Tag

Diện mạo nông thôn Hà nội thay đổi nhờ chương trình Nông thôn mới

Nông thôn mới 20/09/2019 17:57
aa
TTTĐ – Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-CTr/TU của Thành Ủy Hà Nội, đời sống nhân dân vùng nông thôn mới Thủ đô không ngừng được cải thiện.

Diện mạo nông thôn Hà nội thay đổi nhờ chương trình Nông thôn mới

Đời sống nhân dân vùng nông thôn mới Thủ đô không ngừng được cải thiện, nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 5,43% (đầu năm 2016) xuống còn 1,81% (cuối năm 2018)

Bài liên quan

Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống nông dân

10 năm xây dựng nông thôn mới Thủ đô: Diện mạo khởi sắc, tư duy thay đổi

Lấy phát triển sản xuất làm gốc để nâng cao thu nhập

Nhiều kết quả vượt chỉ tiêu sớm trong xây dựng nông thôn mới

Tiêu chí hộ nghèo giảm rõ rệt

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố giảm từ 7,52% (116.057 hộ nghèo) đầu năm 2011 xuống còn 0,96% (17.260 hộ nghèo) cuối năm 2015. Trong đó khu vực nông thôn giảm từ 11,25% (172.850 hộ nghèo) năm 2011 xuống còn 1,5% (15.969 hộ nghèo) cuối năm 2015.

Trong 5 năm đã có 620.786 lượt hộ nghèo và cận nghèo được vay vốn với tổng số trên 7.800 tỷ đồng; 58.927 lượt học sinh, sinh viên được tiếp cận nguồn vay ưu đãi số tiền gần 670 tỷ đồng và nhiều chương trình cho vay đối với hộ khó khăn khác. 1.235.058 lượt người nghèo, cận nghèo, dân các xã thuộc chương trình 135 được cấp thẻ, số tiền là hơn 749 tỷ đồng; 42.172 lượt học sinh được miễn, giảm học phí, tổng kinh phí miễn giảm 21,5 tỷ đồng; có 208.590 học sinh được hỗ trợ chi phí học tập, số tiền gần 190 tỷ đồng; 336.508 lượt hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện với số tiền trên 125 tỷ đồng.

Thành phố có trên 169.000 đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng tại xã phường, thị trấn. Mức chuẩn trợ cấp hàng tháng là 350.000 đồng/ hệ số 1. Tổng kinh phí trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội hằng năm từ 800 tỷ đến gần 1.000 tỷ đồng. Có 42.320 lượt người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động thoát nghèo được trợ cấp mức 350.000 đồng/người/tháng, số tiền trên 164 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016 đến nay, Thành phố tập trung hỗ trợ xây sửa nhà ở cho trên 8.000 người có công với cách mạng trong năm 2017 và 4.166 nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn trong năm 2018. Kết quả tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố theo chuẩn mới đã giảm từ 3,64% (đầu năm 2016) xuống còn 1,16% (cuối năm 2018), trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 5,43% (đầu năm 2016) xuống còn 1,81% (cuối năm 2018).

Đến nay, có 376/386 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí hộ nghèo, tăng 49 xã so với cuối năm 2015, còn 10 xã chưa đạt.

Gia tăng số lao động có việc làm

Trong giai đoạn 2010-2015, Hà Nội đã tổ chức được 3.675 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 127.763 lượt người tham gia học nghề. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề toàn Thành phố đạt 82,56%. Thành phố đã tổ chức 573 phiên giao dịch việc làm, tuyển dụng được 13.912 lao động đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%.

Giai đoạn 2016 đến nay, Thành phố giải quyết việc làm cho trên 492.000 lượt lao động; xét duyệt cho vay vốn từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác với số tiền trên 2.442 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 103.866 lao động; đưa 8.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đồng thời, Thành phố cũng tổ chức 487 phiên giao dịch việc làm, có 73.356 lao động được tuyển dụng. Quyết định trợ cấp thất nghiệp cho 142.107 người với số tiền 2.314 tỷ đồng; quyết định hỗ trợ học nghề cho 6.335 người với số tiền trên 21,7 tỷ đồng. Khai trương và đưa vào hoạt động 8 điểm giao dịch việc làm vệ tinh; 5 sàn giao dịch việc làm vệ tinh. Tỷ lệ thất nghiệp chung của Hà Nội năm 2018 chỉ còn 1,91%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 98,6%.

Trên địa bàn Thành phố hiện có 370 cơ sở dạy nghề. Từ năm 2016-2018 các cơ sở đã đào tạo nghề cho 542.338 lượt người, trong đó đào tạo nghề cho 70.158 lao động nông thôn. Với kết quả tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 34,8% năm 2010; 56,93% năm 2016 và cuối năm 2018 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 61,38%. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề năm 2018 là 85%.

Đến nay, có 385 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí Lao động có việc làm, tăng 8 xã so với cuối năm 2015, còn 1 xã Ba Vì của huyện Ba Vì chưa đạt.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân đã đạt được những kết quả khá tích cực.

Nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chuyển biến tích cực; kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; các hoạt động văn hoá - xã hội, thể thao có chuyển biến tiến bộ theo hướng chuẩn hoá và xã hội hoá; chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh được đảm bảo.

Đặc biệt, các vấn đề về an sinh xã hội được chăm lo, đời sống của nhân dân được cải thiện; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ ngày càng được nâng lên, tạo thế và lực mới cho Thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn trong những năm tới.

Đọc thêm

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Xem thêm