Doanh số bán lẻ ngày hội mua sắm 11/11 khởi sắc tại Việt Nam
Tại Việt Nam, 11/11 được ghi nhận là dịp mua sắm lớn nhất, với doanh số bán lẻ trực tuyến tăng 378% và lượt xem sản phẩm tăng 126% so với số liệu cơ bản cùng năm.
Các “Ngày đôi” khác cũng tiếp tục nhận được sự quan tâm từ người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2020. Ngày 12/12 là thời điểm mua sắm phổ biến thứ hai ở Việt Nam, có lưu lượng truy cập thậm chí cao hơn ngày 11/11 ở mức 150% trong khi doanh số bán lẻ trực tuyến tăng ở mức 369%. Mặt khác, ngày 10/10 cũng ghi nhận doanh thu tăng 171%.
Trong khi đó, ngày hội Black Friday cũng ghi nhận doanh số bán lẻ tăng 78%, từ đó cho thấy rằng đây vẫn là một sự kiện mua sắm tiêu biểu, mặc dù ở quy mô khiêm tốn.
“Dữ liệu gần đây nhất của chúng tôi về các ngày hội mua sắm cho thấy những ngày này luôn là thời điểm bán lẻ quan trọng tại Việt Nam ngay cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đối với các nhà bán lẻ, những dịp mua sắm này đem đến những cơ hội lớn để các doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ chân người tiêu dùng”, Steven Tuấn Nguyễn, Giám đốc cấp cao khu vực Đông Nam Á (SEA), Criteo, chia sẻ.
Steven Tuấn Nguyễn - Giám đốc cấp cao khu vực Đông Nam Á (SEA) của Criteo |
Xu hướng bán lẻ vào các “Ngày đôi” tại Việt Nam so với khu vực
Trong khi ngày 11/11 vẫn là ngày lễ mua sắm lớn nhất ở Singapore và Việt Nam, thì riêng năm 2020, ngày 12/12 lại trở thành sự kiện mua sắm lớn nhất ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Indonesia.
Đông Nam Á
10/10: Doanh số bán lẻ trực tuyến và lượt truy cập tăng lần lượt là 95% và 36%
11/11: Doanh số bán lẻ trực tuyến và lượt truy cập tăng lần lượt là 296% và 116%
12/12: Doanh số bán lẻ trực tuyến và lượt truy cập tăng lần lượt là 305% và 127%
Indonesia: 12/12 là lễ hội mua sắm chính, theo sau đó là 11/11 và 10/10. Dịp Black Friday được ghi nhận là không có sự tăng trưởng đột phá nào:
10/10: Doanh số bán lẻ trực tuyến và lượt truy cập tăng lần lượt là 46% và 18%
11/11: Doanh số bán lẻ trực tuyến và lượt truy cập tăng lần lượt là 151% và 51%
12/12: Doanh số bán lẻ trực tuyến và lượt truy cập tăng lần lượt là 196% và 63%
Trông chờ vào Ngày hội mua sắm 11/11 năm 2021
Trong khi tăng trưởng doanh số hàng năm đang bị thu hẹp, chi tiêu bán lẻ vẫn tăng, vì vậy điều quan trọng là các nhãn hàng cần phải hiểu rõ hơn về hành vi của người tiêu dùng nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn này. Dữ liệu của Criteo đã đưa ra những phát hiện chính mà các nhãn hàng ở Đông Nam Á cần lưu ý:
Người tiêu dùng đang có xu hướng cân nhắc việc mua, tích lũy phiếu quà tặng trước ngày mua sắm nhiều tháng: Điều này đặc biệt đúng với người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á, với sự tăng trưởng của doanh số bán hàng trong “Ngày đôi” dẫn đến sự gia tăng doanh số bán hàng cuối năm trong khu vực. Ngoài những ngày 9/9 và 11/11, các doanh nghiệp bán lẻ và các trang thương mại điện tử cũng đã triển khai các chương trình khuyến mãi hàng tháng như ngày hội mua sắm 6/6 và 10/10 để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Những “Ngày đôi” đã tạo thêm cơ hội để người tiêu dùng mua quà tặng cho các dịp lễ đặc biệt, và các nhà bán lẻ nên lưu ý cần làm những ngày này trở nên quan trọng và thu hút sự chú ý của người mua trước những dịp lễ hội mua sắm cuối năm.
Taranjeet Singh, Giám đốc Điều hành Khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Criteo, cũng cho biết, “Một phương pháp then chốt mà các nhãn hàng có thể biến những ngày này trở nên ý nghĩa hơn ngoài các chiến lược trên phương tiện truyền thông kỹ thuật số hiện có của họ, đó là thông qua video và TV kết nối. Theo báo cáo của Criteo về thực trạng xem TV và video của người dân, có khoảng 51% người tiêu dùng dành thời gian xem video và TV ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương xác nhận rằng các video phát trực tuyến đã tác động đến quyết định mua hàng của họ trong 12 tháng qua.
Khi hình thức quảng cáo qua video và TV đang tiếp tục ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, các nhãn hàng nên xem xét các đối tác quảng cáo có thể giúp họ áp dụng dữ liệu như thế nào để thu hút khách hàng”.
Singh cho biết: “Theo Khảo sát Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Criteo, năm ngoái, công cụ tìm kiếm được người tiêu dùng sử dụng phổ biến nhất để tìm kiếm các danh mục sản phẩm mới như quần áo, điện tử tiêu dùng, nội thất gia đình và đồ thể thao. Theo sau đó là các cửa hàng truyền thống, trang web hoặc ứng dụng của nhãn hàng, trang web hoặc ứng dụng bán lẻ và quảng cáo trực tuyến. Do đó, các thương hiệu bán lẻ bắt buộc phải có chiến lược đa kênh mạnh mẽ để trở nên nổi bật, cho phép người dùng tìm kiếm và cuối cùng là khuyến khích sự tương tác và mua hàng của người tiêu dùng".Trải nghiệm mua sắm vào ngày hội sẽ thúc đẩy hành vi mua sắm tại cửa hàng: Sự bùng phát của đại dịch đã tác động đến sự tăng trưởng của người tiêu dùng số tại Việt Nam – 41% người tiêu dùng mới tham gia các dịch vụ kinh tế trên Internet vào năm ngoái. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về hành vi tiêu dùng của năm ngoái cho thấy rằng người tiêu dùng vẫn thích mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng vì họ thích cảm giác tận hưởng trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trong các sự kiện mua sắm. Số khác thì cho biết là vì họ có thể tận mắt nhìn và chạm vào các mặt hàng mà họ quan tâm, có được ý tưởng mua sắm tốt hơn tại các cửa hàng và có thể mua hàng vào phút cuối nếu cần.
Sự tiện lợi là yếu tố dẫn đến hành vi mua sắm trực tuyến
Những người tiêu dùng thích mua sắm trực tuyến cho rằng họ thích sự tiện lợi mà việc mua sắm trực tuyến mang lại. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ở những người nhóm khách hàng trẻ tuổi như thế hệ Z và Millennials. Những nhóm khác thì cho biết họ có xu hướng mua quà online cao hơn vì họ tin rằng họ sẽ có thể tìm mua được với mức giá tốt hơn.
“Bước đầu tiên mà các nhãn hàng cần thực hiện là xem xét lại chiến lược quảng cáo của mình hoặc phát triển một chiến lược mới phù hợp. Chẳng hạn như cách tiếp cận mới đối với quảng cáo kỹ thuật số kết hợp dữ liệu thương mại và giải pháp thông minh để nhắm đến khách hàng mục tiêu trong suốt hành trình mua sắm của họ, đồng thời giúp các nhà tiếp thị và nhà quản lí phương tiện truyền thông thúc đẩy kết quả thương mại”, Singh giải thích.
Nguyễn Thành Long - Giám đốc Phát triển Tiki |
Nguyễn Thành Long, Giám đốc Marketing Tiki, chia sẻ: “Chúng tôi đã cộng tác với Criteo từ năm 2016. Trong thời gian đó, chúng tôi đã không ngừng áp dụng các giải pháp tiếp thị đa thiết bị và ứng dụng để thúc đẩy gia tăng doanh số.
Những giải pháp của Criteo đã cho phép chúng tôi tiếp cận khách hàng của mình theo đúng mục tiêu và thu hút khách hàng thông qua hoạt động tương tác có ý nghĩa. Đây là điều mà Tiki rất quan trọng vì chúng tôi xem khách hàng là ưu tiên hàng đầu và điều này có thể nhận thấy rõ trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Chúng tôi rất vui mừng vì mối quan hệ của chúng tôi với Criteo tiếp tục mang lại thành quả tốt vào năm 2020 với lượng đặt hàng và doanh số tăng gấp đôi. Năm nay, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác với Criteo để nâng cao hoạt động tương tác của chúng tôi với khách hàng và chúng tôi tin rằng sự hợp tác này là nền tảng vững chắc để Tiki đạt được mục tiêu trở thành nơi giúp khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ họ cần với thời gian và chi phí thấp nhất”.