Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập
TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Tuyên ngôn Độc lập trường tồn cùng lịch sử Vang mãi hào khí Tuyên ngôn Độc lập Ra mắt sách "Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập" chào mừng ngày Quốc khánh |
Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang nguyên là của gia đình ông Trịnh Văn Bô, một nhà tư sản được giác ngộ cách mạng sớm và trở thành đảng viên Cng sản. Ông là thành viên tích cực tham gia phong trào Việt Minh và là cơ sở bí mật của các đồng chí lãnh đạo Ðảng nước ta thời kỳ trước năm 1945. |
Sau này, căn nhà này được gia đình ông Trịnh Văn Bô hiến tặng cho Nhà nước. Năm 1979, nơi đây được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. |
Với diện tích khoảng 500m2, ngôi nhà ở số 48 Hàng Ngang nằm ngay trung tâm phố cổ, 4 tầng. Ngôi nhà đã gắn liền với những ngày cách mạng tháng Tám vẻ vang của dân tộc, đồng thời gắn liền với sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Tuyên ngôn độc lập", khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) vào ngày 2/9/1945. |
Trong dịp Quốc Khánh 2/9 năm nay, nhiều gia đình dẫn theo con nhỏ, nhiều bạn trẻ cùng tìm đến đây, để tham quan, tìm hiểu về ngày tháng lịch sử, quá trình trưởng thành và cả những chiến công vàng son ghi dấu cách mạng; chân dung các đồng chí lãnh đạo anh dũng, kiên trung. |
Từ Hưng Yên đến phố Hàng Ngang từ sớm, bà Cao Thị Thuỷ (ảnh chụp cùng chồng) chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi đến với nơi bản "Tuyên ngôn độc lập" ra đời. Đây là một địa chỉ rất ý nghĩa nhưng tôi thấy trước đó ít được nhắc đến. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn mọi người biết đến, đặc biệt là các bạn trẻ, để chúng ta có thể tìm về quá khứ hào hùng của đất nước, của dân tộc". |
Nhiều bạn nhỏ được bố mẹ đưa tới tham quan, tìm hiểu về lịch sử dân tộc nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh |
Bạn nhỏ nào cũng đều vô cùng thích thú và ấn tượng với quyển sách tư liệu lịch sử mang đậm dấu ấn ngày xưa với bề dày lịch sử chứa đựng bên trong. Đã nhiều thập kỷ trôi qua, nhưng những nét xưa cũ của ngôi nhà, hiện vật vẫn còn đó. Tất cả đều như còn nguyên hơi ấm từ quá khứ vọng về. |
Có mặt tại số 48 Hàng Ngang từ sớm, gia đình chị Nguyễn Hải bày tỏ: "Bước vào ngày đầu kỳ nghỉ lễ, gia đình tôi quyết định thức dậy từ sớm, sau khi xem lễ Thượng cờ ở Lăng Bác, chúng tôi ghé qua đây luôn. Đến với số 48 Hàng Ngang, chúng tôi được nhân viên di tích cung cấp nhiều kiến thức về lịch sử ra đời của Ðảng Cộng sản Việt Nam, về hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Ðảng. |
Ngoài ra, chúng tôi còn được lắng nghe nhân viên di tích kể những câu chuyện về chiếc áo Bác Hồ mặc trong ngày Quốc Khánh, về thói quen và nếp sống giản dị của Người. Qua những câu chuyện kể về Bác, gia đình tôi càng kính trọng nhân cách của Người, rất tự hào và biết ơn". |
Bạn Nguyễn Thị Thu Hằng, Bí thư đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh Niên phường Khương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội bày tỏ: "Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, tôi tổ chức cho các bạn đoàn viên, thanh niên của phường một buổi sinh hoạt ngoại khoá theo chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Là một đảng viên trẻ, tôi thực sự xúc động khi đến với nơi này, không chỉ tôi đâu, mà rất đông người dân hôm nay cũng đến đây, ai ai cũng đều tự hào và vô cùng xúc động". |
Nhân viên quản lý tại di tích cho biết, người dân có thể đến tham quan từ thứ 3 đến thứ 7 hằng tuần. Vào các dịp đặc biệt như sinh nhật Bác Hồ, dịp Quốc khánh, người dân đến rất đông, nhất là các bạn trẻ. |
Ngày nay, nhiều bạn trẻ ghé tới di tích lịch sử đẻ tìm hiểu, học tập, theo chuyên gia văn hoá. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng (nguyên là Giảng viên khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền), giới trẻ đang ngày càng quan tâm tìm hiểu lịch sử. |
"Thay vì sống theo sở thích cá nhân, các bạn trẻ bắt đầu có trách nhiệm với cuộc sống, cộng đồng. Họ bắt đầu tìm đến các địa điểm lịch sử, khu di tích không phải để check-in "sống ảo", mà thực tâm tìm về cội nguồn, mong được hiểu biết, nhất là khi được tiếp cận kiến thức lịch sử một cách mềm mại, dễ hiểu", Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng nói. |
Lý giải về sức hút của nhiều địa điểm lịch sử, Tiến sĩ cho rằng, có 3 lý do chính: Một là bản thân các di tích với những chứng tích lịch sử đã có sức hút riêng, mang giá trị giáo dục, chuyển hóa tâm thức; hai là tác động trực tiếp của hoạt động truyền thông trên mọi nền tảng mạng xã hội đến người xem; và ba là hoạt động giáo dục và giáo dục chính trị bắt đầu tìm ra các phương pháp mới để khơi gợi lòng yêu nước, mong muốn tìm về cội nguồn của người trẻ. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
Người Hà Nội
Anh hùng La Văn Cầu và tình yêu Hà Nội
TTTĐ - Góp mặt trong đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô năm 1954, anh hùng La Văn Cầu vẫn in sâu trong ký ức về một vùng đất hào hoa, tấp nập và đầy thiêng liêng. Từ bấy đến nay, ông đã gắn bó cuộc đời với Hà Nội. Hơn nữa, ông đã tìm được tình yêu với người phụ nữ Hà thành trong những ngày khói lửa chiến tranh.
Người Hà Nội
Cuộc gặp gỡ những nhân chứng lịch sử của 70 năm trước
TTTĐ - Chương trình nghệ thuật chính luận "Hà Nội - Bản hùng ca phố" đưa khán giả gặp gỡ những nhân chứng lịch sử vào thời khắc quan trọng của Thủ đô cách đây 70 năm.
Người Hà Nội
70 năm hào hùng và những kỳ vọng mới từ Luật Thủ đô
TTTĐ - Sau 70 năm Giải phóng Thủ đô, Hà Nội đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Với việc Luật Thủ đô được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, chúng ta tin tưởng rằng, đây sẽ là một công cụ pháp lý mới để Hà Nội phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa.
Người Hà Nội
Trái tim Thủ đô đập những nhịp yêu thương vì đồng bào cả nước
TTTĐ - Những cơn bão đi qua, chúng ta càng thêm vững tâm hơn bởi nghĩa đồng bào được thắt chặt, bồi đắp thông qua việc tương trợ hết lòng với những địa phương chịu nhiều thiệt hại do thiên tai. Trái tim Thủ đô đập những nhịp yêu thương vì đồng bào cả nước, báo Tuổi trẻ Thủ đô cùng với Hà Nội viết nên những bài ca đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia. Đây cũng chính là những việc làm thiết thực để kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Muôn mặt cuộc sống
Tỏa sáng tinh thần “Hà Nội vì cả nước”
TTTĐ - Từ nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội luôn quan tâm, chia sẻ và trợ giúp đồng bào các tỉnh, thành trong cả nước. Tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” đang ngày càng lan tỏa và thấm sâu trong các chủ trương, hoạt động của thành phố.
Nhịp điệu cuộc sống
Ký ức hào hùng mùa Thu lịch sử
TTTĐ - Dù đã hơn 90 tuổi nhưng ký ức về mùa Thu lịch sử năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí Đại tá Dương Niết, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca, đơn vị tiên phong về tiếp quản Thủ đô cách đây 70 năm.
Người Hà Nội
Gửi trọn tình yêu Hà Nội qua từng tác phẩm
TTTĐ - Tham gia Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, những người làm báo Thủ đô và cả nước gửi trọn tình yêu Thủ đô qua từng tác phẩm để trân trọng và giúp cho “tài sản” quý giá này tỏa sáng hơn, lấp lánh hơn trong nhịp sống hiện đại.
Người Hà Nội
Lắng sâu truyền thống, ngời sáng tương lai
TTTĐ - Mỗi độ thu về, nét linh thiêng và hào hoa của trái tim cả nước dường như lắng sâu hơn, dạt dào hơn. Dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô là kết tinh của tất cả những giá trị ấy khi các địa phương và từng người dân thể hiện bằng những việc làm cụ thể để mừng mốc son rực rỡ của Hà Nội.
Nhịp điệu cuộc sống
Diễn viên Huyền Sâm yêu Hà Nội từ những điều bình dị nhất
TTTĐ - Status hưởng ứng trào lưu “Tôi yêu Hà Nội vì…” do Thành đoàn Hà Nội phát động của diễn viên Huyền Sâm đã nhận được sự yêu mến rất lớn từ cộng đồng mạng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với “cô Thuận” của “Hoa sữa về trong gió” về sự lan tỏa mạnh mẽ này.
Người Hà Nội
Tôn vinh truyền thống lịch sử, bừng sáng giá trị văn hóa trường tồn
TTTĐ - Được tổ chức vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024), Ngày hội Văn hóa vì hòa bình mang đến cho Nhân dân Hà Nội cũng như cả nước và bạn bè quốc tế những ấn tượng sâu sắc trong ngày vui náo nức. Truyền thống lịch sử anh hùng nhưng rất đỗi nhân văn và giá trị văn hóa trường tồn được khắc họa rõ nét, bừng sáng, làm bật lên sức sống và khát vọng hòa bình cháy bỏng của thành phố ngàn năm tuổi.