Tag

Đề xuất thí điểm Viện KSND được khởi kiện án dân sự công ích

Tin tức 19/05/2025 17:54
aa
TTTĐ - Chiều 19/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân (KSND) khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.
Khách hàng khởi kiện Bệnh viện Tâm Anh vì lý do "bất ngờ" Tập đoàn Đức Long Gia Lai khởi kiện Công ty Lilama 45.3

Trình bày tờ trình tóm tắt dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện KSND khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công, Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương (trẻ em, người cao tuổi, khuyết tật, mất năng lực hành vi dân sự, phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ, người dân tộc thiểu số) và bảo vệ lợi ích công là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện bản chất ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, luôn được Đảng, Nhà nước rất quan tâm.

Tuy nhiên về trách nhiệm, vai trò khởi kiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa thực sự hiệu quả; còn xảy ra vụ việc dân sự xâm hại các quyền dân sự của chủ thể thuộc nhóm dễ bị tổn thương và lợi ích công nhưng chưa rõ chủ thể được giao thực hiện việc khởi kiện hoặc chưa được các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực sự quan tâm, chủ động yêu cầu khởi kiện.

Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là pháp luật chưa quy định cụ thể cơ chế bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức khởi kiện, Viện kiểm sát nhân dân chưa được thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự.

Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho thấy, Viện kiểm sát/Viện công tố thông qua cơ chế khởi kiện vụ việc dân sự bảo vệ lợi ích công và nhóm dễ bị tổng thương rất hiệu quả.

“Do vậy, cùng với các cơ chế hiện có, Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị đã giao cho Viện KSND tối cao xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện KSND khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9”, Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Huy Tiến nêu rõ.

Đề xuất thí điểm Viện KSND 6 địa phương được khởi kiện án dân sự công ích
Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Huy Tiến (Ảnh: Quang Khánh)

Dự thảo Nghị quyết gồm 4 Chương, 19 Điều, trong đó quy định Viện KSND khởi kiện vụ án dân sự công ích trong trường hợp không có người khởi kiện để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công và việc bảo đảm quyền khởi kiện của Viện KSND.

Cụ thể, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của Viện KSND trong việc tiếp nhận, thu thập, thụ lý thông tin về vi phạm; các biện pháp xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh vi phạm; thông báo cho các chủ thể có liên quan; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm khởi kiện.

Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp với Viện KSND để bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của Viện KSND; trách nhiệm của các tổ chức giám định tư pháp, định giá… hỗ trợ Viện KSND trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh vi phạm và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Quy định nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm khởi kiện theo quy định của pháp luật trong việc trả lời cho Viện KSND về việc thực hiện quyền, trách nhiệm khởi kiện; quy định trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Viện KSND hỗ trợ khởi kiện khi có đề nghị; quy định về các trường hợp Viện KSND khởi kiện vụ án dân sự công ích.

Cũng theo Viện trưởng Viện KSND tối cao, dự thảo Nghị quyết quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự công ích.

Theo đó, việc khởi kiện và giải quyết vụ án dân sự công ích được thực hiện theo Nghị quyết này; trường hợp Nghị quyết này không quy định thì áp dụng quy định tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định về thẩm quyền xét xử vụ án dân sự công ích; trách nhiệm của Toà án nhân dân trong việc thụ lý vụ án dân sự công ích; quy định những điểm đặc thù về thủ tục tố tụng trong các vụ án dân sự công ích khác với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường gồm:

Đồng thời quy định về quyền phản tố của bị đơn theo hướng trong vụ án dân sự Viện KSND khởi kiện để bảo vệ lợi ích công, thì bị đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố; quy định về nguyên tắc tiến hành hoà giải trong các vụ án dân sự công ích.

Về tổ chức thực hiện Nghị quyết, dự thảo Nghị quyết quy định về hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026 và thí điểm trong 3 năm, tại 6 tỉnh, thành phố sau sáp nhập (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Đắk Lắk). Viện KSND tối cao sẽ tổ chức, bố trí, sắp xếp sử dụng nguồn lực hiện có, không làm phát sinh thêm biên chế và tổ chức bộ máy mới.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, nội dung dự thảo Nghị quyết bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi; cơ bản thống nhất với các luật có liên quan.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành với phạm vi thực hiện thí điểm tại 6 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với phạm vi như sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; nhất trí thời điểm dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026 và thời gian thực hiện thí điểm trong 3 năm là phù hợp.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý các nội dung khác trong dự thảo Nghị quyết nhằm bảo đảm tính thống nhất với Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan, nhất là các luật cùng được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới tại kỳ họp thứ 9.

Qua thẩm tra, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhận thấy, còn một số nội dung của dự thảo Nghị quyết chưa rõ, thiếu cụ thể hoặc còn có ý kiến khác nhau cần được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý, bổ sung hoặc làm rõ thêm như sau:

Quy định về phạm vi điều chỉnh đối với nhóm dễ bị tổn thương tại điểm e khoản 2 Điều 3 của dự thảo Nghị quyết là“Người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật” còn quá rộng, chưa bảo đảm sự thống nhất trong chính sách hỗ trợ pháp lý cho cùng đối tượng được quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý; quy định về lợi ích công gồm “tài sản công, đầu tư công” tại điểm a và “đất đai”, “tài nguyên khác” tại điểm b khoản 3 Điều 3 của dự thảo Nghị quyết còn chung chung, chưa thật rõ lợi ích công trực tiếp cần được bảo vệ trong vụ án dân sự công ích, dễ dẫn đến cách hiểu và áp dụng không thống nhất.

Quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 1 của dự thảo Nghị quyết về đối tượng áp dụng là cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thuộc Viện KSND và TAND chưa cụ thể, rõ ràng, dễ dẫn đến những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Dự thảo Nghị quyết chưa phân định rõ vai trò của Viện KSND với tư cách là nguyên đơn” với vai trò là cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án dân sự công ích; chưa quy định rõ tư cách pháp lý của Viện KSND trong khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo đảm chặt chẽ, thống nhất trong việc áp dụng, giải quyết vụ án.

Về các trường hợp VKSND khởi kiện, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nêu rõ: “Để tránh tình trạng “dân sự hóa” quan hệ hình sự, hành chính, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, phân loại hành vi trước khi khởi kiện; đồng thời bổ sung nguyên tắc nhằm tránh việc dân sự hóa quan hệ hình sự, hành chính; làm rõ thêm căn cứ, điều kiện và phạm vi khởi kiện của Viện KSND để tránh lạm quyền hoặc can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác”.

Về thẩm quyền khởi kiện, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định tách bạch thẩm quyền của Viện KSND mỗi cấp trong việc khởi kiện vụ án dân sự công ích; đồng thời hạn chế trường hợp Viện KSND tối cao khởi kiện để cơ quan này tập trung chỉ đạo thực hiện và tổng kết thí điểm.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND và các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, để phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của việc thí điểm, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho rằng, chỉ nên giao thẩm quyền cho Viện KSND khởi kiện vụ án dân sự công ích (nguyên đơn đặc thù) và quá trình tố tụng cần tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tung dân sự.

Về tiếp nhận thông tin, thụ lý, kiểm tra, xác minh và đình chỉ việc kiểm tra, xác minh, cần quy định để Viện KSND làm rõ hành vi vi phạm qua hoạt động kiểm tra, xác minh để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc tiến hành hòa giải, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh để bảo đảm thống nhất với Bộ luật Tố tung dân sự và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là (chỉ) không tiến hành hòa giải đối với vụ án liên quan đến lợi ích của Nhà nước.

Hậu Lộc

Đọc thêm

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 Tin tức

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

TTTĐ - Hà Nội đang dồn tổng lực hoàn tất công tác chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 với nhiều hoạt động quy mô từ diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa đến chỉnh trang đô thị cùng công tác phục vụ Nhân dân chu đáo...
Hà Nội thông qua Nghị quyết phiên chất vấn và trả lời chất vấn Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết phiên chất vấn và trả lời chất vấn

TTTĐ - Sáng 10/7, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Hà Nội thông qua chương trình giám sát của HĐND TP năm 2026 Tin tức

Hà Nội thông qua chương trình giám sát của HĐND TP năm 2026

TTTĐ - Ngày 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua chương trình giám sát của HĐND thành phố Hà Nội năm 2026 với 100% đại biểu có mặt tán thành.
Thông qua Nghị quyết xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô Hà Nội” Tin tức

Thông qua Nghị quyết xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô Hà Nội”

TTTĐ - Sáng 10/7, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô Hà Nội”.
Thực hiện hiệu quả các chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao Tin tức

Thực hiện hiệu quả các chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Sáng 10/7, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự thảo báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Thủ tướng chủ trì hội nghị quan trọng về Nghị quyết 18 và Luật Đất đai 2024 Tin tức

Thủ tướng chủ trì hội nghị quan trọng về Nghị quyết 18 và Luật Đất đai 2024

Sáng 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.
Trung tướng Nguyễn Trường Thắng bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân khu 7 Tin tức

Trung tướng Nguyễn Trường Thắng bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân khu 7

TTTĐ - Chiều 9/7, Đại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân khu 7.
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 2 dự án luật và đề xuất chương trình lập pháp 2026 Tin tức

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 2 dự án luật và đề xuất chương trình lập pháp 2026

Chiều 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2025.
Hà Nội sẽ tăng cường cán bộ chuyên môn về hỗ trợ cơ sở Tin tức

Hà Nội sẽ tăng cường cán bộ chuyên môn về hỗ trợ cơ sở

TTTĐ - Chiều 9/7, tại kỳ họp thứ 25 của HĐND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Trương Việt Dũng đã tiếp thu, giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu HĐND TP nêu tại phiên thảo luận tổ. Trong đó, có tình trạng thiếu cán bộ chuyên ngành tại một số địa phương...
Đẩy mạnh 3 đợt tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ các cấp Tin tức

Đẩy mạnh 3 đợt tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ các cấp

TTTĐ - Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 15-BD/BTGDVTU liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền, nắm bắt tình hình Nhân dân và dư luận xã hội về Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Xem thêm