Tag

Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng

Thị trường - Tài chính 24/10/2023 11:55
aa
TTTĐ - Tính đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, cao hơn mức 2% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020.
Những lá phiếu tín nhiệm và kỳ vọng của đại biểu Quốc hội Chiều nay, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh

Sáng 24/10, tại phiên thảo luận tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) đã chia sẻ quan điểm của mình liên quan đến chính sách tiền tệ, ngân hàng thời gian qua.

Đại biểu Quốc hội lo ngại khi nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị)

Về lĩnh vực tiền tệ, đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu ý kiến, ngày 17/10, trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán tổ chức thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra khá nhiều vấn đề của hệ thống ngân hàng, mức độ đáng lo ngại hơn nhiều so với báo cáo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Trong đó, Kiểm toán Nhà nước đã nêu lên việc các ngân hàng thương mại yếu kém chưa đáp ứng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn, thì một số nhà băng có tỷ lệ này khá cao, sát ngưỡng cho phép, tiềm ẩn rủi ro việc mất cân bằng kỳ hạn và rủi ro thanh khoản với tổ chức tín dụng.

Về điều hành chính sách tiền tệ, theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, năm 2022 Ngân hàng Nhà nước đã triển khai các biện pháp để tác động giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, các biện pháp đều không hiệu quả, chưa đạt được mục tiêu phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 1% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 mà còn có xu hướng tăng, biên độ giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân còn lớn, trên 4%.

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, năm ngoái, chỉ trong vòng một tháng, Ngân hàng Nhà nước đã có 2 lần điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành (vào ngày 23/9/2022 và ngày 25/10/2022) với tổng mức tăng 2% dẫn đến lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn hệ thống đều đột ngột tăng cao trong những tháng cuối năm (có lãi suất huy động trên 11%, lãi suất cho vay trên 13%).

Đại biểu cho rằng, việc đột ngột điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành sau một thời gian dài không thay đổi của Ngân hàng Nhà nước, trong khi các ngân hàng Trung ương trên thế giới đã tăng dần lãi suất từ đầu năm 2022 là khó dự đoán, gây bất ngờ cho nền kinh tế, khiến cho môi trường kinh tế rủi ro hơn, người dân, doanh nghiệp không thể lập được kế hoạch kinh doanh dài hạn một cách ổn định.

Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng

Cũng theo đại biểu, thời gian qua, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục có phương án điều chỉnh lãi suất cho vay, cung cấp nguồn vốn kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; xem xét xây dựng các gói hỗ trợ với lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh hoặc các ngành nghề chịu ảnh hưởng sau dịch COVID-19.

Trong khi đó thì gói hỗ trợ lãi suất 2% với 40.000 tỷ đồng lại đang "ế" hơn 38.000 tỷ đồng. Trong khi lãnh đạo ngân hàng nhiều lần giải thích nguyên nhân là do doanh nghiệp không có nhu cầu, nhưng cơ quan kiểm toán lại chỉ ra rằng công tác truyền thông của Ngân hàng Nhà nước chưa đi trước, chưa mang tính định hướng, các nhà băng thì chưa tích cực triển khai chính sách.

Cũng trong lĩnh vực ngân hàng, theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, vấn đề cần lưu ý là nợ xấu đang cao và sẽ tiếp tục gia tăng, phản ánh sức khỏe nền kinh tế thực.

Tính đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, cao hơn mức 2,0% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng cộng với nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là 6,16% so với tổng dư nợ tín dụng.

Theo đại biểu, nếu loại trừ các ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt tỷ lệ này là 2,86%. Đáng quan ngại, nếu cập nhật tới ngày 31/8, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tiếp tục tăng lên mức gần 8%, mà nguyên nhân chính là do nợ xấu của một ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt tăng vọt.

"Con số này sẽ tiếp tục tăng nữa, đặc biệt khi các khoản nợ xấu tiềm ẩn theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) và Thông tư 02/2023/TT-NHNN hết hạn khoanh, giãn, hoãn. Điều này lý giải một phần tại sao tín dụng ngân hàng 9 tháng năm nay tăng chậm", đại biểu Hà Sỹ Đồng nhận định.

Đọc thêm

"Cầu nối'' đặc biệt của các Thương vụ Việt Nam với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương Thị trường - Tài chính

"Cầu nối'' đặc biệt của các Thương vụ Việt Nam với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương

TTTĐ - Báo Công thương là "cầu nối" các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương, bạn đọc.
Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp? Thị trường - Tài chính

Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp?

TTTĐ - Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trải qua nhiều thử thách lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn từ việc suy thoái kinh tế đến lạm phát. Dưới sức ép biến động thị trường và tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp đang phải vật lộn với việc duy trì hoạt động kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.
TP Hồ Chí Minh sắp tổ chức đối thoại hữu nghị, diễn đàn kinh tế 2024 Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh sắp tổ chức đối thoại hữu nghị, diễn đàn kinh tế 2024

TTTĐ - Theo đó, chương trình Đối thoại hữu nghị lần thứ 2 và Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 5 sẽ cùng diễn ra vào tháng 9 tới.
Giá xăng RON95-III về sát 23.000 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III về sát 23.000 đồng mỗi lít

TTTĐ - Từ 15 giờ ngày 18/7, giá xăng dầu trong nước tiếp tục đi xuống, cũng là lần giảm thứ 2 liên tiếp của mặt hàng này.
Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online? Thị trường - Tài chính

Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online?

TTTĐ - Dù giá vàng đang liên tiếp đạt đỉnh hay thị trường chứng khoán đang khá sôi động, gửi tiết kiệm vẫn đang là kênh đầu tư hấp dẫn với người dân vì những lợi ích vượt trội.
Giải mã bối cảnh thương mại điện tử ở Trung Quốc và Nhật Bản Thị trường - Tài chính

Giải mã bối cảnh thương mại điện tử ở Trung Quốc và Nhật Bản

TTTĐ - Sự phát triển của thương mại điện tử trên toàn cầu đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhận ra cơ hội tiếp cận những khách hàng ở cách xa hàng nghìn dặm.
Quảng Nam: Giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng hỗ trợ người dân vay vốn Kinh tế

Quảng Nam: Giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng hỗ trợ người dân vay vốn

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Quảng Nam đã giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng nguồn vốn tín dụng chính sách cho 31.113 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn.
Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh Thị trường - Tài chính

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

TTTĐ - Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu ra tại cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), sáng 15/7.
Standard Chartered đồng thu xếp khoản vay hợp vốn trị giá 175 triệu USD cho Techcom Securities Thị trường - Tài chính

Standard Chartered đồng thu xếp khoản vay hợp vốn trị giá 175 triệu USD cho Techcom Securities

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered, tập đoàn quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, hợp tác với một nhóm định chế tài chính đã đồng thu xếp thành công khoản vay hợp vốn trị giá lên tới 175 triệu USD (hơn 4.450 tỷ đồng) cho Công ty Cổ phần Chứng khoán kỹ thương (Techcom Securities - TCBS).
"Chiến dịch 2345" với những con số biết nói MultiMedia

"Chiến dịch 2345" với những con số biết nói

TTTĐ - "Chiến dịch 2345" là cụm từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng sử dụng để nhấn mạnh về đợt cao điểm triển khai thực hiện các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của NHNN.
Xem thêm