Tag
Huyện Gia Lâm (Hà Nội)

Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tháo gỡ khó khăn cho các sản phẩm OCOP

Nông thôn mới 06/07/2022 17:40
aa
TTTĐ - Gia Lâm là một trong những huyện ngoại thành của Hà Nội có lợi thế về điều kiện tự nhiên, quỹ đất để phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng rau, củ, quả theo hướng an toàn, hữu cơ. Nhờ đó, huyện có hàng chục sản phẩm rau, củ đạt chứng nhận OCOP từ 3 - 5 sao. Đặc biệt, các sản phẩm nông sản đạt chứng nhận OCOP của Gia Lâm luôn được đông đảo người tiêu dùng Thủ đô đón nhận và ủng hộ.
Đem các sản phẩm OCOP, hàng Việt Nam chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nông sản, đặc sản các tỉnh đồng bằng sông Hồng hội tụ tại thị trường Hà Nội Tưng bừng khai trương Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022 Đẩy mạnh kết nối cung cầu hàng Việt Nam cho các doanh nghiệp trong nước Khai mạc Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022 tại huyện Chương Mỹ

Đa dạng sản phẩm nông sản

Từ lâu, huyện Gia Lâm đã trở thành vùng đất chuyên canh sản xuất rau, quả cũng như các sản phẩm nông sản cung cấp cho thị trường trung tâm thành phố Hà Nội, các tỉnh lân cận và một phần xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

Với tổng diện tích đất canh tác lên đến 2.248ha, trong đó diện tích cây ăn quả 1.682ha, diện tích sản xuất rau của huyện là 565ha. Huyện có tổng diện tích được cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất rau, quả đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là 1.688ha (chiếm 75% diện tích sản xuất); Diện tích được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP là 273ha (chiếm 12% diện tích đất sản xuất).

Bên cạnh đó, huyện cũng đã ứng dụng 10ha sản xuất rau, quả theo hướng hữu cơ; Bảo hộ nhãn hiệu tập thể đối với 13 sản phẩm trồng trọt; Ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm QR-Code cho 14 sản phẩm rau, quả tại 14 xã trên hệ thống https: hn.check.net.vn.

Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tháo gỡ khó khăn cho các sản phẩm OCOP
Huyện Gia Lâm đã trở thành vùng đất chuyên canh sản xuất rau, quả cũng như các sản phẩm nông sản cung cấp cho thị trường trung tâm thành phố Hà Nội

Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, bình quân hằng năm, huyện Gia Lâm đưa ra thị trường 69.000 tấn rau và 65.000 tấn quả. Một số sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể và có thương hiệu trên thị trường như: Ổi Đông Dư, cam Báo đáp, chuối Kim Sơn… Đặc biệt, sản phẩm rau Văn Đức và Đặng Xá đã xuất khẩu được sang thị trường khó tính như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Bình quân mỗi năm xuất được 800 - 1.000 tấn.

Hiện trên địa bàn huyện Gia Lâm đã có 49 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 8 sản phẩm 3 sao, 36 sản phẩm 4 sao, 5 sản phẩm 5 sao và rất nhiều sản phẩm được chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP.

Bà Đặng Thị Hiền ở thôn Trung Quan (xã Văn Đức) cho biết: Gia đình tôi có 2 sản phẩm là bắp cải và cải thảo đạt OCOP 4 sao, tiêu thụ ổn định, cho doanh thu 250-270 triệu đồng/mẫu/năm. Thời gian qua, dù dịch bệnh khó khăn nhưng nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền nên sản phẩm nông sản vẫn có đầu ra ổn định; Mỗi năm thu hoạch từ 15-17 tấn.

Kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm OCOP cho bà con

Mặc dù sản lượng nông sản bình quân hằng năm của huyện đưa ra thị trường khá lớn, nhưng vẫn còn nhiều sản phẩm nông sản của bà con bị tồn đọng, như: Nhãn, chuối, cải củ Lệ Chi, mùi tàu, sản phẩm sử dụng làm rau gia vị tươi...

Để kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con, huyện Gia Lâm đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó huyện đã yêu cầu các đơn vị chủ động kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn; Rà soát, đánh giá các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu về các sản phẩm tiêu biểu, làm nền tảng xây dựng các sản phẩm OCOP…

Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tháo gỡ khó khăn cho các sản phẩm OCOP
Hiện huyện Gia Lâm đang triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân trên địa bàn huyện

Đồng thời, huyện đề ra mục tiêu phấn đấu 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai trực tiếp Chương trình OCOP; 100% các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình OCOP được đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh...

Đặc biệt, năm 2021, huyện đã tích cực, chủ động tham gia các diễn đàn trực tuyến Hà Nội để kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn, giúp bà con bảo vệ thành quả lao động cũng như đảm bảo ổn định đời sống trong thời gian giãn cách xã hội, tạo đà thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống người dân.

Để chương trình OCOP được triển khai hiệu quả, trong giai đoạn tới, huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục hỗ trợ, tư vấn nâng cấp các sản phẩm để tham gia đánh giá phân hạng, nâng thứ hạng sao đối với sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP năm 2019 - 2020 (gồm 44 sản phẩm 3 sao và 4 sao). Cùng với đó, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung cầu, tháo gỡ khó khăn cho các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.

Trang thông tin có sự phố hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Đồng Nai: Huyện Xuân Lộc đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nhịp sống phương Nam

Đồng Nai: Huyện Xuân Lộc đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vừa đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xem thêm