sống người dân rất khó khăn.
Sóc Trăng: Hướng đột phá vào công nghiệp Sóc Trăng: Bàn giao 125 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng, tạo dựng niềm tin Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng): Đổi mới mạnh mẽ để phát triển nhanh và bền vững

Hỗ trợ chuyển đổi sản xuất lớn

Để chứng minh, Giám đốc Phục nêu những con số cụ thể. Nhãn đang thành đặc sản của Cù Lao Dung vì hợp với chất đất cho trái cùi dày, hạt nhỏ, vị ngọt vừa đã được doanh nghiệp bao tiêu để xuất khẩu và đưa vào hệ thống siêu thị trong nước, gồm hai loại. Một loại cho năng suất 20 - 30 tấn/ha, giá bán 20.000 - 25.000 đồng/kg; Một loại 10 - 12 tấn/ha, giá 50.000 - 60.000 đồng/kg. Trong hai loại, có một loại được nông dân điều chỉnh để cho ra trái quanh năm nên không xảy ra hiện tượng “trúng mùa rớt giá”.

Vợ chồng ông Trần Văn Phục, Giám đốc HTX Nông nghiệp thông minh Cù Lao Dung ở vườn nhãn có hồ trữ nước ngọt
Vợ chồng ông Trần Văn Phục, Giám đốc HTX Nông nghiệp thông minh Cù Lao Dung ở vườn nhãn có hồ trữ nước ngọt

Tuy nhiên, để doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu trái thì nông dân phải hợp tác để có diện tích lớn và canh tác theo quy trình kỹ thuật được kiểm tra. “Đây chính là cơ hội mà biến đổi khí hậu đã tạo ra cho chúng tôi”, Giám đốc Phục nhấn mạnh.

Khi những ruộng mía lâu đời rộng mênh mông không còn đem đến sự no ấm, nông dân tìm cách thoát ra và dễ dàng đạt được điều kiện đầu tiên: Diện tích lớn. Doanh nghiệp bao tiêu yêu cầu diện tích trồng nhãn phải đạt ít nhất 6 ha liền kề, bà con đã hợp tác với nhau. Quy trình canh tác chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm sạch từ giống, chăm sóc đến thu hoạch thì những người đi trước có kính nghiệm sẵn sàng hỗ trợ người đi sau, thêm chính sách khuyến khích của địa phương tiếp sức kịp thời.

Giám đốc Phục là người có nhiều kinh nghiệm chuyển đổi cây trồng ở Cù Lao Dung, để đến thành công đã trải qua không ít thất bại. Hàng chục năm, ông đã thử nghiệm nhiều loại cây trồng, cho đến nhãn da bò nổi tiếng ở ĐBSCL nhưng ra Cù Lao Dung lại hay bị bệnh. Về sau, tìm được loại nhãn đang trồng hiện nay mà theo ông là rất hợp với chất đất có nhiều Kali của Cù Lao Dung, nhãn ít bị sâu bệnh và cho năng suất cao; ông còn có sáng kiến ghép phôi giống nhãn mới vào gốc nhãn da bò để sau một năm đã cho thu hoạch, thay vì trồng từ cây con phải ba năm. Ông lại mày mò sáng chế được hệ thống tưới nước tiết kiệm phù hợp với đồng đất Cù Lao Dung, từ kỹ thuật của Ixraen mà lúc đầu ứng dụng rập khuôn đã thất bại, mất 30 triệu đồng. Tất cả bí quyết chuyển đổi cây trồng của ông Phục và các nông dân đi trước khác được chia sẻ với người đi sau, “chúng tôi chia sẻ thành tâm như đi chùa làm việc thiệc vậy”, ông Phục tâm sự.

Còn chính sách khuyến khích hợp tác của địa phương rất cụ thể và thiết thực. Những nông dân chuyển đổi cây trồng từ mía sang đặc sản nếu có diện tích liền kề từ 6 ha trở lên được hỗ trợ 4 nội dung thiết yếu. Hỗ trợ 50% chi phí giống và đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm; 100% chi phí xây dựng mã code để truy xuất nguồn gốc; tín dụng ưu đãi 250 triệu đồng/ha từ 3 đến 5 năm.

Khai thác và bồi bổ đất

Có chính sách khuyến khích cụ thể, được người đi trước chia sẻ kinh nghiệm nên Cù Lao Dung chuyển đổi nhanh cây mía sang cây đặc sản. Tổng diện tích mía 8.000 ha, đến nay đã chuyển đổi được 5.000 ha (có 1.000 ha nhãn và 400 ha đã cho thu hoạch). Theo đó, nhiều hợp tác xã nông nghiệp ra đời, làm ăn có hiệu quả.

HTX Nông nghiệp thông minh Cù Lao Dung ra đời muộn nhất trong 13 HTX của huyện, vào tháng 2/2020, nhưng phát triển nhanh cho thấy xu hướng mạnh mẽ; nay đã có 68 thành viên với gần 100 ha, thêm 40 thành viên với 35 ha chuẩn bị kết nạp. Những thành viên đi trước như Giám đốc Phục đã thu hoạch nhãn đặc sản “mỗi héc ta một năm lời ít nhất 300 triệu đồng”; còn những thành viên mới chuyển mía sang nhãn, lại có sáng kiến trồng ổi Nữ Hoàng để có thu nhập trong 3 năm chờ nhãn ra trái. Ồi Nữ Hoàng cũng là đặc sản của ĐBSCL đưa là Cù Lao Dung hợp với đất giàu Kali nên trái lớn, giòn và ngọt. Ồi cho năng suất 20-20 tấn/ha, giá bán 10.000 – 15.000 đồng/kg, được bao trái từ nhỏ đảm bảo an toàn thực phẩm nên người tiêu dùng ưa chuộng. Trong diện tích đất của HTX Nông nghiệp thông minh Cù Lao Dung, 40% đã cho thu hoạch nhãn, còn lại thu hoạch ổi.

Trang trại điện mặt trời, trồng nấm rơm
Trang trại điện mặt trời kết hợp trồng nấm rơm

Trào lưu canh tác tiên tiến không chỉ lôi cuốn nông dân tại chỗ mà còn thu hút người nơi khác về Cù Lao Dung mua đất, tham gia hợp tác xã. Điển hình như bà Nguyễn Thị Nga quê ở huyện Mộc Hóa (Long An) đã về Cù Lao Dung mua 10 ha đất để trồng nhãn, nay đang thu hoạch ổi trong thời gian chờ nhãn ra trái. Bà Nga cho biết, vừa có đơn xin gia nhập HTX Nông nghiệp thông minh Cù Lao Dung.

Hầu hết vườn cây của các thành viên hợp tác xã có hệ thống tưới nước tiết kiệm. Nước tưới vào cao điểm mùa khô, trước đây chủ yếu khai thác nước ngầm, vài năm nay bà con đào ao trữ nước mưa. Diện tích ao chiếm 10% diện tích vườn, thả cá tăng thêm thu nhập. Một số thành viên liên kết làm ao lớn, mở thêm hoạt động du lịch sinh thái.

Chú trọng khai thác giá trị tổng hợp, nông dân canh tác không còn quá tập trung năng suất như trước mà tính toán hiệu quả lâu dài, tìm giải pháp bồi bổ đất. Mỗi cây nhãn ra chục chùm trái, bà con xem xét có thể chỉ giữ lại 5 chùm, bao gói cẩn thận để tăng chất lượng và giá trị, hạn chế bóc lột đất. Bón phân hữu cơ, vi sinh, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu để tăng dinh dưỡng cho đất.

Đặc biệt, bà con áp dụng giải pháp làm tăng độ dày đất canh tác khá hiệu quả. Vào mùa khô, đã có hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây nên phơi khô mương vườn, nhằm đón các trận mưa đầu mùa rửa mặn, rút phèn cho đất. Bà con tính toán, giải pháp này làm tầng đất canh tác dày lên hàng năm, nhiều năm là được cả mét. Tầng đất canh tác dày giúp cho cây sống khỏe, đời cây kéo dài. Cũng do nông dân biết canh tác tiên tiến mà trường Đại học Cần Thơ đã ký hợp đồng với HTX Nông nghiệp thông minh Cù Lao Dung để làm 2ha rau sạch công nghệ cao.

“Nông dân sản xuất manh mún thường ích kỷ và ngại thay đổi vì sợ mất lợi nhuận. Khi có quy trình sản xuất giảm chi phí, tăng lợi nhuận, lại thêm chính sách nhà nước hỗ trợ là nông dân làm liền. Nông dân cũng sẵn sàng thay đổi sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường để có lợi nhuận ổn định. Lợi nhuận của các thành viên hợp tác ổn định dẫn tới lợi ích cộng đồng tăng lên, cuộc sống thêm hạnh phúc thấy rõ”, Giám đốc Phục kết luận.

Bà con cô bác giàu sang mấy hồi

Sát bên HTX Nông nghiệp thông minh Cù Lao Dung, năm 2020 mọc lên cụm điện mặt trời của một doanh nghiệp có công suất 3 MWp, diện tích 3 ha đất. Mới đây, HTX đã ký hợp đồng để trồng nấm rơm dưới 48 mái điện mặt trời ấy (mỗi mái rộng 400m2), tạo thêm việc làm cho 50 lao động.

Cả huyện Cù Lao Dung có 5 cụm điện mặt trời, công suất mỗi cụm 3 MWp. Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung Võ Thanh Quang cho biết, cả 5 cụm đã ký hợp đồng với các hợp tác xã nông nghiệp khai thác đất dưới tấm năng lượng, bên cạnh trồng nấm rơm là nuôi bò, dê, heo, gà.

“Với diện tích mía 3.000ha còn lại, kế hoạch năm 2021 chuyển đổi tiếp 1.000ha”, ông Quang cho hay. Khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng, cùng với 4 nội dung hỗ trợ trực tiếp, huyện còn chú trọng đầu tư giao thông, thủy lợi, điện, cấp nước và hạ tầng công nghệ thông tin để đảm bảo chuyển đổi vững chắc. Năm 2020, tổng vốn đầu tư ở huyện đạt 500 tỷ đồng (riêng điện 400 tỷ); Năm nay phấn đấu 3.000 - 4.000 tỷ đồng (điện gió 2.000 tỷ), chú trọng thêm phát triển du lịch sinh thái.

Đường giao thông ở huyện khang trang khác hẳn vài năm trước, đã xuất hiện nhiều xe ô tô 4 bánh. Đến các hợp tác xã đều thấy nhiều ô tô 4 bánh đậu trước trụ sở. Hỏi vài giám đốc hợp tác xã về số lượng ô tô của các thành viên, họ phải nhẩm đếm mới trả lời được. Có vị giám đốc nói thêm, Bí thư kiêm Chủ tịch huyện Võ Thanh Quang từ nơi khác về đây đã hai nhiệm kỳ và được bà con nông dân tặng cho câu: “Cù Lao có Bí thư Quang / Bà con cô bác giàu sang mấy hồi”. Đọc xong, mọi người cười vui vẻ.

Đọc thêm

Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh Nông thôn mới

Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh

TTTĐ - Ngày 1/4, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã đi thăm đồng, kiểm tra sản xuất vụ xuân 2025 tại huyện Mê Linh.
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Nông thôn mới

Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội ăm 2025.
Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Đẩy mạnh liên kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn Kinh tế

Đẩy mạnh liên kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn

TTTĐ - Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển mô hình cây dược liệu trên địa bàn xã Nam Sơn, UBND xã Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dược liệu Việt Nam, Công ty Ngọc Dần tổ chức hội nghị triển khai, thực hiện chương trình liên kết chuỗi sản xuất, chế biến, bao tiêu trà hoa vàng Hakodae Orgavina tại địa bàn xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ban Chỉ đạo Chương trình số 02 huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tổ chức hội nghị Công bố quyết định, trao bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2024.
Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn Nông thôn mới

Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Nông thôn mới

Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sau 4 năm thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025", nhiều chỉ tiêu của chương trình đã hoàn thành và vượt kế hoạch, đưa nông thôn Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, đóng góp vào thành tựu chung của Thủ đô và đất nước.
"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư Nông thôn mới

"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư

TTTĐ - Ở Bình Phước, những ngôi nhà không chỉ là nơi che mưa che nắng mà còn là "bệ phóng" cho những ước mơ. Những mái nhà dột nát, bức tường xiêu vẹo giờ đây đã nhường chỗ cho các căn nhà khang trang, vững chãi. Đó không chỉ là sự thay đổi về vật chất, mà còn là sự "lột xác" về tinh thần, là "liều thuốc" tiếp thêm sức mạnh cho những hộ gia đình còn khó khăn.
Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số Nông thôn mới

Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số

TTTĐ - Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Những nghề thủ công tinh xảo, từ làm gốm, dệt lụa, đan lát, đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ... đã gắn bó với đời sống của người dân hàng trăm năm qua. Bằng những sản phẩm độc đáo, các làng nghề Hà Nội đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước.
Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường Nông thôn mới

Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng nay (25/3), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo tổng kết tuyên truyền viên giỏi Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.
Xem thêm