Tag

ĐH Luật TP Hồ Chí Minh đổi mới cơ chế hoạt động

Giáo dục 19/04/2017 21:00
aa
TTTĐ.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển thành Trường đại học định hướng nghiên cứu với các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

ĐH Luật TP Hồ Chí Minh đổi mới cơ chế hoạt động

ĐH Luật TP Hồ Chí Minh đổi mới cơ chế hoạt động
ĐH Luật TP Hồ Chí Minh đổi mới cơ chế hoạt động.

Theo Đề án, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo nhu cầu xã hội; xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của Trường; quyết định các hoạt động đào tạo (chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy; ngôn ngữ giảng dạy, phương pháp thi; kiểm tra đánh giá kết quả học tập; giáo trình, học liệu và quản lý đào tạo; in, cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ); quyết định hợp tác trong nghiên cứu và triển khai với các đối tác quốc tế, nhất là với các tổ chức phi chính phủ; tổ chức thực hiện các chương trình liên kết đào tạo...

Về tổ chức bộ máy, nhân sự, Trường quyết định và chịu trách nhiệm về việc thành lập mới, tổ chức lại, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị trực thuộc; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc bảo đảm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy.

Đồng thời, quyết định tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ viên chức và lao động hợp đồng trên cơ sở quy chế và chủ trương được Hội đồng Trường thông qua; quyết định việc ký kết, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động trong các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Học phí tối đa năm học 2017 - 2018 là 16 triệu đồng/sinh viên

Trường thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 và quy định tại Quyết định này.

Mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà, trình độ đại học, chính quy 16 triệu đồng/sinh viên năm học 2017-2018; năm học 2018-2019 là 17 triệu đồng/sinh viên; năm học 2019-2020 là 17,5 triệu đồng/sinh viên.

Trường quyết định mức thu học phí đối với các trình độ đào tạo khác tại trường với mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ là 2,5 lần; thạc sĩ là 1,5 lần mức học phí bình quân tối đa nêu trên.

Học phí của chương trình đào tạo tại trường theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.

Tin liên quan

Đọc thêm

Xây dựng luật để phát triển đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Xây dựng luật để phát triển đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”…
Lấy ý kiến 547.786 nhà giáo hoàn thiện chính sách trong dự thảo Luật Giáo dục

Lấy ý kiến 547.786 nhà giáo hoàn thiện chính sách trong dự thảo Luật

TTTĐ - Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo.
5 chính sách, 6 điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Nhà giáo Giáo dục

5 chính sách, 6 điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Nhà giáo

TTTĐ - Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), dự thảo Luật Nhà giáo thiết kế 5 chính sách, trong đó có 6 điểm đáng chú ý.
Hà Nội công bố thành lập trường THCS Giảng Võ 2 Giáo dục

Hà Nội công bố thành lập trường THCS Giảng Võ 2

TTTĐ - Chiều 17/5, đại diện lãnh đạo UBND quận Ba Đình cho biết, quận vừa tổ chức Hội nghị công bố, quyết định thành lập trường THCS Giảng Võ 2 và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng.
Bài thi môn Văn - tránh lan man nội dung không cần thiết Giáo dục

Bài thi môn Văn - tránh lan man nội dung không cần thiết

TTTĐ - Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Cẩm Vân (giáo viên Ngữ văn, trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), để đạt điểm cao môn Ngữ văn, thí sinh cần xác định được đâu là nội dung cần tập trung khi làm bài, tránh lan man vào những nội dung không cần thiết.
Kết nạp Đảng 5 giáo viên, học sinh ưu tú trường Ams dịp sinh nhật Bác Giáo dục

Kết nạp Đảng 5 giáo viên, học sinh ưu tú trường Ams dịp sinh nhật Bác

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 17/5, Đảng bộ trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức lễ kết nạp Đảng cho 5 quần chúng ưu tú; trong đó có 3 học sinh và 2 giáo viên.
“Ươm mầm non” từ giáo dục kỹ năng thống kê Giáo dục

“Ươm mầm non” từ giáo dục kỹ năng thống kê

TTTĐ - Với chương trình Toán Cambridge ở Mầm non Vinschool, giờ học của các Vinser nhí không chỉ thú vị mà còn giúp các em sớm phát triển nhiều kỹ năng nền tảng.
Chuẩn bị chu đáo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024 Giáo dục

Chuẩn bị chu đáo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Khởi động cuộc thi Tiền Phong STEM Robotics Giáo dục

Khởi động cuộc thi Tiền Phong STEM Robotics

TTTĐ - Ngày 16/5, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo thông tin về cuộc thi Tiền Phong Stem Robotics - Vô địch IYRC 2024.
“Giải mã” ngành Dược vì sao “hot” đối với các nữ sinh? Giáo dục

“Giải mã” ngành Dược vì sao “hot” đối với các nữ sinh?

TTTĐ - Hiện nay, dược sĩ đang là nghề “hot” được rất nhiều bạn nữ lựa chọn. Trong đó, một số trường có tỉ lệ nữ sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Dược lên đến 90%.
Xem thêm