Tag

Doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang Châu Âu vẫn canh cánh nỗi lo

Thị trường - Tài chính 10/12/2021 09:55
aa
TTTĐ - Do ảnh hưởng của việc vận chuyển bởi dịch COVID-19 nên rất nhiều đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã bị đối tác Châu Âu hủy và chuyển sang nhập khẩu từ các thị trường khác.
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy nhanh phục hồi các ngành kinh tế Doanh nghiệp xoay xở lo thưởng Tết thời COVID-19 Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong bối cảnh dịch Covid-19

Xuất khẩu hưởng lợi nhờ Hiệp định EVFTA

Theo Bộ Công thương, sau hơn một năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, hoạt động thương mại hai bên đã đạt những kết quả tích cực, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định EVFTA qua việc sử dụng chứng nhận xuất xứ (C/O).

Theo thống kê của Bộ Công thương, trong năm đầu tiên thực thi Hiệp định EVFTA, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp khoảng 207.682 chứng nhận C/O với kim ngạch đạt khoảng 7,71 tỷ USD đi 27 nước EU.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho 6.115 lô hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA.

Trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, kết quả này thể hiện sự nỗ lực và linh hoạt của doanh nghiệp nhằm ổn định sản xuất, duy trì nguồn cung và thể hiện hiệu quả bước đầu trong việc tận dụng cơ hội do Hiệp định EVFTA mang lại.

Tuy nhiên, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 bùng phát trong quý III/2021 đã khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do thiếu nhân công và nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất hoặc chỉ sản xuất với năng suất thấp, là nguyên nhân chính khiến tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với thế giới nói chung và với thị trường EU nói riêng những tháng gần đây chậm lại rõ rệt.

Trong kh đó, các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt dịch này chủ yếu ở các tỉnh, thành phố phía Nam - khu vực trọng điểm sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng hóa của cả nước và là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU.

Doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang Châu Âu vẫn canh cánh nỗi lo
Nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 (Ảnh minh họa)

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh.

Trong đó, Chính phủ đã thành lập tổ công tác đặc biệt để xử lý vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp và ban hành Nghị quyết số 105 ngày 9/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19; Đồng thời chỉ đạo xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế thích ứng an toàn với dịch bệnh cả trước mắt và lâu dài.

Đến thời điểm này, mặc dù công tác kiểm soát dịch tại nhiều địa phương đang được triển khai đúng hướng với kết quả ngày càng khả quan và các doanh nghiệp đang từng bước khắc phục khó khăn, linh hoạt thích ứng với tình hình mới.

Vẫn còn nhiều nỗi lo

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công thương, nhìn chung hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vẫn rất khó có thể sớm hồi phục do đứng trước hàng loạt vướng mắc về nguồn vốn, lao động, sức ép chi phí đầu vào gia tăng và sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu do nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang Châu Âu vẫn canh cánh nỗi lo
Giá cước vận tải biển neo cao cũng là mối lo của doanh nghiệp

Trong khi đó, hoạt động giao thương, vận chuyển vẫn đối mặt với nhiều trở ngại trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt trầm trọng các container tại các cảng biển trên toàn cầu tiếp tục diễn ra, trong khi COVID-19 bùng phát tại khu vực phía Nam cũng khiến các hãng tàu thế giới cắt chuyến và giảm chuyến về Việt Nam khiến nguồn cung càng thêm hạn chế.

Trong hơn một tháng qua, mặc dù Việt Nam đã từng bước tái mở cửa nền kinh tế, góp phần cải thiện lưu thông hàng hoá, nhưng các vấn đề về nhân công, tài xế, kho bãi, giá cước vận tải biển tăng cao, tình trạng thiếu hụt container, thiết bị bốc dỡ và tàu chuyên chở vẫn đang khiến các chuỗi cung ứng đối mặt áp lực lớn.

Đáng chú ý, tại một số cảng đã xảy ra tình trạng các hãng tàu tự hủy booking (đặt chỗ) của khách hàng vì thiếu chỗ. Diễn biến này khiến nhiều đơn hàng xuất khẩu không chạy kịp tiến độ và không hoàn thành đúng thời hạn, gây mất uy tín với các đối tác.

Theo thông tin từ doanh nghiệp, nhiều đơn hàng doanh nghiệp ký kết với đối tác EU thường là được bán theo mùa vụ và được xuất khẩu tại các thời điểm cố định. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của việc vận chuyển nên rất nhiều đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã bị đối tác hủy và chuyển sang nhập khẩu từ các thị trường khác. Dự kiến chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ còn tiếp tục đối mặt với rủi ro tắc nghẽn đến cuối năm 2022.

Hiện giá cước vận tải từ Việt Nam tới các thị trường trên thế giới đã tăng phi mã so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát và đang được thiết lập ở những mặt bằng cao kỷ lục, đặc biệt là đối với thị trường có vị trí địa lý xa như EU cũng đang là mối đau đầu của các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh chiếm tới 95% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta phụ thuộc vào 38 hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam, thì thực trạng này càng gây sức ép và làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo Bộ Công thương, với tình hình dịch bệnh trên toàn cầu đang ghi nhận những tín hiệu tích cực và tại Việt Nam cũng cơ bản đã được kiểm soát, kỳ vọng những khó khăn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ giảm dần từ cuối quý I/2022.

Đọc thêm

Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4 Thị trường - Tài chính

Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ Thị trường - Tài chính

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng Nhịp sống phương Nam

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng

TTTĐ - Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công Thị trường - Tài chính

Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

TTTĐ - UBND tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025 đạt 95% kế hoạch.
Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia Thị trường - Tài chính

Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

TTTĐ - TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, tổ chức tín dụng là hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia.
Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ Thị trường - Tài chính

Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ

TTTĐ - Sáng 9/4, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Tăng trưởng kinh tế TP Hồ Chí Minh trước tác động chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ”. Tại đây, đại diện các ngành hàng, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế đã đề xuất nhiều giải pháp để ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ.
Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex Thị trường - Tài chính

Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex

TTTĐ - Trên thị trường, The Wisteria đang là một cái tên nổi bật tại khu vực phía Tây Hà Nội. Dự án này được các chuyên gia đánh giá là một không gian sống lý tưởng, hấp dẫn đối với các gia đình đang tìm kiếm một nơi an cư thịnh vượng và đủ đầy.
Nhiều doanh nghiệp Bình Thuận gặp khó khăn trong 3 tháng đầu năm 2025 Doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp Bình Thuận gặp khó khăn trong 3 tháng đầu năm 2025

TTTĐ - Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận vừa công bố kết quả khảo sát về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2025. Theo đó, đa phần doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành chế biến, chế tạo, đã phải đối mặt với nhiều thách thức.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ Thị trường - Tài chính

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ

Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày Thị trường - Tài chính

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Xem thêm