Tag

Hạn chế việc sử dụng đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp

Tin tức 29/10/2021 21:27
aa
TTTĐ - Đất khu công nghiệp thời gian tới sẽ được chuyển đổi từ đất lúa tương đối lớn (48,4 nghìn héc ta). Khi đã chuyển đổi sang đất khu công nghiệp thì không thể khôi phục diện tích đất lúa đó, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, hạn chế việc sử dụng đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp.
Chính phủ đề nghị tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm Xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm quản lý đất nông nghiệp tại Phú Quốc Biến đất nông nghiệp thành nơi kinh doanh

Chiều 29/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).

Hạn chế việc sử dụng đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày tờ trình của Chính phủ

Tờ trình của Chính phủ đặt mục tiêu đảm bảo quỹ đất cho thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Đáp ứng yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ các hệ sinh thái, giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; Đảm bảo độ che phủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%.… kết nối các hành lang kinh tế, vùng động lực; Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; Cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Đến năm 2050, tài nguyên đất được sử dụng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, xanh, văn minh... hoàn thành mục tiêu trở thành một nước phát triển, thu nhập cao với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Không gian sử dụng đất được phân bổ dựa trên tiềm năng của các vùng sinh thái nông nghiệp, lợi thế hành lang kinh tế ven biển và 6 vùng kinh tế - xã hội, đảm bảo cân đối được yêu cầu an ninh lương thực, mục tiêu thiên niên kỷ về môi trường, văn hóa, quốc phòng, an ninh; Đảm bảo cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên.

Theo đề xuất của Chính phủ, phương án quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, đất nông nghiệp có 27,73 triệu ha, trong đó đất trồng lúa và lúa kết hợp cây lương thực là 3,568 triệu ha, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là 15,85 triệu ha; Đất phi nông nghiệp là 4,90 triệu ha, trong đó, đất khu công nghiệp là 210,93 nghìn ha, đất quốc phòng, an ninh lần lượt là 289,07 nghìn ha và 72,33 nghìn ha, đất phát triển hạ tầng quốc gia là 1,75 triệu ha; Đất đô thị là 2,95 triệu ha.

Hạn chế việc sử dụng đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra

Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) quốc gia với các quy hoạch có liên quan để hạn chế tối đa những chồng chéo, mâu thuẫn.

Đồng thời, Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt quy hoạch tỉnh để có đầy đủ căn cứ thực hiện thu hồi đất, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch.

Về chỉ tiêu đất trồng lúa, theo Ủy ban Kinh tế, rà soát, hạn chế việc chuyển đổi đất lúa (nhất là đất chuyên trồng lúa) tại các vùng có tiềm năng trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp do diện tích đất lúa đến năm 2030 giảm 348,77 nghìn ha nhưng giảm tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL.

Trong khi đó, đất khu công nghiệp thời gian tới sẽ được chuyển đổi từ đất lúa tương đối lớn (48,4 nghìn ha), khi đã chuyển đổi sang đất khu công nghiệp thì không thể khôi phục diện tích đất lúa đó, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, hạn chế việc sử dụng đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp.

Cho rằng, xu hướng biến động đất quốc phòng, đất an ninh trong thời kỳ 2021 - 2030 không lớn; Diện tích tăng thêm chủ yếu để mở rộng, bố trí quy hoạch mới các công trình, dự án cho mục đích quốc phòng, an ninh; Xây dựng trụ sở làm việc… Do vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng để giao lại địa phương quản lý, sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Theo tờ trình của Chính phủ, thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2011-2020 cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội quyết định (bình quân đạt 85,35%); Có 14 chỉ tiêu đạt trên 90%, 6 chỉ tiêu đạt từ 70%-90%, 1 chỉ tiêu đạt từ 50 -70% và 4 chỉ tiêu đạt dưới 50%.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước thống nhất quản lý, phân bổ nguồn lực đất đai cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, hệ thống quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo đồng bộ, kết nối, thiếu tầm nhìn dài hạn; Dự báo sử dụng đất chưa sát với nhu cầu, việc phân bổ một số chỉ tiêu sử dụng đất chưa phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương...

Đọc thêm

Mỗi người làm việc bằng hai vì an toàn, sức khỏe của người dân Tin tức

Mỗi người làm việc bằng hai vì an toàn, sức khỏe của người dân

TTTĐ - Chiều 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng.
Sẵn sàng ở mức cao nhất để ứng phó với nước lũ Tin tức

Sẵn sàng ở mức cao nhất để ứng phó với nước lũ

TTTĐ - Trực tiếp xuống địa bàn, kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ tại khu vực Trạm bơm Hòa Bình, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì sáng 11/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, đây là một trong những vị trí đê xung yếu, nếu xảy ra vỡ đê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của Nhân dân trong khu vực. Vì vậy, huyện Thanh Trì phải ứng trực nghiêm 24/24h, sẵn sàng ở mức cao nhất để ứng phó với mức độ cao hơn hiện tại của nước lũ.
Quan hệ Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố, ngày càng đi vào chiều sâu Tin tức

Quan hệ Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố, ngày càng đi vào chiều sâu

TTTĐ - Chiều 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, triển khai phương tiện hỗ trợ người dân Tin tức

Bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, triển khai phương tiện hỗ trợ người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ khắc phục hậu quả mưa lũ Tin tức

Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ khắc phục hậu quả mưa lũ

TTTĐ - Ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Công văn số 457/CV-HNBVN về hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3, mưa lũ.
Chuẩn bị phương án, kịch bản theo từng cấp độ của báo động lũ Tin tức

Chuẩn bị phương án, kịch bản theo từng cấp độ của báo động lũ

TTTĐ - Huyện Thường Tín cần có phương án, kịch bản theo từng cấp độ của báo động lũ, duy trì ứng trực 24/24h; chủ động, kiên quyết di dời người dân và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm
Triển khai ngay 7 nhiệm vụ cấp bách khắc phục hậu quả do bão Tin tức

Triển khai ngay 7 nhiệm vụ cấp bách khắc phục hậu quả do bão

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội vừa có Thông báo số 1866-TB/TU Kết luận cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy về việc ứng phó và các biện pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Huy động tổng lực, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân Tin tức

Huy động tổng lực, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân

TTTĐ -Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, công tác phòng, chống thiên tai hiện tại cần được xem như hoạt động phòng thủ dân sự chính thức. Do đó, cần huy động tổng lực các lực lượng; tổ chức phân công cụ thể nhiệm vụ phòng, chống thiên tai; bảo đảm hậu cần, phương tiện, vật lực xử lý kịp thời các tình huống.
Hà Nội chủ động, quyết liệt ứng phó mưa lũ từ sớm, từ xa Tin tức

Hà Nội chủ động, quyết liệt ứng phó mưa lũ từ sớm, từ xa

TTTĐ - Dư luận Nhân dân tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương, kịp thời của thành phố Hà Nội, các đơn vị và lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống lụt bão.
Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết Tin tức

Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết

TTTĐ - Ngày 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối trực tuyến với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.
Xem thêm