Tag

Đổi mới tổ chức, hoạt động của Mặt trận các cấp ở địa phương trong giai đoạn hiện nay

Tin tức 21/10/2021 16:32
aa
TTTĐ - Ngày 21/10, Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức tọa đàm “Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương trong giai đoạn hiện nay”.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội chuyển giao 3 xe cứu thương cho quận Hoàng Mai Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội chuyển giao 50 máy thở cho Đại học Y Hà Nội Kỷ niệm 20 năm Tạp chí Mặt trận xuất bản số đầu tiên

Tiến sĩ Tạ Văn Sỹ, Giám đốc Trung tâm Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học (BDCB&NCKH) MTTQ Việt Nam; Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chủ trì buổi tọa đàm.

Quang cảnh buổi tọa đàm
Quang cảnh buổi tọa đàm

Gợi ý nội dung buổi tọa đàm, Giám đốc Trung tâm BDCB&NCKH MTTQ Việt Nam Tạ Văn Sỹ cho rằng: Việc đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ, về tên gọi có 2 phương án: Thứ nhất, bỏ chữ “Tổ quốc" ở Mặt trận địa phương và phương án 2: Có chữ "Tổ quốc" ở Mặt trận địa phương.

Về thành viên mặt trận, đề xuất đối mới “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội”. Như vậy, Mặt trận chỉ có thành viên tổ chức, không có thành viên cá nhân, không có đoàn viên, hội viên.

Đáng chú ý, trong đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, đề xuất đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận trên 2 khía cạnh: Thứ nhất, đổi mới chức năng, nhiệm vụ, trong thời gian tới, “Đoàn kết và dân chủ” là hai chủ đề lớn bao trùm toàn bộ công tác hệ thống mặt trận. Ủy ban MTTQ các cấp tập trung vào chức năng chính trị, giảm dần chức năng xã hội. Các chức năng xã hội giao cho các tổ chức thành viên chủ trì thực hiện.

Thứ hai, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế quản lý tài chính: Phương án 1: Mặt trận hoạt động như hiện nay nhưng kinh phí cấp và quản lý theo ngành dọc của Hệ thống mặt trận, do Quốc hội quyết định trực tiếp. Phương án 2: Mặt trận hoạt động theo hình thức khoán công việc kèm theo kinh phí, thông qua việc lập kế hoạch, chương trình, đề án; Không thực hiện cấp kinh phí theo biên chế.

Kinh phí hoạt động của Mặt trận có được từ các nguồn: Do ngân sách cấp theo đặt hàng; Do các tổ chức, cá nhân tài trợ; Do kinh doanh (nếu có).

Theo đồng chí Tạ Văn Sỹ, với phương thức hoạt động này, Mặt trận lấy sản phẩm làm thước đo hiệu quả hoạt động, tránh trùng lặp, chồng chéo; Tránh được bệnh “hành chính hóa”, “công chức hóa” như hiện nay. Đồng thời, làm cho Mặt trận tự vươn lên để ngang tầm với vị trí và vai trò của mình trong hệ thống chính trị hiện nay.

Đại biểu phát biểu tại buổi tọa đàm
Đại biểu phát biểu tại buổi tọa đàm

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Phạm Ngọc Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho rằng cần nghiên cứu kỹ tên gọi, ví dụ Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố không cần có chữ “Việt Nam” mà trực tiếp gọi là Ủy ban MTTQ TP tỉnh, thành phố đó. Thứ hai, không nên bỏ thành viên cá nhân trong tổ chức mặt trận nhưng vấn đề phải phát huy được vai trò của cá nhân.

Theo PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội nữ tri thức TP Hà Nội, các vùng miền khác nhau thì phương thức hoạt động phải linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm địa lý, dân cư. Việc thay đổi phương thức phải trên cơ sở gần dân, gắn với dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, lan tỏa những quan điểm đúng để người dân đồng thuận theo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Tăng cường tổ chức kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện thực trạng tại cơ sở; Giám sát phải thường xuyên, định kỳ, sau giám sát phải có báo cáo kết quả xử lý.

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Ba Đình kiến nghị cần giảm tải lượng văn bản, giấy tờ; Tăng cường triển khai nhiệm vụ qua hệ thống công nghệ thông tin; Thống nhất về số lượng biên chế giữa các cấp và có chế độ chính sách thỏa đáng đối với cán bộ Mặt trận vì phụ cấp kiêm nhiệm các chức danh hiện nay rất thấp.

Trên cơ sở các ý kiến tại buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn đề nghị các đại biểu tiếp tục đóng góp ý kiến để MTTQ TP tổng hợp gửi lại trung tâm; Thông qua trao đổi tọa đàm, trên cơ sở các ý kiến phản ảnh của các đại biểu, các ban cần tổng hợp, nắm bắt các khó khăn, tồn tại của mặt trận cơ sở để có những thay đổi, điều chỉnh cho hiệu quả, thiết thực.

Kết luận buổi tọa đàm, Tiến sĩ Tạ Văn Sỹ đánh giá cáo các ý kiến phát biểu tại buổi tọa đàm và khẳng định, trung tâm sẽ tiếp thu để nghiên cứu, báo cáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm có những điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới.

Hạnh Nguyên

Đọc thêm

Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá nhân lực bộ máy mới Tin tức

Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá nhân lực bộ máy mới

TTTĐ - Trước những băn khoăn và đề xuất của cử tri liên quan tới công tác cán bộ khi vận hành mô hình chính quyền mới, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thời gian tới, TP sẽ kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực, từ đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo nguồn lực thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra...
Đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực hưởng ứng Giải Búa liềm vàng Tin tức

Đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực hưởng ứng Giải Búa liềm vàng

TTTĐ - Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội vừa có Công văn số 368 CV/BTGDVTU gửi Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội TP; các đảng uỷ trực thuộc Thành uỷ; các cơ quan báo chí Hà Nội về đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực tham gia hưởng ứng Giải Búa liềm vàng 2025.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành... Tin tức

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành...

TTTĐ - Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
Phát động phong trào thi đua đặc biệt bảo đảm ANTT dịp Quốc khánh Tin tức

Phát động phong trào thi đua đặc biệt bảo đảm ANTT dịp Quốc khánh

TTTĐ - UBND TP Hà Nội sẽ kiên quyết kiểm điểm, xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu buông lỏng quản lý để xảy ra các vi phạm pháp luật nghiêm trọng từ nay đến đến 2/9/2025.
Cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân Tin tức

Cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân

TTTĐ - Cử tri Thủ đô bày tỏ niềm tin vào mô hình chính quyền địa phương hai cấp, kỳ vọng mô hình này sẽ đẩy nhanh, kịp thời và hiệu quả hơn các thủ tục hành chính cho người dân. Trước niềm hân hoan đó của cử tri Thủ đô, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ...
Khoảng 30.000 người dự Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9 Tin tức

Khoảng 30.000 người dự Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 173/KH-UBND về tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội

TTTĐ - Chiều 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1 để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất Tin tức

HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất.
Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý Tin tức

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý

TTTĐ - Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm