Tag

“Di sản” đáng sống trên những mảnh đất cù lao

Phóng sự 23/01/2023 09:00
aa
TTTĐ - Ẩn mình sau những rặng cây, xung quanh được bao bọc bởi con sông Đồng Nai đã tạo nên vị thế đặc biệt cho hai cù lao Bạch Đằng và Thạnh Hội (cù lao Rùa). Không khí trong lành, bình yên đã giúp nơi đây trở thành “di sản” đáng sống của thị xã Tân Uyên - một trong những thị xã lớn và có tốc độ đô thị hóa nhanh của tỉnh Bình Dương.
Cù Lao Dung giàu lên trong biến đổi khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu: Phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị cù lao Bến Đình Cù Lao Chàm - Mô hình kiểu mẫu điểm đến không rác

Xanh thắm Làng Thông minh

Giữa trời trưa nắng, chỉ cần băng qua cây cầu Bạch Đằng (bắt qua sông Đồng Nai) đã có thể cảm nhận được sự khác biệt trong lành của không khí miền quê nơi đây. Cảm nhận đầu tiên khi đến làng cù lao Bạch Đằng (xã Bạch Đằng, rộng hơn 10km2 thuộc TX Tân Uyên) là màu xanh thắm của cây. Những mảng xanh trải dài nối tiếp nhau tạo cho khách lạ có cảm giác bình yên, thân thiện.

Cù lao Bạch Đằng (Làng Thông minh) nhìn từ trên cao, được bao bọc bởi sông Đồng Nai
Cù lao Bạch Đằng (Làng Thông minh) nhìn từ trên cao, được bao bọc bởi sông Đồng Nai

Hạ tầng giao thông của cù lao này đã được hoàn thiện khang trang. Gần như tất cả các tuyến đường đều được thảm nhựa, hai bên có những ngôi nhà nằm nép mình dưới những tán cây, tạo nên khung cảnh bình yên, mộc mạc của làng.

Càng vào sâu bên trong, nhà thưa dần, nhường chỗ cho những vườn cây ăn trái, ô ruộng nối nhau trải dài cả một vùng rộng lớn. Ở cù lao Bạch Đằng, không có những âm thanh phố thị, không có tiếng ồn ào của các loại phương tiện giao thông, không có tiếng người huyên náo, tiếng ồn ào của những cửa hàng sản xuất, kinh doanh… Tất cả những âm thanh đó đã bị rũ bỏ lại phía sau khi đặt chân lên cây cầu độc đạo nối làng cù lao với đất liền.

Đường làng xanh mát trên cù lao Bạch Đằng
Đường làng xanh mát trên cù lao Bạch Đằng

Nói đến cù lao Bạch Đằng, không thể không nhắc đến loại trái cây đặc sản gắn liền với cái tên của vùng đất - bưởi Bạch Đằng. Loại bưởi nổi tiếng bởi cái chất ngọt thanh và thơm. Nhiều người bảo bưởi Bạch Đằng ngon là nhờ thổ nhưỡng và môi trường trong lành của vùng đất cù lao. Không chỉ bưởi mà nhiều loại trái cây được trồng tại đây cũng cho ra quả thơm, ngon có tiếng.

Lượm những trái cam rụng trong vườn, chị Thủy, chủ quán nước nhỏ trong cù lao giới thiệu chất lượng cam Bạch Đằng: “Ngọt dữ lắm nghen, loại cam xoàn đường này không vắt nước chỉ cắt thành múi ăn thôi, ngọt lắm! Còn loại vắt nước là cam sành, cũng ngọt lắm luôn! Ở đây tụi tôi trồng không dùng thuốc nên trái nó không được căng bóng như người ta bán ngoài chợ đâu, nhưng chất lượng thì khỏi chê…”. Miệng nói, tay chị cắt liền mấy trái mời khách. Hào sảng, chân chất, thiệt tình, tính cách mộc mạc của người nông dân Nam Bộ thể hiện rõ trong lời mời: “Ăn đi, ngọt dữ lắm!…”.

Trong cái không gian bình yên, thân thiện đó, người dân làng cù lao vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích mang đậm tính truyền thống của vùng. Trong đó, di tích nhà cổ Đỗ Cao Thứa được xây dựng, gìn giữ hơn 100 năm, mang đậm kiến trúc nhà xưa của vùng đất Nam Bộ. Ngôi nhà bề thế, với mái chữ Đinh, lợp ngói âm dương, cột kèo được làm từ những loại gỗ quý hiếm, chạm khắc tinh xảo. Trong nhà trang trí những tấm liễn, hoành phi theo chủ đề: Long, Lân, Quy, Phụng… Quanh nhà được bao bọc bởi khu vườn cây ăn trái, tạo khoảng xanh mát quanh năm.

Đình thần Tân Trạch được xây dựng hơn 100 năm trên vùng đất cù lao Bạch Đằng
Đình thần Tân Trạch được xây dựng hơn 100 năm trên vùng đất cù lao Bạch Đằng

Đầu năm 2021, tỉnh Bình Dương quyết định chọn cù lao Bạch Đằng để xây dựng đề án “Làng Thông minh”. Mục đích chính là nhằm gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa đẹp của vùng đất này - nơi còn lưu giữ những dấu tích của tiền nhân trong những ngày đầu khai sơn lập địa, người dân địa phương chủ yếu sống thuần nông nghiệp trồng lúa, đánh cá, trồng rau và cây ăn trái.

Ngay trong đề án, chính quyền tỉnh Bình Dương và TX Tân Uyên đều quyết định nói không với công nghiệp trên vùng đất. Thay vào đó, để phát triển kinh tế, ổn định đời sống của người dân, chính quyền TX Tân Uyên sẽ tập trung nguồn lực đầu tư cho xã Bạch Đằng để hoàn thiện và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp thông minh, đồng thời kết hợp tham quan du lịch sinh thái. Người dân được hỗ trợ thông tin sản xuất tiến tới xây dựng mô hình hợp tác xã số và triển khai dịch vụ kinh tế số…

Để xứng với cái tên Làng Thông minh, tiết kiệm năng lượng cũng sẽ được áp dụng trên hệ thống chiếu sáng công cộng. Toàn bộ sẽ dùng đèn led, gắn thêm hệ thống camera an ninh tại các ngã tư, trục giao thông chính; Đồng thời nâng cấp, mở rộng các tuyến đường trên địa bàn.

Một trong những cái “thông minh” rõ nhất có lẽ phải nói đến việc lắp đặt cung cấp hệ thống wifi tốc độ cao miễn phí cho người dân tại các điểm khu dân cư tập trung, khu vực cộng đồng. Trên nền tảng này, người dân sẽ được tiếp cận với kiến thức nông nghiệp công nghệ cao và ứng dụng vào sản xuất, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, đảm bảo sinh thái, gắn với chương trình OCOP.

Bình yên cù lao Rùa

“Cả năm ở đây không có vụ án hình sự nào, chỉ có vài vụ trộm cắp vặt gà, vịt… Người dân ở đây sống với nhau chan hòa, nghĩa tình nên xã hội ở đây ổn định…”, anh Hà Thanh, Trưởng Công an xã Thạnh Hội, cho biết.

Một góc bình yên trên cù lao Rùa
Một góc bình yên trên cù lao Rùa

Xã Thạnh Hội là tên gọi hành chính của cù lao Rùa. Theo người dân địa phương, tên gọi cù lao Rùa xuất phát từ hình dáng của cù lao. Nhìn từ trên cao, địa thế cù lao nhìn như một con rùa khổng lồ nổi lên trên bề mặt sông Đồng Nai. Với nhiều người dân, cù lao Bạch Đằng và cù lao Rùa là hai “hòn ngọc” của vùng đất Tân Uyên - nơi còn lưu giữ những dấu tích từ những ngày đầu lập ấp.

Diện tích của cù lao Rùa chỉ khoảng 427ha. Tuy chưa có đề án phát triển cụ thể nhưng việc gìn giữ mảng xanh được chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc. Ở cù lao Rùa cũng nói không với công nghiệp. Nền kinh tế chính của người dân ở đây vẫn chủ yếu canh tác nông nghiệp truyền thống.

Theo ông Trương Văn Thanh Giang, Chủ tịch UBND xã Thạnh Hội, mặt hàng nông nghiệp chủ lực ở đây là cây bạc hà. “Người dân trồng loại nông sản này lâu đời, nhờ chất lượng cao nên thành thương hiệu riêng. Hiện nay, người dân đang trồng bạc hà theo tiêu chuẩn VietGAP, được nhiều nơi tại Bình Dương và các chợ đầu mối tỉnh, thành liền kề đặt hàng…”, ông Giang bộc bạch. Ngoài bạc hà, lúa cũng là loại nông sản chủ lực của người dân cù lao. Nhờ thổ nhưỡng màu mỡ nên sản lượng luôn cho năng suất cao.

Ấn tượng nữa tại cù lao Rùa có lẽ là những tuyến đường bản đồ mang những chủ đề độc đáo. Như dọc theo một tuyến đường là những tấm bản đồ hành chính của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, được làm từ chất liệu gốm. Nối tiếp là tuyến đường bản đồ biển đảo, cũng được làm từ chất liệu gốm. Những tấm bản đồ biển đảo trưng bày được sao chép từ những tấm bản đồ cổ xác lập chủ quyền biển đảo của người Việt Nam từ thời phong kiến xa xưa. Có thể nói, các tuyến đường mang tính giáo dục rất ấn tượng.

Tuyến đường bản đồ 63 tỉnh thành tại cù lao Rùa
Tuyến đường bản đồ 63 tỉnh thành tại cù lao Rùa
“Di sản” đáng sống trên những mảnh đất cù lao

Ngoài ra, tại cù lao còn nhiều di tích có giá trị lịch sử như chùa Khánh Sơn (di tích cấp quốc gia) nằm trên gò Rùa, có tuổi đời hơn 200 năm. Nơi đây cũng đã từng khai quật được những hiện vật hàng ngàn năm tuổi. Hay như đình Nhựt Thạnh (Nhựt Thạnh Cổ Tự - di tích cấp tỉnh), được xây dựng năm 1848. Ngôi đình tọa lạc trên diện tích hơn 1ha, mang đậm phong cách kiến trúc đình làng Nam Bộ thời xa xưa. Ngay sát bên ngôi đình là nơi yên nghỉ của vợ chồng “ông tổ” đặc công - AHLLVTND - Đại tá Trần Công An.

Ngôi chùa Khánh Sơn hơn 200 năm tuổi trên đất cù lao Rùa
Ngôi chùa Khánh Sơn hơn 200 năm tuổi trên đất cù lao Rùa

Việc tôn tạo, gìn giữ môi trường sinh thái, tránh xa “cơn lốc” đô thị hóa của cù lao Bạch Đằng và cù lao Rùa đã không chỉ trở thành địa điểm đáng sống mà còn gìn giữ những giá trị lịch sử lâu đời của vùng đất nơi đây. Tuy nhiên, việc gìn giữ này cũng đánh đổi nhiều cơ hội của người dân sở tại. Phương cách phát triển, ổn định đời sống của người dân cũng đang là bài toán khó của lãnh đạo địa phương. Ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND TX Tân Uyên, cho biết: “Đề án Làng Thông minh vừa mới được thông qua năm 2022 nên tất cả đang trong giai đoạn chuẩn bị. Theo lộ trình năm 2023 sẽ bắt đầu thực hiện những hạng mục trong đề án, như quy hoạch mở rộng đường, tăng thêm mảng xanh, đầu tư hệ thống wifi, nông nghiệp sạch và thông minh… Dự kiến đến năm 2025 sẽ hoàn tất đề án này”.

Ngôi đình Nhựt Thạnh được xây dựng gần 200 năm vẫn được tu bổ, gìn giữ khang trang
Ngôi đình Nhựt Thạnh được xây dựng gần 200 năm vẫn được tu bổ, gìn giữ khang trang

Có thể nói, nếu tiến hành theo đúng lộ trình đã đề ra, Làng Thông minh sẽ là một điển hình trở thành nơi đáng sống, có con người thân thiện hòa hợp cùng tự nhiên trong không gian xanh. Nếu thành công, đây cũng sẽ là “di sản” tiền đề để nhân rộng ra những vùng nông thôn khác. Hy vọng trong tương lai gần sẽ xuất hiện nhiều hơn những nơi đáng sống như thế…

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Phóng sự

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm