Tag
Quảng Ngãi

Đánh giá tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Nông thôn mới 03/11/2023 16:24
aa
TTTĐ - Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, tiến độ thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong 2 năm (2022-2023) đã giải ngân hơn 445,060 tỷ đồng, đạt 41,2%.
Quảng Ngãi: Thu ngân sách 9 tháng năm 2023 đạt hơn 18.000 tỷ đồng Quảng Ngãi xúc tiến quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Võ Phiên chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về tiến độ triển khai thực hiện 2 Chương trình Mục tiêu Quốc gia (Ảnh quangngai.gov)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Võ Phiên chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về tiến độ triển khai thực hiện 2 Chương trình Mục tiêu Quốc gia (Ảnh quangngai.gov)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên vừa chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về tiến độ triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021 - 2025 và giảm nghèo bền vững năm 2023.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi tại cuộc họp, 2 năm qua (2022-2023), tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp giao thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh là hơn 1.081 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư hơn 553 tỷ đồng, vốn sự nghiệp gần 528 tỷ đồng.

Đến ngày 31/10/2023, chương trình đã giải ngân được hơn 445,060 tỷ đồng, đạt 41,2%. Trong đó: Vốn đầu tư, đạt 71,11% và vốn sự nghiệp đạt 9,9%.

Ông Hồng Ngọc Thịnh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi báo cáo thực hiện Chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Ảnh quangngai.gov)
Ông Hồng Ngọc Thịnh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi báo cáo thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Ảnh: quangngai.gov)

Theo Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, trong thời gian qua, các dự án của chương trình đã lồng ghép cùng với các chương trình MTQG, các chương trình dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh trong năm 2022 từ 35,64% xuống còn 30,2%, giảm 5,3%; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 13,99%.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện chương trình còn chậm so với chỉ đạo của trung ương và UBND tỉnh. Tỷ lệ giải ngân vốn 2 năm còn thấp, chỉ đạt hơn 41% kế hoạch vốn giao. Trong đó, giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 71%, vốn sự nghiệp chỉ đạt gần 10%.

Với chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Quảng Ngãi, các dự án của chương trình đã được lồng ghép thực hiện cùng với các chương trình MTQG và các dự án, chính sách phát triển kinh tế khác.

Năm 2023, tổng nguồn vốn của chương trình gần 334 tỷ đồng để thực hiện 7 dự án thành phần. Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 290 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 43,5 tỷ đồng. Kết quả giải ngân đến 30/10/2023 hơn 119,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ trên 35%.

Mô hình trồng dừa kết hợp chăn nuôi gà của chị Nguyễn Thị Nhi, ở xã Trà Tân, huyện Trà Bồng được hỗ trợ phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo (Ảnh quangngai.gov)
Mô hình trồng dừa kết hợp chăn nuôi gà của chị Nguyễn Thị Nhi, ở xã Trà Tân, huyện Trà Bồng được hỗ trợ phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo (Ảnh: quangngai.gov)

Năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đề ra chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm 4,5%. Dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện chương trình là hơn 1.011 tỷ đồng; bao gồm ngân sách Trung ương hơn 626 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 93,9 tỷ đồng; vốn tín dụng chính sách hơn 215 tỷ đồng; vốn huy động khác hơn 76,8 tỷ đồng.

Đối với chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi thông tin, năm 2024 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh 1,4%, riêng miền núi giảm 5,56%, đồng bằng giảm 0,52% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025.

Cũng tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Phiên yêu cầu lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương tập trung tiếp tục giải ngân các nguồn vốn, trong đó phấn đấu giải ngân vốn sự nghiệp ở mức cao nhất. Đồng thời, các địa phương sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, đem lại kết quả tối ưu trong công tác giảm nghèo thời gian đến. Cùng với đó, Sở LĐ-TB&XH cần có sự chủ động để đảm bảo công tác rà soát, đánh giá xác định hộ nghèo năm 2023 đúng và sát thực tế.

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm