Đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực, am hiểu tình hình thành phố là một yếu tố thuận lợi
Ông Phạm Quang Nghị: "Đội ngũ cán bộ của TP Hà Nội có năng lực, trình độ, am hiểu tình hình Thủ đô" Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Tuyên giáo cho cán bộ Đoàn |
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị |
Theo đồng chí Phạm Quang Nghị, Đại hội lần này đã bầu ra những đồng chí lãnh đạo mới tương đối trẻ, từ Bí thư, Chủ tịch, các cán bộ chủ chốt, thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành. Thành phần của đội ngũ cán bộ nhiệm kỳ này so với những nhiệm kỳ gần đây là trẻ hơn. Trừ 2 đồng chí từ Trung ương về, còn thì đều trưởng thành tại chỗ nên am hiểu tình hình của thành phố. Điều này chính là thuận lợi để đội ngũ cán bộ mới nắm bắt công việc và phát huy được năng lực của mình trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội.
Là thế hệ cán bộ lãnh đạo đi trước, đồng chí Phạm Quang Nghị chia sẻ, ông luôn mong và đặt niềm tin lớp cán bộ sau phải hơn những người đi trước.
Thực tế, đội ngũ cán bộ trẻ hiện nay được đào tạo tốt, có năng lực, có nhiều năm công tác, cống hiến. Được tin tưởng giao nhiệm vụ là lúc họ được thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và sự gương mẫu.
Trên chặng đường phát triển sắp tới, chắc chắn TP Hà Nội vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề mới nảy sinh, những thách thức chưa lường trước. Chính vì vậy, người đứng đầu các cấp phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao, có tầm nhìn và tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp phát triển của Thủ đô và cả nước
Đòi hỏi quan trọng là đội ngũ cán bộ phải thực sự năng động, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt tình hình mới. Trong lãnh đạo, điều hành có việc phải thảo luận, bàn bạc... phải chờ chỉ thị, phải xin ý kiến cấp trên. Nhưng nhiều việc vẫn phải tự mình nắm bắt, phân tích và chủ động giải quyết. Hoặc có thể nói ngược lại, chỉ những việc tự mình không giải quyết được thì mới đưa ra bàn bạc, thảo luận. Từng vị trí công tác, từng người, từng sở ngành, quận, huyện... đều phải có sự chủ động, năng động, dám chịu trách nhiệm.
Như mọi người dân Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng mong muốn Đại hội XIII của Đảng sẽ bầu ra được đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ tầm cao trí tuệ, có năng lực nắm bắt tình hình, nhạy bén, sáng tạo, quyết đoán; vừa kế thừa được những thành quả hiện tại, vừa phát huy tiềm năng, lợi thế để đưa đất nước tiến lên, đạt được những thành tựu mới.
Từ thực tế diễn ra gần đây trong việc chống dịch Covid-19 và phòng, chống thiên tai, bão lũ, đồng chí Phạm Quang Nghị cho rằng, trí tuệ, bản lĩnh của người Việt Nam càng trong khó khăn, càng bộc lộ rõ. Người có tài, có đức trong Đảng, trong dân lúc nào cũng có. Mỗi cán bộ xứng đáng được chọn cần phải có hai phẩm chất cơ bản là đức và tài.
Tài là khả năng nắm bắt xử lý tình hình; là năng lực tổ chức thực hiện; đức là một lòng vì dân, vì nước, toàn tâm toàn ý vì mục tiêu lý tưởng của Đảng và Nhân dân. Việc gì có lợi cho dân thì ra sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh.
Trong quá trình chuẩn bị công tác cán bộ, ngoài quy trình đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm trong nội bộ, tôi cho rằng, phải rất quan tâm lắng nghe dư luận Nhân dân. Trong xã hội cởi mở, dân chủ như hiện nay, người dân hiểu biết về cán bộ rất sâu, rất kỹ. Do đó, nếu phát huy dân chủ, tin tưởng, tạo cơ hội cho người dân tham gia nhiều hơn nữa trong nhận xét, đánh giá cán bộ thì công tác cán bộ của Đảng sẽ ngày càng hoàn thiện. Thay vì chỉ giao cho các cơ quan chuyên trách làm công tác tổ chức, cán bộ, nay cần có thêm kênh đánh giá, nhận xét của Nhân dân.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược có rất nhiều việc phải làm: Đào tạo, bồi dưỡng, giao việc, thử thách... Để có được những cán bộ ưu tú ở cấp chiến lược phải coi trọng công tác cán bộ từ bên dưới, từ cơ sở. Nghĩa là phải “xây nhà từ móng”, phải từ cấp xã, phường, quận, huyện từng bước mà đi lên. Đại hội bên dưới có chọn lựa được người tốt thì đại hội cấp trên mới chọn được người tốt, đại hội toàn quốc mới chọn được người tài, đức, giỏi nhất của đất nước.
Các cấp ủy Đảng phải đặc biệt chú trọng khâu sàng lọc cán bộ, phải chọn đúng người, phân công đúng việc; hạn chế chọn sai, vừa bố trí xong lại phải thi hành kỷ luật. Trong quá trình chuẩn bị đại hội các cấp, việc một số đồng chí nằm trong dự kiến quy hoạch nhưng bầu không trúng cũng cần được phân tích, đánh giá thật cụ thể. Có trường hợp do không hiểu cán bộ hoặc do mất đoàn kết nội bộ, nhưng cũng có trường hợp việc chuẩn bị chưa tốt. Đại biểu dự đại hội sáng suốt không chọn người đó lại là việc tốt. Do đó như nói ở trên, cấp ủy Đảng phải lắng nghe dư luận nhân dân đánh giá về cán bộ để chọn được người tài, đức, vì tai mắt Nhân dân rất tinh tường.