Tag
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV:

Dự kiến, kỳ họp cuối năm của Quốc hội sẽ thông qua 6 dự án luật

Tin tức 12/07/2022 11:04
aa
TTTĐ - Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 10 tới, Quốc hội sẽ cho ý kiến về 7 dự án luật, trong đó có Luật Đất đai sửa đổi. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ bàn thảo các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Ngày 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định về giảm thuế môi trường với xăng dầu Quốc hội sẽ giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: TTXVN)

Sáng 12/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 4 của Quốc hội.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kỳ họp thứ 4 dự kiến Quốc hội làm việc 22 ngày; phiên trù bị và khai mạc vào thứ Năm, ngày 20/10/2022 và dự kiến bế mạc vào thứ Sáu, ngày 18/11/2022.

Dự kiến trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, 1 dự thảo Nghị quyết; cho ý kiến 7 dự án luật. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ bàn thảo các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, để tiếp tục nâng cao hiệu quả thảo luận, hiệu quả sử dụng thời gian kỳ họp, đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội xem xét kỹ các nội dung thuộc trách nhiệm để đề xuất thời gian và cách thức tiến hành đối với từng nội dung cho phù hợp.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vào tuần đầu tiên của tháng 9/2022 để cho ý kiến về một số dự án luật có nhiều ý kiến khác nhau… ; Đồng thời, đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đề xuất những nội dung cần thảo luận tại Hội nghị để sớm xây dựng kế hoạch tổ chức.

Để bảo đảm tiến độ gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho đại biểu có thời gian nghiên cứu và khắc phục dần tình trạng chậm gửi tài liệu, đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp tục phát huy tính tích cực, chủ động, nâng cao hơn nữa trách nhiệm chuẩn bị nội dung, bảo đảm tiến độ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chậm nhất tại phiên họp tháng 9/2022, tại phiên họp tháng 10/2022 chỉ cho ý kiến đối với những nội dung thật sự cần thiết.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

Đánh giá về kết quả của kỳ họp thứ 3, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sau 19 ngày làm việc, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Kỳ họp được tổ chức theo hình thức họp tập trung cả kỳ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 5 Luật, 17 Nghị quyết; cho ý kiến lần đầu về 6 dự án luật khác và xem xét nhiều báo cáo quan trọng khác. Các luật, nghị quyết được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao. Các nội dung cũng như các điều kiện đảm bảo tại kỳ họp đều được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình diễn ra kỳ họp, Quốc hội đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình; tăng thời lượng truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam một số phiên thảo luận về các dự án luật quan trọng, có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân và cử tri giám sát các hoạt động của Quốc hội.

Đại diện Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố tham dự phiên giám sát tối cao góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa Quốc hội với cơ quan dân cử ở địa phương, đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan dân cử nói chung.

Thành công của kỳ họp tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của Đảng; công tác phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo nội dung của kỳ họp; sự nỗ lực, tâm huyết, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội, cùng sự quan tâm, ủng hộ, giám sát chặt chẽ của cử tri và Nhân dân cả nước.

Đọc thêm

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người Tin tức

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nhất trí với đề nghị tăng số lượng Thẩm phán TAND tối cao từ 13 đến 17 người (theo quy định Luật hiện hành) lên 23 đến 27 người nhưng đề nghị làm rõ căn cứ và tính hợp lý.
Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân Tin tức

Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân

TTTĐ - Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, mục tiêu của việc cải cách tư pháp là phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân, khắc phục những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn, sẵn sàng đáp ứng cho sự phát triển.
Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra Tin tức

Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra

TTTĐ - Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà băn khoăn về sự phù hợp và tính khả thi của việc áp dụng chung một trình tự, thủ tục đối với hoạt động thanh tra. Đại biểu nhận định về bản chất, quy định này bao gồm hai loại là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hiện đang được luật hiện hành quy định thực hiện theo trình tự, thủ tục khác nhau.
Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội Tin tức

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

TTTĐ - Ngày 7/5, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ký ban hành Quyết định số 8568-QĐ/TU kiện toàn nhân sự các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.
Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện Tin tức

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) với đề xuất tái cấu trúc toàn diện hệ thống thanh tra theo hướng tinh gọn, bỏ cấp thanh tra chuyên ngành và cấp huyện...
Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng Tin tức

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

TTTĐ - Với việc đa dạng, linh hoạt các hình thức lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2014, đại biểu Quốc hội kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của Nhân dân...
Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện Tin tức

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) đề xuất kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và cấp huyện từ ngày 1/7/2025.
Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc Tin tức

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tới đây sẽ có ban hành nghị định riêng về đánh giá cán bộ, có KPI, dữ liệu để đánh giá, lấy sản phẩm công việc làm thước đo, không định tính chung chung...
Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam Thời sự

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại TP HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo quốc tế. Thành công của Đại lễ là một minh chứng hùng hồn, khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của đất nước, con người Việt Nam.
Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện Tin tức

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND) đề xuất kết thúc hoạt động của TAND cấp cao và TAND cấp huyện.
Xem thêm