Tag

Đại dịch làm thay đổi thói quen chi tiêu tại Châu Á - Thái Bình Dương

Chuyển đổi số 05/05/2021 18:52
aa
TTTĐ - Do ảnh hưởng của đại dịch, mối quan tâm đối với công nghệ thanh toán đã và đang gia tăng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 94% người dân cho biết sẽ cân nhắc sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán mới nổi như mã QR, ví điện tử, ví di động, trả góp, tiền mã hóa, sinh trắc học... trong năm tới. Đây là kết quả mà chỉ số thanh toán mới của Mastercard đã thu thập được từ 18 thị trường trên toàn cầu.
Khảo sát của Visa cho thấy người tiêu dùng Việt Nam tăng cường sử dụng thanh toán số để thích ứng với đại dịch Covid-19 Giới trẻ và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt Ngành Công thương "vượt bão" Covid-19, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu Mastercard hợp tác cùng Tappy Technologies tích hợp chức năng thanh toán cho các thiết bị đeo thời trang

Nghiên cứu cũng cho thấy 84% người tiêu dùng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp cận với nhiều hình thức thanh toán hơn so với một năm trước. Đặc biệt, các chủ doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng 74% số người được hỏi cho biết họ sẽ mua sắm thường xuyên hơn tại các doanh nghiệp nhỏ nếu có thêm các tuỳ chọn thanh toán.

Đại dịch làm thay đổi thói quen chi tiêu tại Châu Á - Thái Bình Dương

Ông Sandeep Malhotra, Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách Sản phẩm và Đổi mới sáng tạo của Mastercard khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Nghiên cứu của Mastercard chỉ ra rằng người dân khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không chỉ sử dụng các công nghệ thanh toán mới, mà còn chủ động có những thay đổi dựa trên sự cần thiết và cân nhắc về những mối quan tâm tối quan trọng như an toàn cá nhân, tính bảo mật và sự tiện lợi.

Sự cởi mở với các công nghệ và sáng tạo mới của người tiêu dùng Châu Á - Thái Bình Dương đã được công nhận trên bình diện toàn cầu. Những kết quả từ nghiên cứu củng cố rằng xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn, khi nhiều lựa chọn thanh toán số đang nhanh chóng trở nên phổ biến tại khu vực này”.

Trong tương lai, việc sử dụng nhiều công nghệ thanh toán có xu hướng gia tăng khi người dân ngày càng hiểu rõ và thoải mái khi sử dụng những công nghệ này. Trái lại, việc sử dụng tiền mặt sẽ giảm dần.

Trên thực tế, 69% người tiêu dùng Châu Á - Thái Bình Dương tham gia nghiên cứu dự định sẽ ít sử dụng tiền mặt hơn trong năm tới. Trong khi đó, ví điện tử hay ví di động đã trở nên khá phổ biến đối với người tiêu dùng tại khu vực này. 68% số người được hỏi dự định sẽ sử dụng loại hình thanh toán này trong năm tới - cao hơn mức trung bình toàn cầu là 62%.

Đại dịch làm thay đổi thói quen chi tiêu tại Châu Á - Thái Bình Dương

Ông Malhotra cho biết thêm: “Mong muốn lựa chọn của người dân đã củng cố cho sự thay đổi hành vi này. 85% người tiêu dùng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ rằng họ mong muốn mua sắm ở thời điểm và theo cách họ muốn. Các doanh nghiệp có khả năng cung cấp nhiều cách thức mua sắm và thanh toán sẽ có lợi thế nhất trong việc đáp ứng những nhu cầu đặc biệt đang đóng vai trò định hình tương lai ngành thương mại trong nhiều năm tới”.

Thực tế mua sắm và thói quen thanh toán mới - chỉ tính riêng trong năm vừa qua, 84% người tiêu dùng tại Châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ sử dụng nhiều hơn các hình thức thanh toán mới nổi. 88% người tiêu dùng đã sử dụng ít nhất một loại hình thanh toán mới nổi trong năm ngoái và 64% số người được hỏi (trong đó 75% là người thuộc thế hệ Y) cho biết họ đã thử sử dụng các phương thức thanh toán mới vì tác động của đại dịch.

Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô sẽ phải đối mặt với kỳ vọng lớn hơn trong việc cung cấp nhiều phương thức mua sắm và thanh toán: 80% người được hỏi đồng ý rằng giờ đây họ thích mua sắm tại các cửa hàng có cả hình thức bán hàng trực tiếp lẫn trực tuyến và 69% có hứng thú hơn khi mua sắm tại các đơn vị bán lẻ có cung cấp phương thức thanh toán mới nhất. Trên thực tế, 60% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết họ sẽ tránh những cửa hàng không chấp nhận bất kỳ hình thức thanh toán điện tử nào.

Đại dịch làm thay đổi thói quen chi tiêu tại Châu Á - Thái Bình Dương

Thanh toán bằng mã QR đặc biệt phổ biến ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương so với những nơi khác thế giới. Trong số những người sử dụng mã QR để thanh toán, 63% cho biết trong năm vừa qua, họ sử dụng hình thức này thường xuyên hơn so với trước đây. Tỷ lệ này là 64% ở cả Thái Lan và Ấn Độ, cao hơn mức trung bình toàn cầu 56%.

Tại Châu Á - Thái Bình Dương, đa số người được hỏi cho rằng các phương thức thanh toán mới như mã QR giúp cho việc thanh toán trực tiếp đảm bảo vệ sinh (76%) và thuận tiện hơn (71%), vì khi đó người tiêu dùng có thể sử dụng thiết bị di động của mình.

77% người tiêu dùng Thái Lan và 71% người tiêu dùng Ấn Độ cho rằng mã QR an toàn, trong khi chỉ có lần lượt 67% và 64% người tiêu dùng tại hai quốc gia này xem tiền mặt là một hình thức thanh toán an toàn. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của người dân đối với mã QR và các hình thức thanh toán số khác.

Người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm đến khả năng sử dụng tài sản tiền mã hóa để chi tiêu, mua sắm hàng ngày. 45% những người được khảo sát tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ có thể sẽ cân nhắc sử dụng tiền mã hóa trong năm tới. Con số này vượt xa mức 12% của năm ngoái và cao hơn mức trung bình toàn cầu 40%.

Thế hệ Y và thế hệ Z tương đối thoải mái khi sử dụng tiền mã hóa (41%) so với thế hệ X và thế hệ bùng nổ dân số (26%). Cụ thể, 71% người thuộc thế hệ Y nói rằng họ đã cởi mở hơn trong việc sử dụng loại tiền này so với một năm trước. Về mặt địa lý, nhiều người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn với việc sử dụng tiền mã hóa ở Thái Lan (46%) và Ấn Độ (44%) so với ở Úc (17%).

Cuối cùng, mặc dù tiền mã hóa - đặc biệt là các đồng tiền kỹ thuật số thả nổi như Bitcoin, nhận được nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng song vẫn cần nỗ lực để đảm bảo người tiêu dùng được lựa chọn, bảo vệ cũng như tuân thủ quy định về tiền mã hóa với vai trò là một công cụ thanh toán.

Đại dịch làm thay đổi thói quen chi tiêu tại Châu Á - Thái Bình Dương

Người tiêu dùng ngày càng thoải mái với việc sử dụng công nghệ sinh trắc học - sự an toàn và tiện lợi đã trở thành trung tâm của sự chú ý trong năm qua. 64% người tiêu dùng Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ họ rất kỳ vọng ở tiềm năng của các phương pháp xác minh sinh trắc học như đánh giá dáng điệu, bước đi và xác thực ủy quyền bằng vân tay. Trên thực tế, 62% người tiêu dùng cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng sinh trắc học để xác minh giao dịch mua sắm so với nhập mã pin.

Đại dịch làm thay đổi thói quen chi tiêu tại Châu Á - Thái Bình Dương

Để luôn đáp ứng kịp thời kỳ vọng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần phải thích ứng với các xu thế thanh toán.

Sự quan tâm ngày một gia tăng của người tiêu dùng đối với các công nghệ thanh toán mới chính là điều mà các doanh nghiệp cần đáp ứng trong dài hạn. Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây trên 5.500 đơn vị lớn sử dụng dịch vụ của Mastercard cho thấy từ Quý I năm 2020 đến Quý I năm 2021, hơn 1/5 số đơn vị này trên toàn cầu đã bổ sung cách thức kết nối với người tiêu dùng, thông qua kênh thương mại điện tử hoặc chấp nhận giao dịch không tiếp xúc.

Trong cùng thời kỳ, Mastercard đã ghi nhận ​​tổng số giao dịch không qua thẻ tăng hơn 30% trên toàn cầu, và hơn 100 thị trường chứng kiến tỷ trọng giao dịch ​không tiếp xúc trên tổng số giao dịch trực tiếp tăng ít nhất 50%. Chỉ trong quý đầu tiên của năm 2021, Mastercard đã ghi nhận ​​thêm 1 tỷ giao dịch không tiếp xúc so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu ở Ấn Độ và Thái Lan, nơi mức sử dụng tăng lần gấp 2 lần và 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Đại dịch làm thay đổi thói quen chi tiêu tại Châu Á - Thái Bình Dương

Trong bối cảnh người tiêu dùng mua sắm, gửi tiền vào ngân hàng và giao dịch trực tuyến nhiều hơn bao giờ hết, Mastercard gần đây tuyên bố đã củng cố chương trình Digital First (Ưu tiên kỹ thuật số) ở Châu Á - Thái Bình Dương nhằm tối đa hóa sự an toàn, tính bảo mật và tiện lợi của thương mại điện tử, ngân hàng trực tuyến và các giao dịch không tiếp xúc.

Thông qua hợp tác với nhiều đối tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chương trình giúp người tiêu dùng dễ dàng đăng ký trực tuyến, truy cập nhanh chóng, linh hoạt và an tâm khi mua sắm. Ngoài ra, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn thanh toán, từ thẻ kỹ thuật số cho tới thanh toán trực tiếp từ tài khoản ngân hàng qua điện thoại, đồng hồ thông minh hay bất kỳ thiết bị kỹ thuật số nào.

Mới đây, Mastercard đã cho ra mắt QR on Card - Giải pháp tích hợp mã QR trên thẻ tại Ấn Độ đầu tiên trên thế giới, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ có khả năng thanh toán an toàn và nhận thanh toán trực tiếp bằng thẻ thông qua mã QR nhúng.

Đọc thêm

Ra mắt ứng dụng Công dân số TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Ra mắt ứng dụng Công dân số TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chiều 14/11, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức ra mắt “Ứng dụng Công dân số TP Hồ Chí Minh” (gọi tắt là “App Công dân số”) với mục đích kết nối công dân và chính quyền.
Truyền thông chính sách kịp thời đến người dân và doanh nghiệp Công nghệ số

Truyền thông chính sách kịp thời đến người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ tổ chức Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương năm 2024.
Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số Công nghệ số

Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số

TTTĐ - Sáng 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ 2 với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động".
Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh Công nghệ số

Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh

TTTĐ - Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được coi là bước tiến mới trong lĩnh vực thu phí điện tử. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hướng tới lợi ích của người dân và doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và tăng cường tính minh bạch.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản iHanoi Chuyển đổi số

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản iHanoi

TTTĐ - Sáng 13/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, Phó Trưởng ban chỉ đạo Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố, chủ trì giao ban tháng 11/2024.
Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công Công nghệ số

Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ, vừa thách thức nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, của toàn hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cách mạng chuyển đổi số, đưa đất nước, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...
Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0 Công nghệ số

Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0

TTTĐ - Đổi mới sáng tạo và số hoá là xu hướng tất yếu ngành GD&ĐT đang hướng đến trong nhiều năm qua, từ việc tuyển sinh trực tuyến, làm bài tập trên hệ thống online của nhà trường, cho đến việc sử dụng những thiết bị công nghệ mới trong lớp học.
Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng Công nghệ số

Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng

TTTĐ - Ngày 8/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức chương trình “Internet an toàn cho học đường” với chủ đề “Thám tử không gian mạng” dành cho học sinh THCS.
Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh Công nghệ số

Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh

TTTĐ - ASOCIO DX Award là giải thưởng công nghệ thông tin uy tín hàng đầu khu vực, nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có thành tựu xuất sắc trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Xem thêm