Đông Anh tổ chức hội nghị phản biện xã hội về Chương trình OCOP
Đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Bài liên quan
Đông Anh: Điểm sáng trong triển khai xây dựng Chương trình OCOP
Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo Chương trình OCOP
OCOP - Động lực phát huy sức sáng tạo cho doanh nghiệp và HTX
Hà Nội sắp tổ chức chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
Tập trung triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm
Trình bày báo cáo tóm tắt Đề án tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thiềng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho biết: Sau 10 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, Đông Anh có bước phát triển vượt bậc trong nông nghiệp, từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ là chủ yếu, đến nay huyện đã có nhiều mô hình kinh tế lớn, quy mô sản xuất từ 30 tỷ đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Cùng với đó, huyện đã triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ phát triển nông nghiệp như: Phát triển nghề trồng nấm rơm; Ứng dụng cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ thóc giống chất lượng cao; Thuốc bảo vệ thực vật sinh học...
Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP” |
Huyện có nhiều nghề truyền thống như tương Dục Tú (Việt Hùng), rượu (Liên Hà, Xuân Canh, Đại Mạch), bún Mạch Tràng (Cổ Loa)... Các làng nghề truyền thống nổi tiếng với sản phẩm vẫn đang được thị trường trong nước tiêu thụ mạnh như: Chạm khắc gỗ xã Vân Hà, đậu phụ tại làng Chài xã Võng La; Các làng nghề như gỗ Liên Hà, Thụy Lâm; Sắt thép xã Dục Tú...
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ với lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Đây cũng là sự tiếp nối nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới với hệ thống các giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế khu vực nông thôn.
Việc triển khai thực hiện đề án giai đoạn 2020-2025 hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng xã, thị trấn thông qua chính sách hỗ trợ bài bàn, đồng bộ, có hệ thống của Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm nhằm phát triển, nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm có lợi thế của từng vùng sản xuất.
Toàn cảnh hội nghị hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP” |
Đồng thời, việc thực hiện Chương trình OCOP cũng góp phần triển khai các chủ trương xây dựng “Chính phủ kiến tạo và hành động”, “Quốc gia khởi nghiệp” của Chính phủ, góp phần quảng bá các sản phẩm, nâng tầm hình ảnh của huyện Đông Anh và người dân trong phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Đông Anh là huyện đầu tiên và làm tốt nhất chương trình OCOP của thành phố Hà Nội. Với lợi thế là huyện ngoại thành, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch nên có tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa.
Cùng với đó, người dân Đông Anh đã quen với kinh tế thị trường, có nhiều sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường, được xuất khẩu ra nước ngoài nên có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm OCOP.
Tại hội nghị đa số các đại biểu đều đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Đề án |
Tuy nhiên, theo đồng chí Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội, quy mô sản xuất của Đông Anh còn nhỏ lẻ, chưa được tập trung, chưa được quan tâm định hướng sản xuất. Sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị chưa nhiều, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm chưa cao. Các sản phẩm truyền thống còn ở mức đơn giản, chưa tuân thủ về tiêu chuẩn, quy định về nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc…
Do đó, trong thời gian tới, Đông Anh cần đưa Chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của huyện. Tập trung phát triển thành phần kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân làm động lực chính trong triển khai Chương trình OCOP theo hướng phát huy năng lực nội sinh, gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập, đời sống cho cộng đồng…
Tại hội nghị đa số các đại biểu đều đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Đề án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến đóng góp của các đại biểu vào dự thảo như tên của đề án, các nội dung trọng tâm…