“Cùng học” giúp những người “đưa đò” thời 4.0 không đơn độc
Tọa đàm “Cùng học sinh tiểu học bàn về văn hóa giao thông” TTTĐ - Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh có ý nghĩa quan trọng trong lan tỏa ý thức chấp hành giao thông ... |
Họ đã nỗ lực nghiên cứu, triển khai ý tưởng thành hiện thực và tham dự chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2021.
Gỡ khó cùng các nhà giáo thời công nghệ
Các bạn trẻ đến từ Hà Nội gồm 15 thành viên dự án “Cùng học”, trong đó Hoàng Anh Đức, sinh năm 1990 (ở Thanh Xuân, Hà Nội) làm trưởng nhóm. Đức chuyên nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy và học, phát triển năng lực lãnh đạo trường, bất bình đẳng trong giáo dục. Chàng trai 9X hiện đang làm nghiên cứu sinh và là giám đốc một trung tâm nghiên cứu, phát triển giáo dục.
Hoàng Anh Đức - Trưởng nhóm dự án "Cùng học" |
Hoàng Anh Đức cho biết, “Cùng học” hướng tới xây dựng cộng đồng 1.2 triệu giáo viên có thói quen tự học, tự nghiên cứu nâng cao sự tự tin, tự chủ, năng lực sư phạm thông qua việc giải quyết những khó khăn và đáp ứng nhu cầu phát triển. Nội dung chính với hàng trăm bài được thiết kế xoay quanh ba trụ cột: Học thế nào? Dạy thế nào? Thiết kế sư phạm thế nào?
Giáo dục là nền tảng, phương thức tạo ra nguồn lực phát triển. Đầu tư cho giáo dục, đào tạo được coi là yếu tố then chốt thúc đẩy kinh tế nhanh, bền vững ở cả bình diện cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, để tạo tác động nhanh, mạnh, toàn diện nhất, không thể xuất phát từ đối tượng người học, mà phải đi từ người dạy.
Giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng để tạo ra cuộc cách mạng kinh tế - giáo dục trong thời đại mới. Chỉ có giáo viên mới tác động được đến nhiều thế hệ học trò và từ đó lan tỏa ra toàn xã hội.
Các thành viên trong nhóm dự án |
Tuy nhiên, trải qua nhiều thế hệ học trò cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích ứng với sự thay đổi liên tục. Trong khi các chương trình quốc tế thường xuyên được “nhập khẩu" thiếu đi yếu tố gắn kết về mặt văn hoá.
Những thầy cô chưa đủ năng lực về chuyên môn sư phạm cũng như khả năng ngoại ngữ trở nên lạc lõng và phải tiếp nhận vô số luồng thông tin thiếu khoa học lan truyền trên mạng. Cùng với đó, áp lực từ phía nhà trường, phụ huynh học sinh và thiếu nguồn lực hỗ trợ khiến họ rơi vào trạng thái thụ động, chán nản, kiệt sức.
“Bởi thế, nhóm mong muốn cộng đồng cùng hiểu thêm về khó khăn của đội ngũ giáo viên, mong các tri thức trẻ ở khắp mọi miền cùng tham gia, đóng góp ý tưởng để hỗ trợ thầy cô giáo trên mọi miền Tổ quốc. Đầu tư cho các nhà giáo chính là sự đầu tư vững bền nhất để phát triển hệ thống giáo dục”, Hoàng Anh Đức bày tỏ.
Nền tảng trực tuyến "Cùng học" của nhóm |
Đồng hành, hỗ trợ kịp thời
Theo các thành viên nhóm, giải pháp mà “Cùng học” đem lại là các khóa học trực tuyến, mở, quy mô người học lớn. Giáo viên không có điều kiện vẫn được tham gia học miễn phí. Dung lượng bài học nhỏ, dễ hiểu, dễ áp dụng, hình thành thói quen học tập.
Giáo viên hoàn toàn cá nhân hoá được việc phát triển chuyên môn của bản thân. Các khóa học liên tục được cập nhật, có thể học qua nhóm và hội thảo trên web cùng chuyên gia.
Các giáo viên tham gia "Cùng học" chia sẻ cảm nhận |
Hồ Tường Linh, thành viên nhóm dự án cho biết, giá trị “Cùng học” đem lại cho giáo viên là nâng cao năng lực sư phạm; Xoá bỏ mọi giới hạn về thời gian, chi phí, khoảng cách, ngôn ngữ; Tạo dựng, thúc đẩy thói quen tự học; Tạo ra cơ hội tiếp cận, cập nhật tri thức mới; Xây dựng cộng đồng đồng hành, hỗ trợ lẫn nhau; Sẵn sàng thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội.
Đội ngũ cố vấn dự án |
Tính đến nay, sau 6 tháng triển khai, dự án “Cùng học” thu hút hơn 15.000 lượt giáo viên theo học các khoá học mở và tổ chức nhiều hội thảo trên web về chuyên môn, cùng với chương trình truyền thanh giáo dục Educast ra được 15 số. Dự án đã phát triển được 15 khoá học, nhận được sự chuyển giao bản quyền 5 khoá từ các giáo sư nước ngoài và được sự hỗ trợ của Hội đồng Anh với 12 khoá học về văn hoá, nghệ thuật… |
“Đó cũng là lý do mà chúng mình muốn mang sáng chế này đến với chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2021 do Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long và báo Tuổi trẻ tổ chức.
Chúng mình mong rằng, dự án sẽ tiếp tục được hỗ trợ, lan toả rộng hơn đến cộng động giáo viên, để các thầy cô tiếp cận, tham gia “Cùng học”, góp phần vào tháo gỡ một số khó khăn của đội ngũ giáo viên và ngành giáo dục hiện nay”, Tường Linh chia sẻ.
Thực tế cho thấy, qua lớp học, chương trình online, các thầy cô đều rất ham học, bất kể những khó khăn về thời gian, công việc.
Tham gia “Cùng học”, cô Nguyễn Hoàng Lan (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) học liên tục cả các ngày cuối tuần và nghỉ lễ. “Mình học xong áp dụng luôn vào lớp đang giảng dạy, sau đó chia sẻ lại cho đồng nghiệp. Các bài học được thiết kế hấp dẫn, mỗi video chỉ kéo dài 5-7 phút, luôn có tóm tắt trọng tâm, dễ hiểu và thực hành luôn. Nội dung các khoá học rất cần thiết cho giáo viên. Có “Cùng học” mình đã tìm được sự đồng hành, hỗ trợ kịp thời, không còn đơn độc trước những khó khăn trong công việc nữa”, cô Lan bày tỏ.