Tag

Đặt người dân làm trung tâm trong xây dựng Nông thôn mới

Nông thôn mới 09/07/2024 17:25
aa
TTTĐ - Chiều 9/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về đề nghị công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Huyện Đan Phượng nỗ lực hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị.

Đặt người dân làm trung tâm trong xây dựng Nông thôn mới
Quang cảnh hội nghị

4 bước đánh giá sự hài lòng của người dân

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đặng Thị Phương Hoa cho biết, căn cứ hướng dẫn số 90/HD- MTTW-BTT ngày 20/9/2022 của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nội dung lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 được thực hiện với 9 câu hỏi (theo mẫu số 07).

Địa bàn lấy ý kiến các hộ gia đình ở khu dân cư trên địa bàn các xã; không lấy ý kiến đối với các hộ gia đình thuộc địa bàn thị trấn.

Về phương thức, hình thức lấy ý kiến, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội chủ trì phối hợp với Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã và các xã tiến hành lấy ý kiến người dân trên địa bàn.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, các xã căn cứ vào tình hình thực tế, hướng dẫn Ban Công tác Mặt trận các thôn chủ trì, phối hợp với các Chi hội, Chi đoàn tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân trong thôn về đề nghị TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông hôn mới năm 2024 bằng 2 hình thức như sau: Phân công cán bộ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể phát phiếu cho các hộ gia đình, hướng dẫn các hộ gia đình ghi phiếu trả lời các câu hỏi và thu phiếu trực tiếp tại các hộ; tổ chức họp khu dân cư, phát phiếu và xin ý kiến đại diện các hộ gia đình.

Thời gian lấy ý kiến sẽ, xong trước ngày 25/7/2024 kể từ khi lấy ý kiến đến khi tổng hợp hoàn thiện kết quả lấy ý kiến.

Đặt người dân làm trung tâm trong xây dựng Nông thôn mới
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Đình trình bày báo cáo kết quả xây dựng Nông thôn mới của TP Hà Nội tại hội nghị

Theo đó, thực hiện việc đánh giá sự hài lòng của người dân sẽ được tiến hành 4 bước:

Bước 1: Sau khi có kế hoạch của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ TP Hà Nội, Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân trên địa bàn các huyện, thị xã.

Bước 2: Ủy ban MTTQ các xã, huyện, thị xã phối hợp với Ban Chỉ đạo cùng cấp thống nhất cách thức, thời gian thực hiện; phân bổ phiếu cho các thôn và triển khai cho Ban Công tác Mặt trận ở các thôn tiến hành lấy ý kiến các hộ gia đình.

Bước 3: Ban Công tác Mặt trận chủ trì cùng các đoàn thể tổ chức lấy ý kiến thông qua tổ chức họp dân hoặc phát phiếu cho các hộ gia đình, hướng dẫn hộ gia đình ghi phiếu trả lời câu hỏi và nhận phiếu từ các hộ gia đình.

Bước 4: Tổng hợp kết quả về đề nghị TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.

Đặt người dân làm trung tâm trong xây dựng Nông thôn mới
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện Ba Vì Nguyễn Thị Kim Oanh phát biểu tại hội nghị

Về tỷ lệ lấy phiếu: Đối với cấp huyện, mỗi huyện chọn 30% số xã, mỗi xã chọn 50% số khu dân cư; mỗi khu dân cư chọn 70% số hộ gia đình đê lấy ý kiến.

Đối với thị xã, lấy 100% các xã trên địa bàn, mỗi xã chọn 50% số khu dân cư; mỗi khu dân cư chọn 70% số hộ gia đình để lấy ý kiến. Theo đó, TP triển khai lấy ý kiến tổng số 136.277 hộ trên địa bàn 401 khu dân cư của 121 xã thuộc 18 huyện, thị xã.

Tránh bệnh thành tích, đánh giá không thực chất

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Nguyễn Lan Hương hoan nghênh tinh thần quyết tâm của các đơn vị, qua đó, góp phần cùng TP hoàn thành trước một năm nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội nhấn mạnh thời gian triển khai và hoàn thành việc lấy ý kiến rất gấp rút, các đơn vị phải lan tỏa tinh thần đến từng người dân, đặc biệt, đội ngũ cán bộ Mặt trận phải cùng TP vào cuộc để hoàn thành mục tiêu này.

Đặt người dân làm trung tâm trong xây dựng Nông thôn mới
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Các đơn vị cần tham mưu cấp ủy, chính quyền ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phân công rõ việc; trong đó, Mặt trận phải triển khai rất quyết liệt trong công tác hướng dẫn kỹ, đầy đủ, đảm bảo kế hoạch và quy trình, yêu cầu đặt ra; đôn đốc thường xuyên, giám sát việc thực hiện.

Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác tuyên truyền về kết quả xây dựng Nông thôn mới, Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Từ đó, thôi thúc khát vọng cống hiến của mỗi người dân, mỗi gia đình tại mỗi địa phương, đơn vị về đóng góp nguồn lực, ý tưởng cho công tác xây dựng Nông thôn mới.

Đồng chí Nguyễn Lan Hương cũng lưu ý, trong triển khai thực hiện phải đảm bảo khách quan, toàn diện trong trong lựa chọn khu vực, hộ gia đình, địa bàn về lấy phiếu; phải đặt người dân là trung tâm và được thụ hưởng thật thành quả trong xây dựng Nông thôn mới, tránh tình trạng nợ tiêu chí, không thực chất, bệnh thành tích.

Đặc biệt, phải tập hợp được bức tranh toàn cảnh Nông thôn mới ở từng địa phương để có ý kiến đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương đó trong các lĩnh vực cần quan tâm, chú trọng.

TP Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã (100%) đạt chuẩn Nông thôn mới; có 4 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phấn đấu trong tháng 7/2024 được Thủ tướng Chính phủ công nhận.

Các huyện Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín đã được Đoàn thẩm tra đánh giá đủ điều kiện, hiện nay đang phối hợp với sở ngành Thành phố hoàn thiện báo cáo thẩm tra, phối hợp với UBMTTQ TP để lấy ý kiến hài lòng của người dân; phấn đấu báo cáo TP trong tháng 8/2024

TP có 382/382 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 186 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 68 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình TP thêm 8 xã kiểu mẫu và 2 xã nâng cao, phấn đấu công nhận trong tháng 7/2024.

Theo Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; đến nay, Hà Nội có 8/8 chỉ tiêu hoàn thành và cơ bản hoàn thành.

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm