Tag

ĐBQH đề nghị giảm diện tích đất trồng lúa, tăng chỉ tiêu đất khu công nghiệp

Tin tức 30/10/2021 20:27
aa
TTTĐ - Chiều 30/10, Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận về dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).
Hạn chế việc sử dụng đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp Phải chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm tới quy hoạch đất trồng lúa. Theo một số đại biểu, quy hoạch đất trồng lúa cơ bản giữ được ổn định diện tích 3,5 triệu ha nhưng ở một số nơi, việc sử dụng đất trồng lúa để trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản đang diễn ra và về mặt kinh tế có thể hiệu quả hơn.

Cho rằng, đất chuyên trồng lúa là loại đất đặc biệt có đặc trưng riêng cùng với hệ thống thủy lợi được đầu tư rất lớn, trong thời gian dài, do đó, các đại biểu nhấn mạnh việc chuyển đổi đất chuyên trồng lúa sang sử dụng cho các mục đích nông nghiệp khác phải đi kèm điều kiện không hủy hoại các đặc trưng cơ bản nhất của loại đất này.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh ( đoàn Long An)
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An)

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) đề nghị Quốc hội phân cấp cho HĐND tỉnh quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của các dự án có sử dụng đất mà trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt.

Theo ông, đây cũng là mong muốn của các địa phương hiện nay và phù hợp với nguyên tắc việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và công dân thì giao cho cấp đó thực hiện.

“Thực tế thời gian qua, do quy định phải xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ nên nhiều địa phương muốn làm nhanh đã chia nhỏ dự án dưới 10ha đất lúa, dẫn tới tình trạng quy hoạch xây dựng khu dân cư, khu đô thị, các dự án sản xuất phi nông nghiệp bị manh mún, vừa lãng phí hạ tầng, vừa thiếu kết nối đồng bộ”, ông Nguyễn Văn Thịnh nói.

Do đó cùng với việc phân cấp, đại biểu đề nghị Chính phủ cá thể hoá trách nhiệm đối với người đứng đầu các địa phương trong quản lý đất đai, kết hợp với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả của việc phân cấp.

Cũng đề cập vấn đề đất trồng lúa, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (đoàn Cần Thơ) cho rằng khái niệm “an ninh lương thực quốc gia” cần hiểu rộng hơn, không chỉ là gạo mà còn đa dạng các thực phẩm khác đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe. Gạo là chính chứ không phải tất cả và số liệu thống kê cho thấy nhu cầu sử dụng gạo tiếp tục giảm nhiều trong tương lai.

Dẫn các số liệu chứng minh, đại biểu cho rằng việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa là quá lớn, ông đề nghị giảm diện tích vì nếu vẫn giữ như quy hoạch thì Đồng bằng sông Cửu Long gánh vai trò đảm bảo an ninh lương thực quá lớn, 10 năm tới khó đô thị hóa và phát triển nhanh được.

Đại biểu Hà Sỹ Huân (đoàn Bắc Kạn) thì đề nghị cân nhắc việc tăng chỉ tiêu đất khu công nghiệp. Ông đề nghị giảm để bố trí cho đất văn hóa, đất thể thao vì hiện tại các loại đất này còn rất hạn chế, nhu cầu xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao lớn, trong khi chỉ tiêu quy hoạch chỉ 20.000ha và 30.000ha.

Đồng quan điểm, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cũng đề nghị rà soát, đánh giá lại vì giai đoạn 2011-2020 chỉ tiêu này được đánh giá là đạt rất thấp (hơn 47,45%), tỷ lệ lấp đầy bình quân đối với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động chỉ đạt 75%, tuy nhiên, giai đoạn 2021-2030 đặt chỉ tiêu rất cao (đến 2030 là 210,93 nghìn ha tăng 120,1 nghìn ha so với năm 2020).

Còn đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An) cho rằng, chỉ tiêu đất khu công nghệ cao lại tăng rất ít và không tăng trong giai đoạn 2025-2030, điều này chưa phù hợp khi Nghị quyết Đại hội Đảng đặt mục tiêu hướng đến Việt Nam là nước công nghiệp hiện đại, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng nêu rất rõ về công nghệ cao trong giai đoạn 5 đến 10 năm tới. Chính phủ cần điều chỉnh diện tích lớn hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển đến năm 2030.

Một số ý kiến đại biểu đề nghị phân tích rõ hơn nguyên nhân không đạt được chỉ tiêu để rút ra bài học kinh nghiệm, nhất là các chỉ tiêu đạt dưới 50%, đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát kỹ lưỡng hiện trạng sử dụng đất thực tế tại các địa phương, cập nhật để bảo đảm chính xác, phù hợp với thực tế, nghiên cứu thật kỹ lưỡng, khoa học, khách quan, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) quốc gia với các quy hoạch có liên quan, hạn chế tối đa những chồng chéo, mâu thuẫn.

Đọc thêm

Mỗi người làm việc bằng hai vì an toàn, sức khỏe của người dân Tin tức

Mỗi người làm việc bằng hai vì an toàn, sức khỏe của người dân

TTTĐ - Chiều 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng.
Sẵn sàng ở mức cao nhất để ứng phó với nước lũ Tin tức

Sẵn sàng ở mức cao nhất để ứng phó với nước lũ

TTTĐ - Trực tiếp xuống địa bàn, kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ tại khu vực Trạm bơm Hòa Bình, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì sáng 11/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, đây là một trong những vị trí đê xung yếu, nếu xảy ra vỡ đê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của Nhân dân trong khu vực. Vì vậy, huyện Thanh Trì phải ứng trực nghiêm 24/24h, sẵn sàng ở mức cao nhất để ứng phó với mức độ cao hơn hiện tại của nước lũ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin Thời sự

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Chiều 10/9 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, tại Điện Kremlin, Thủ đô Moscow, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Quan hệ Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố, ngày càng đi vào chiều sâu Tin tức

Quan hệ Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố, ngày càng đi vào chiều sâu

TTTĐ - Chiều 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, triển khai phương tiện hỗ trợ người dân Tin tức

Bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, triển khai phương tiện hỗ trợ người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ khắc phục hậu quả mưa lũ Tin tức

Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ khắc phục hậu quả mưa lũ

TTTĐ - Ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Công văn số 457/CV-HNBVN về hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3, mưa lũ.
Chuẩn bị phương án, kịch bản theo từng cấp độ của báo động lũ Tin tức

Chuẩn bị phương án, kịch bản theo từng cấp độ của báo động lũ

TTTĐ - Huyện Thường Tín cần có phương án, kịch bản theo từng cấp độ của báo động lũ, duy trì ứng trực 24/24h; chủ động, kiên quyết di dời người dân và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm
Triển khai ngay 7 nhiệm vụ cấp bách khắc phục hậu quả do bão Tin tức

Triển khai ngay 7 nhiệm vụ cấp bách khắc phục hậu quả do bão

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội vừa có Thông báo số 1866-TB/TU Kết luận cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy về việc ứng phó và các biện pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Huy động tổng lực, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân Tin tức

Huy động tổng lực, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân

TTTĐ -Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, công tác phòng, chống thiên tai hiện tại cần được xem như hoạt động phòng thủ dân sự chính thức. Do đó, cần huy động tổng lực các lực lượng; tổ chức phân công cụ thể nhiệm vụ phòng, chống thiên tai; bảo đảm hậu cần, phương tiện, vật lực xử lý kịp thời các tình huống.
Hà Nội chủ động, quyết liệt ứng phó mưa lũ từ sớm, từ xa Tin tức

Hà Nội chủ động, quyết liệt ứng phó mưa lũ từ sớm, từ xa

TTTĐ - Dư luận Nhân dân tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương, kịp thời của thành phố Hà Nội, các đơn vị và lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống lụt bão.
Xem thêm