Tag

Đào Nhật Tân rực rỡ đón Tết cùng Thủ đô

Người Hà Nội 31/12/2022 09:00
aa
TTTĐ - Những ngày cuối năm, tới làng đào Nhật Tân (Hà Nội), nhiều người ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hàng vạn cây hoa đào bắt đầu khoe sắc thắm.
Vườn đào Nhật Tân nở rộ nhưng vắng khách mua ngày giáp Tết

Đối với người Hà Nội, dường như cành hoa đào vào mỗi dịp Tết đã trở thành một phần không thể thiếu. Khi thì trưng bày cây to ngoài sân hay cành đào rực rỡ trong nhà, khi thì trang trí, thờ cúng trên bàn thờ gia tiên, nó như trở thành một món ăn tinh thần, mang tới không khí tết rộn ràng, ấm áp hơn.

Vườn đào Nhật Tân nở rộ những ngày giáp Tết

Vườn đào Nhật Tân được biết đến là nơi trồng nhiều đào lâu năm và có tiếng nhất miền Bắc. Đào ở đây nổi tiếng với những cánh hoa to, đẹp và dày mà không vùng nào có được. Như thường lệ, mỗi dịp cuối năm, nơi đây lại thu hút lượng khách lớn đến để mua, chụp ảnh, lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp với đào, chuẩn bị chào đón một năm mới đang đến gần.

Hoa đào Nhật Tân
Hoa đào Nhật Tân

Giữa tháng 12, thời tiết nắng ấm, nhiều vườn đào ở phường Nhật Tân (quận Tây Hồ) đã bắt đầu nở. Trước đó hai tháng, các chủ vườn bận rộn chăm sóc cây như vun gốc, cắt tỉa, tuốt lá... để hoa nở đúng dịp Tết.

Trồng đào là nghề truyền thống của người dân nơi đây. Những năm 1990 - 1995, diện tích đất đồng của phường này chỉ khoảng 34ha. Sau năm 1998, người dân chuyển đổi ra ngoài bãi sông Hồng trồng đào và từ đó tới nay phát triển lên khoảng 60 ha.

Cận Tết những vườn đào tại làng Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) đang rực rỡ khoe sắc đỏ. Hàng vạn gốc đào, hoa đã bung nở. Những vườn đào nở thu hút nhiều du khách tới tham quan và chọn đào chơi Tết.

Vườn đào Nhật Tân những ngày giáp Tết
Vườn đào Nhật Tân những ngày giáp Tết

Đào Nhật Tân đa dạng, phong phú các chủng loại từ đào thế bonsai đến đào cây to phục vụ cơ quan, công sở, đào nhỏ cho gia đình, đào gốc, đào tự nhiên, đào vọt (đào uốn cong các kiểu, các dạng). Trong đó có 3 loại chính là đào thế, đào cổ và đào cành.

Đào thế có gốc là gốc cây đào bích nguyên thủy, nguyên gốc không lai tạo, vì vậy người trồng dễ dàng định ngày nở được bông hoa. Trong đào thế thì có dòng thế bonsai, là những cây nhỏ để ở bàn uống nước hoặc đặt trong các gia đình có diện tích nhỏ.

Trái ngược với bonsai là dòng đào công sở, chủ yếu có hình tháp, gọi là đào tán thông. Những cây đào này thích hợp để ở những công ty lớn và những ngôi nhà có diện tích rộng.

Đào cành thì có dòng đào tán tròn, tán to. Nhà to dùng đào tán to, tán nhỏ thì thường để lên bàn thờ. Một dòng khác là đào tự nhiên, với dòng này người trồng để cho cây lớn tự nhiên, uốn sửa rất ít. Tuy nhiên, đào cành đòi hỏi người trồng phải chăm bón và sửa hàng tháng. Đặc biệt, đào cành bắt buộc phải ghép từ cây đào ta lên, qua hai năm mới thu được thành quả.

Đào Nhật Tân rực rỡ đón Tết cùng Thủ đô

Đào cổ có hai dòng, một là tạo từ cây nhỏ nguyên bản trồng lớn lên, hai là lai ghép, khai thác gốc đào từ trên rừng về rồi cấy ghép giống đào ở vườn vào, khi các mắt ghép lớn thành cành thì bắt đầu uốn, tạo dáng như mong muốn. Trồng đào lai ghép nhanh đem lại lợi nhuận nhưng số vốn đầu tư mất nhiều hơn.

Cây đào cổ và đào thế phải chăm bón rất kỳ công, đòi hỏi người trồng phải cẩn thận, tỉ mỉ, bấm tỉa làm sao cho đẹp mắt..

Những cành đào bích màu xác pháo hay đào phai phớt hồng, đã mang mùa Xuân quên hương đến với bà con kiều bào Việt Nam sinh sống ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này như một biểu hiện không thể thiếu của Tết cổ truyền dân tộc.

Du khách đến tham quan, check-in vườn đào Nhật Tân
Du khách đến tham quan, check-in vườn đào Nhật Tân

Một vài năm gần đây theo những người “sành” chơi thì đất Nhật Tân còn xuất hiện một số loại đào quý như: Đào trắng, đào thất thốn... những giống đào được coi là "vương giả" và khó tính. Để chăm dưỡng được một cây đào quý này, vào những ngày rét mướt, sương muối hay những hôm nắng bỏng héo lá, người trồng đào phải là một "bà đỡ" thật khéo thì đào mới trụ được. Đào thất thốn rất khó nở hoa đúng dịp Tết, may mắn lắm thì 2 năm/lần cây mới nở hoa đúng dịp, cây càng nở ít hoa càng quý hiếm và có ý nghĩa hưng thịnh, năm mới may mắn lớn.

Ở Nhật Tân, người dân trồng đào truyền thống là chủ yếu nhưng bên cạnh việc trồng đào, người dân còn trồng cả cây quất, hoa tươi và rau xanh. Đến vườn hoa Nhật Tân, du khách không chỉ để chọn cho mình những gốc đào đẹp nhất mà còn để chụp lại những tấm hình xinh đẹp, check-in với đào nổi tiếng nhất nhì Thủ đô.

Người dân Thủ đô nô nức mua hoa chơi Tết sớm

Thời điểm cách đây một tháng, nhiều tiểu thương đã bày bán vô vàn những cành đào rực rỡ cùng nhiều loài hoa khác. Họ cho biết, năm nay thời tiết khá thuận lợi, cây đào nở sớm được các nhà vườn chăm sóc theo "chế độ" riêng, nhập hoa dễ dàng hơn, chủ yếu là đào Nhật Tân, mộc lan, mai trắng.

Khách đến chọn mua đào chơi Tết sớm
Khách đến chọn mua đào chơi Tết sớm

Ngoài đào Nhật Tân, các loại hoa lê, mận miền núi cũng đã xuống phố để phục vụ nhu cầu khách chơi Tết sớm. Đây là những loại cây có thân xù xì, hoa nở thành chùm lớn, lâu tàn, chơi được lâu ngày. Với vẻ đẹp hoang dã, chơi được lâu ngày, các loại hoa rừng này cũng được nhiều người ưa chuộng.

Mỗi cành hoa đều có giá khác nhau, từ 100.000 đồng đến vài triệu đồng. Đây là mức giá không hề rẻ, nhưng những loài hoa này vẫn được rất nhiều người dân Thủ đô săn đón. Càng cận Tết nhu cầu mua sắm đào của người dân càng tăng cao. Các chủ vườn luôn tất bật vận chuyển hàng cho khách và mang đào ra chợ bán.

Đào Nhật Tân rực rỡ đón Tết cùng Thủ đô

Những cành hoa báo hiệu năm mới xuất hiện trên dọc các tuyến phố khiến nhiều người cảm nhận như không khí Tết đã đến gần. Đặc biệt đối với hoa đào Nhật Tân, dường như đã trở thành biểu tượng văn hóa của Hà Nội và Việt Nam trong ngày Tết. Mỗi dịp Xuân về, sắc thắm của hoa đào lại nhuộm hồng từng góc phố, từng căn nhà khiến cho không khí Tết rộn ràng, ấm áp hơn. Thấy hoa đào, thấy Tết đã đến rồi.

Đọc thêm

Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”... Nhịp điệu cuộc sống

Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”...

TTTĐ - Cũng như bao đô thị khác, người Hà Nội cũng phải “chiến đấu” với những làn sóng lúc dịu êm, lúc vô cùng dữ dội. Đó là guồng quay hối hả của nhịp sống công nghiệp, làn sóng điện thoại khiến con người bị cuốn vào thế giới ảo, làn sóng của văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng và không ngoại trừ việc những người từ các nơi khác đổ về khiến văn hóa người Hà Nội ít nhiều bị ảnh hưởng.
Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng Nhịp điệu cuộc sống

Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng

TTTĐ - Là nơi nối tiếp những thế hệ ra đời, sinh sống và tạo nên lớp lớp chủ thể văn hóa cho mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, những gia đình Hà Nội hàng ngàn năm nay lưu giữ và trao truyền những giá trị truyền thống quý báu, tạo nên hồn cốt thanh lịch không nơi nào có được. Đất lành trồng nên những hoa thơm, triệu bông hoa thanh lịch nở từ những đài hoa được vun trồng đầy trân trọng ấy…
Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử Người Hà Nội

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử

TTTĐ - Kì thi tốt nghiệp THPT mang đến khá nhiều áp lực cho cả thí sinh và người nhà. Sự động viên, hỏi thăm, cổ vũ, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã góp thêm cho người trong cuộc những nụ cười để vơi bớt phần nào căng thẳng.
Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Xem thêm