Tag

Độc đáo sản phẩm mây tre đan ở làng nghề trăm tuổi

Người Hà Nội 14/07/2023 17:29
aa
TTTĐ - Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 25km, làng Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) nổi tiếng với nghề mây tre đan đã phát triển hơn 400 năm.
Giới thiệu tinh hoa làng nghề mây tre đan Phú Vinh nức tiếng của Hà Nội tại đình Kim Ngân Những nghệ nhân lưu giữ nghề mây tre đan truyền thống

Cùng với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống nức tiếng gần xa, gần đây, nhiều người biết đến làng nghề bởi chiếc lồng bàn thủ công độc đáo được tạo ra từ những sợi mây nhỏ như sợi chỉ, có giá trị tới 30 triệu đồng.

Làm nghề từ khi lên 6 tuổi

Chiếc lồng bàn là sản phẩm sáng tạo của vợ chồng người thợ cao niên Trần Văn Khá và bà Nguyễn Thị Tiến. Mỗi chiếc lồng bàn do ông bà dày công làm nên không chỉ là những tác phẩm thủ công tinh xảo mà còn chứa trong đó là tâm huyết cả đời gắn bó với nghề của ông bà.

Ông Khá đang chuốt sợi mây cho mỏng, mịn và nhỏ để đan lồng bàn, tại nhà ở thôn Phú Vinh, Chương Mỹ. Ảnh internet
Ông Khá đang chuốt sợi mây mỏng, mịn để đan lồng bàn (Ảnh: Vnexpress)

Tâm sự về nghề truyền thống của gia đình, ông Khá cho biết: "Nghề mây tre đan ở làng Phú Vinh vốn là nghề thủ công truyền thống. Từ thời các cụ đã làm nghề này, đến đời tôi là đời thứ 4 - 5”.

Sau khi đi bộ đội về vào năm 1969, ông Khá lập gia đình và bắt đầu chuyển sang làm mây tre đan cùng vợ - bà Nguyễn Thị Tiến. Cả hai vợ chồng ông đều sinh ra và lớn lên trong làng nghề. Đặc biệt, làm nghề từ khi lên 6 tuổi, thời trẻ, sản phẩm do bà Tiến làm ra được công nhận đẹp nhất vùng nên thường được đặt làm hàng mẫu. Người phụ nữ này cũng vô địch làng về tốc độ đan nhanh gấp hai, ba lần người bình thường.

Nhờ nghề mây tre đan, gia đình ông Khá, bà Tiến đủ tiền nuôi 5 con ăn học, lo nghề nghiệp, dựng vợ gả chồng. Khi con cháu đã có cuộc sống ổn định, cặp vợ chồng luống tuổi trăn trở phải làm một sản phẩm thật độc đáo để làm rạng danh nghề truyền thống của làng.

Bà Tiến chọn chiếc lồng bàn thân thuộc với đời sống các gia đình Bắc Bộ. Một tối năm 2003, bà nói với chồng về ý định đi học kinh nghiệm đan lồng bàn. "Bà không phải học ở đâu, cứ nói ý tưởng, tôi sẽ thực hiện được", ông Khá đáp.

Từ đó, ông Khá và vợ bắt đầu hành trình làm ra những chiếc lồng bàn thủ công độc đáo vừa "thủng thẳng" giữ nghề vừa tìm tòi để tạo ra sản phẩm “để đời”.

Sáng tạo từ đôi bàn tay tài hoa

Ông Khá nói: “Để tạo ra một chiếc lồng bàn bằng mây đẹp thì cần trải qua nhiều quy trình khác nhau. Đầu tiên là khâu chọn mây đẹp, óng dai, thân thon đều mà cũng không được quá già. Khi đã chọn được những thân mây ưng mắt thì bắt đầu ngồi lóc mây, lóc những cái mấu cho nhẵn, sau đó người thợ bắt đầu chẻ. Khi chẻ mây xong thì, người thợ đem sấy cho khô, kiểm tra thấy trắng rồi phơi”.

Chiếc lồng bàn mây tre đan tinh xảo dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân
Chiếc lồng bàn mây tre đan tinh xảo dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân

Thời gian đầu thử nghiệm cứ chốc lát bà Tiến lại bảo sợi nan mây chưa được rồi yêu cầu chồng chuốt lại sợi cho nhỏ, mỏng và mịn hơn. Những chiếc đầu tiên ông bà đan gồm 300 sợi nan dọc (hay còn gọi là 300 công) về sau cải tiến cho sợi nhỏ như tơ, lên đến con số 1.200 công. Thời gian làm chiếc núm mất 3 ngày, làm mâm mất 7 ngày và thêm 7 ngày đan khung. Nếu tập trung, trong một tháng, hai vợ chồng ông Khá mới làm được hai chiếc lồng bàn. Có chiếc phải đến 20 ngày.

Ông Khá tiết lộ, từ năm 2003, giá chiếc lồng bàn “màn tuyn” khoảng 6 triệu đồng. Dần dần, nhiều người biết đến và truyền tai nhau, thậm chí có nhiều doanh nghiệp cũng tìm đến để đặt hàng. Nhiều khách đến đặt hàng còn phải chờ 5-6 tháng mới đến lượt. "Sản phẩm lồng bàn đầu tiên vào năm đó thu hút rất nhiều người, thậm chí nhiều khách hàng và người dân khi thấy đều tỏ ra thích thú", ông Khá nhớ lại.

Vinh dự khi được trao giải cao nhất tại Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020 như một bước đệm khích lệ tinh thần hai ông bà. Sản phẩm lồng bàn được đan bằng mây do ông Khá, bà Tiến làm chỉ nặng 290 gram đã giành giải Nhất cuộc thi này. Từ đó, nhiều du khách trong nước và quốc tế cùng nhiều doanh nghiệp đã tìm đến tận gia đình ông bà để đặt hàng.

Bà Tiến (vợ ông Khá) cho biết, từ năm 2012 đến 2014, ông bà đã được mời ra nước ngoài giao lưu, biểu diễn tay nghề mây tre đan.

"Tại một hội chợ ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), khi chúng tôi biểu diễn đan, có đông người xung quanh xúm lại xem, khi ấy, tôi thấy tự hào về nghề thủ công của Việt Nam lắm”, bà Tiến hồ hởi nói.

Giá trị mỗi chiếc lồng bàn do vợ chồng ông Khá làm ra hiện tại có giá thành lên tới 30 triệu đồng. Những chiếc lồng bàn được tạo ra bởi đôi tay tài hoa của người con làng nghề mây tre đan Phú Vinh không chỉ mang giá trị cao về kinh tế mà còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, gìn giữ và phát triển giá trị mà cha ông để lại.

Tuy nhiên, vợ chồng nghệ nhân lớn tuổi cũng mang theo nhiều trăn trở khi những người trẻ hiện nay không mấy mặn mà với nghề truyền thống của cha ông. Bà Tiến chia sẻ: “Ngày nay, lớp trẻ có nhiều sự lựa chọn về con đường lập nghiệp. Các con tôi cũng không theo nghề bố mẹ và gia đình nhưng nhiều học trò ở xã và cũng có từ nơi khác tìm đến học nghề. Có người đến, người đi. Nhiều người không đủ kiên trì để theo đến lúc lành nghề.

Chúng tôi chỉ mong có người tâm huyết, yêu nghề, kiên trì đến học, vợ chồng tôi sẵn sàng dạy miễn phí để có thể truyền lại bí kíp làm nghề. Những chiếc lồng bàn độc đáo đó không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn là tâm huyết cả một đời làm nghề thủ công mây tre đan của những người thợ cao niên như chúng tôi”.

Đọc thêm

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức Nhịp điệu cuộc sống

Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức

TTTĐ - Diễn ra vào dịp cuối thu hàng năm, Hội Sách Hà Nội vừa là điểm hẹn của người yêu sách, vừa là "kho vàng" để mỗi người bồi đắp tri thức và tâm hồn mình thông qua những ấn phẩm được chọn lựa.
Khẳng định tinh thần trách nhiệm của nhà báo với văn hóa Thủ đô Người Hà Nội

Khẳng định tinh thần trách nhiệm của nhà báo với văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Tối 28/9, tại Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra lễ trao Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024. Báo Tuổi trẻ Thủ đô đạt giải C và 2 giải Khuyến khích.
Lễ trao giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII Người Hà Nội

Lễ trao giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII

TTTĐ - Tối 28/9, Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hàng nghìn người tham dự sơ duyệt “Ngày hội văn hóa vì hòa bình" Người Hà Nội

Hàng nghìn người tham dự sơ duyệt “Ngày hội văn hóa vì hòa bình"

TTTĐ - Ngày 28/9, hàng nghìn người phấn khởi tham dự sơ duyệt chương trình "Ngày hội văn hóa vì hòa bình". Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà dự và chỉ đạo sơ duyệt.
Tô thắm thêm những đóa “hoa thanh lịch” Người Hà Nội

Tô thắm thêm những đóa “hoa thanh lịch”

TTTĐ - Ở mùa thứ 7, Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã trở thành điểm hẹn của những cây viết tâm huyết với Thủ đô. Những tác phẩm báo chí góp phần tô thắm thêm những đóa “hoa thanh lịch” và làm hương sắc kinh đô ngàn năm tuổi đậm đà, bay xa hơn nữa trong lòng người Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Tiếp nối truyền thống, cống hiến cho Thủ đô Người Hà Nội

Tiếp nối truyền thống, cống hiến cho Thủ đô

TTTĐ - Những truyền thống hàng nghìn năm lịch sử, đặc biệt là trong 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô cần phải được thế hệ trẻ ngày nay hiểu, ghi nhớ, tự hào, giữ gìn và phát huy. Thanh niên Thủ đô phải biết tự hào vì mình là người Hà Nội, mình đang sống và xây dựng Thủ đô.
Chúng tôi đã sống những năm tháng cực kỳ xứng đáng! Người Hà Nội

Chúng tôi đã sống những năm tháng cực kỳ xứng đáng!

TTTĐ - Tham dự buổi toạ đàm trực tuyến gặp mặt nhân chứng lịch sử "Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai" do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức sáng 25/9, nhà báo Phùng Huy Thịnh đã có những chia sẻ đầy xúc động về một giai đoạn lịch sử hào hùng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chuẩn bị kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa Người Hà Nội

Chuẩn bị kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa

TTTĐ - Theo kế hoạch của huyện Phúc Thọ (Hà Nội), Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 4 - 6/10 (tức 2 - 4/9 Âm lịch) tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (xã Hát Môn). Đồng thời, huyện cũng tham gia diễu hành, giới thiệu tín ngưỡng "Thờ Hai Bà Trưng" trong phần "Hà Nội - Dòng chảy di sản" tại "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô sắp tới.
Xem thêm