Cuộc sống cạnh tranh khốc liệt của người trẻ tại đảo quốc sư tử
Cạnh tranh cao
Hơn một nửa thế hệ millennials của Singapore có trình độ đại học. Hầu hết họ đều nói được hai thứ tiếng.
Đảo quốc sư tử cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số biết đọc biết viết cao nhất trên thế giới. Theo số liệu thống kê tính đến đầu năm 2023, 97,6% dân số trên 15 tuổi của nước này biết đọc biết viết.
Hầu hết các trường công lập ở Singapore đều dạy bằng tiếng Anh. Học thêm ngôn ngữ thứ hai là điều bắt buộc. Do đó, khoảng 74,3% dân số nước này nói được nhiều hơn một ngôn ngữ, theo số liệu năm 2020 của Cục Thống kê Singapore.
Hai trường đại học công lập của nước này là Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang lần lượt xếp thứ 11 và 19 vào năm 2023, theo bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới - QS Top Universities năm 2023.
Nhịp sống hối hả tại Singapore (Ảnh: The Straits Times) |
Với hệ thống giáo dục quá tốt, đồng nghĩa số lượng nhân tài dồi dào khiến cuộc sống của người trẻ ở Singapore thực sự cạnh tranh khốc liệt bởi một nghịch lý: Xung quanh ai cũng giỏi.
Bên cạnh đó, thế hệ thiên niên kỷ Singapore cũng được nuôi dưỡng bởi cha mẹ thế hệ X - những người đã truyền cho họ tầm quan trọng của 5C: Cash (tiền mặt), credit card (thẻ tín dụng), condominium (chung cư), car (ô tô) và country-club membership (trở thành hội viên của một câu lạc bộ thể thao, thường là golf và cả các dịch vụ ăn uống, giải trí đi kèm).
Cũng chính điều này tạo ra văn hóa cạnh tranh khốc liệt và thực sự những người trẻ Singapore có tham vọng rất lớn. Khi hỏi một người trẻ Singapore lấy thước đo nào để đo lường thành công, câu trả lời của anh ấy rất đơn giản: Doanh thu tăng vọt, phá vỡ mọi kỷ lục.
Theo thống kê, một thế hệ millennials tại Singapore kiếm được từ 53.400 đến 81.900 đô la Singapore (khoảng 900 triệu đồng - 1,4 tỷ đồng) một năm. Tuy nhiên, số tiền đó hầu như không đủ để duy trì cuộc sống.
Chi phí sinh hoạt lớn
Derek Chan, 34 tuổi, có một ước mơ và anh ấy sẽ làm việc 16 giờ mỗi ngày để đạt được nó.
Thế hệ trẻ ở Singapore giống như phần lớn người trẻ hiện nay trên thế giới: Họ trì hoãn việc sinh con, dành nhiều thời gian cho điện thoại và coi trọng trải nghiệm hơn là vật chất. Tính đến năm 2022, tỷ lệ sinh của Singapore giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay là 1,05 ca sinh trên một phụ nữ. Một phần nguyên nhân là do chi phí nuôi dạy một đứa trẻ quá cao nhưng cũng vì họ còn phải chăm sóc bố mẹ mình với chi phí không nhỏ. Thứ trưởng Tài chính Singapore từng dự báo sẽ có ngày càng nhiều người dân phải đối mặt với “áp lực kép” khi vừa nuôi con vừa chăm bố mẹ già. |
Anh Chan chia sẻ, anh biết điều đó sẽ không dễ dàng nhưng những người trẻ ở Singapore biết rất rõ đó là cuộc sống mà họ phải đối mặt.
Từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày, Chan tập trung cho dự án kinh doanh riêng mới thành lập của mình (doanh nghiệp tư vấn B2B). Sau đó, từ 5 giờ chiều đến nửa đêm, anh lái xe cho ứng dụng gọi xe Grab.
Trước đây, anh Chan làm việc tại một tập đoàn nhà nước với mức lương 100.000 đô la Singapore (khoảng 1,7 tỷ đồng) mỗi năm. Tuy nhiên, anh đã quyết định nghỉ việc từ tháng 4. Vợ chồng anh Chan kết hôn được 2 năm nhưng cả hai chưa muốn có con và dành hết 35.000 đô la Singapore tiền tiết kiệm để anh start-up. Công việc lái xe Grab của anh mang đến thu nhập khoảng 1.300 đô la Singapore mỗi tháng.
Anh Chan tâm sự không có thời gian cho sở thích cá nhân bởi tất cả đều xoay quanh tiền.
Tương tự, anh Adam Azali làm cộng tác viên thực phẩm và đồ uống tại một cửa tiệm cafe ở Singapore. Thời giản rảnh, anh Azali tham gia biểu diễn tại các chương trình khiêu vũ và âm nhạc với các nghệ sĩ biểu diễn tự do khác.
Trước đại dịch, anh Azali làm việc toàn thời gian trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, dạy khiêu vũ cho trẻ em và biểu diễn tại các sự kiện xã hội và công ty. Tuy nhiên, anh Azali chia sẻ đây không phải là một công việc có thể nuôi sống bản thân. Các nghệ sĩ thường phải làm những công việc bán thời gian để kiếm sống qua ngày.
Tiết kiệm tiền và sống cùng bố mẹ
Thế hệ trẻ tại Singapore chọn tiếp tục sống với cha mẹ ở độ tuổi 20, 30 thậm chí 40 vì chi phí bất động sản cao.
Đơn cử như cô Lyndon Ang, 27 tuổi, làm quản lý tại một công ty trò chơi và kiếm được 48.000 đô la Singapore một năm.
Mặc dù làm việc toàn thời gian và độc lập về tài chính nhưng cô Ang vẫn ở với bố mẹ và em gái. Cô cho biết chưa có ý định chuyển ra ở riêng.
Singapore được xếp vào một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới |
Hiện tại, cô Ang gần như không thể mua được nhà vì Singapore không cho phép người độc thân dưới 35 tuổi mua các căn hộ được Chính phủ trợ giá.
Quý IV/2022, giá thuê một căn hộ 2 phòng ngủ ở các dự án nhà ở xã hội từ 2.200 đến 2.850 đô la Singapore mỗi tháng. Trong khi đó, 5 năm trước, giá chỉ từ 1.550 - 1.900 đô la Singapore mỗi tháng
Cô Mel Chia (33 tuổi) hiện đang làm quản lý truyền thông và kiếm được 80.000 - 100.000 đô la Singapore mỗi năm. Tuy nhiên, chi phí hàng tháng đã tiêu tốn 60% số tiền đó của cô. Hai khoản lớn nhất gồm tiền bảo hiểm và chi phí cho khoản vay thế chấp dùng để mua căn hộ mà cô đang ở.
Còn thanh niên Chia Quan En, 27 tuổi, làm trong ngành truyền thông, cho biết, mỗi tháng tiết kiệm được 50 - 60% thu nhập. Cậu dành dụm tiền để mua nhà và chuẩn bị cưới vợ.
Người dân Singapore phải chi hơn 2 tỷ VNĐ để có quyền mua xe TTTĐ - Singapore vốn được biết đến là quốc gia không khuyến khích sử dụng phương tiện xe ô tô cá nhân. Chỉ riêng chi ... |
Singapore gặp khó trong thúc đẩy xe điện: Giới nhà giàu chỉ mê xe hiệu suất cao TTTĐ - Theo kế hoạch, Singapore sẽ chỉ bán xe điện và dừng bán xe động cơ đốt trong từ 2030. |