Tag

Dùng âm nhạc để chữa lành, nghệ sĩ trẻ kể chuyện bằng giai điệu

Nhịp sống trẻ 16/03/2023 08:08
aa
TTTĐ - Dùng âm nhạc để chữa lành đã trở thành một câu chuyện quen thuộc, thậm chí là một liệu pháp để điều trị vết thương trong tâm hồn với nhiều người, đặc biệt là đối với những người trẻ.
Gửi gắm tâm huyết, tạo  điều kiện tốt nhất tới các bạn trẻ yêu thích âm nhạc Gửi gắm tâm huyết, tạo điều kiện tốt nhất tới các bạn trẻ yêu thích âm nhạc

TTTĐ - Sáng 7/3, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch tổ chức liên hoan các ban nhạc, ...

Xoa dịu vết thương

Hiện nay, không ít người cho rằng, âm nhạc là một phần không thể thiếu trong đời sống. Bởi âm nhạc không chỉ để thư giãn, giải toả căng thẳng, mà cao hơn là để được thông cảm, đồng điệu, thấu hiểu và người nghe tìm được cảm giác chữa lành tâm hồn.

Hiền Linh (22 tuổi, sống tại Hà Nội) chia sẻ: "Vật lộn với cuộc sống bộn bề ngoài kia khiến mình cảm thấy chông chênh, áp lực, thậm chí có những lúc mình cảm thấy không còn là chính mình nữa. Sau đó, mình tìm những thứ khác để giải tỏa nhưng thú thực, chỉ đến khi trải lòng cùng âm nhạc mình mới tìm thấy một niềm an ủi, động viên.

Hiền Linh chia sẻ sự đồng điệu của bản thân với âm nhạc (Ảnh: NVCC)
Hiền Linh chia sẻ sự đồng điệu của bản thân với âm nhạc (Ảnh: NVCC)

Qua từng lời hát, mình thấy vết thương của mình được “xoa dịu” thông qua việc gặp gỡ những câu chuyện, nỗi lòng, cảnh ngộ mà tác giả truyền tải. Ở đó mình thấy được sự chia sẻ, cảm thông, trái tim được sưởi ấm và khát khao hướng đến những điều tốt đẹp".

Theo Hiền Linh, âm nhạc đã không còn đóng mình trong hai từ "giải trí" mà đã trở thành liều thuốc tinh thần, có sức mạnh xoa dịu những tâm hồn tổn thương thay cho những lời động viên, khích lệ.

Khi người cần chữa lành dùng âm nhạc để chữa lành người khác

Một trong những người cái tên quen thuộc được khán giả trẻ gọi với cái tên ưu ái: "nghệ sĩ viết nhạc chữa lành" - 14 Casper, đã luôn tâm niệm kể chuyện bằng âm nhạc để giúp đỡ những người đang trên hành trình chữa lành bản thân.

Được biết đến với những bản nhạc chữa lành, từ trái tim chạm tới trái tim, 14 Casper nhanh chóng ghi được dấu ấn trong lòng khán giả với các sáng tác kết hợp cùng ca sĩ trẻ Bon Nghiêm như "bao tiền một mớ bình yên", "có ai ở đây không".

Bộ đôi 14 Casper và Bon Nghiêm
Bộ đôi 14 Casper và Bon Nghiêm

Chàng nhạc sĩ sinh năm 1999 chia sẻ, bản thân anh cũng từng gặp phải những tổn thương, những nỗi đau trong cuộc sống như bao người khác. Nhưng thay vì gục ngã hay từ bỏ, anh chọn cách đối diện và nói lên tiếng lòng của bản thân, đem câu chuyện riêng để nói về câu chuyện chung. Sự đồng điệu trong tâm hồn của 14 Casper và người yêu âm nhạc đã trở thành động lực để anh vượt qua khó khăn.

Chia sẻ về quá trình làm nhạc, cả anh và ca sĩ Bon Nghiêm gặp không ít khó khăn vì là những nghệ sĩ Indie (hoạt động độc lập). "Vì hoạt động độc lập, không có công ty quản lý nên bất kể một khâu nào trong quá trình sáng tác, dù rất nhỏ đều đến tay mình xử lý, từ sáng tác, phối khí, thu âm... Thậm chí mình cũng gặp phải những khó khăn về kinh tế, tài chính và đôi lúc cảm thấy mơ hồ trong hướng đi", anh tâm sự.

Bên cạnh đó, chủ nhân bản hit "bao tiền một mớ bản yên" cũng có những áp lực nhất định mỗi khi ra mắt sáng tác mới sau sự thành công vang dội từ sản phẩm trước đó. Song anh cho rằng: "Người nghệ sĩ vốn không phải chạy theo cuộc đua ra hit mà là cuộc đua của sức bền, còn hát, còn làm nhạc, còn chia sẻ được bao lâu. Mục tiêu chính khi làm nghệ thuật là sự cống hiến và sự công nhận của khán giả".

Nhạc sĩ 14 Casper (Ảnh: NVCC)
Nhạc sĩ 14 Casper (Ảnh: NVCC)

14 Casper hay Bon Nghiêm đều hướng tới hành trình lâu dài của âm nhạc và dự định sẽ tiếp tục ra mắt những đứa con tinh thần trong tương lai vì với cặp đôi, thước đo chính của nghệ sĩ là tác phẩm. "Người nghệ sĩ không thể chỉ hoạt động với một vài bài hát, điều đó là không đủ để công chúng đón nhận và đánh giá đó là nghệ sĩ như thế nào", cả hai chia sẻ.

Mang bình yên cho người nghe qua những câu chuyện từ đời thật

"Mình luôn cố gắng hết sức để giúp đỡ cho càng nhiều người càng tốt, bằng những gì mình làm tốt nhất, đó là âm nhạc, là công sức, là đối thoại, tâm sự", nhạc sĩ 14 Casper bộc bạch.

Anh chia sẻ câu nói rất tâm đắc của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: " “Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình". Tìm thấy sự đồng điệu từ quan điểm đó cũng là hành trình đồng hành trong âm nhạc cùng sự chữa lành bắt đầu.

Không khoa trương, phô diễn, màu mè hay chạy theo xu thế, điều mà anh quan tâm chính là trải nghiệm của người nghe, là cách khán giả cảm nhận. "Đó là âm nhạc của mình nói lên những điều rất dung dị nhưng chưa ai nói, âm nhạc của mình trở thành liều thuốc xoa dịu hàng ngàn, hàng vạn trái tim, dẫu chỉ một chút thôi cũng đáng trân trọng".

Nói về điều này, giọng ca đồng hành cùng những sáng tác của 14 Casper - ca sĩ Bon Nghiêm nhận thấy những tín hiệu tích cực từ khán giả qua từng bản nhạc", anh chia sẻ: "Mình theo dõi và đọc bình luận của mọi người, thực sự rất vui khi khán giả bày tỏ sự xúc động vì bản thân được an ủi phần nào, dù biết đến những bài hát đó hơi trễ".

Ca sĩ Bon Nghiêm (Ảnh: NVCC)
Ca sĩ Bon Nghiêm (Ảnh: NVCC)

Được biết, mới đây, bộ đôi này tiếp tục gửi tặng khán giả album đầu tay mang tên "Số Không" với 9 bài hát và những ý nghĩa khác nhau xoay quanh những câu chuyện gần gũi, đời thường.

Bon Nghiêm chia sẻ: "Chúng mình muốn nói về sự bình yên của mỗi con người, chữa lành tâm hồn, cổ vũ việc con người được sống thật với những cảm xúc của mình sau nhiều biến cố trong cuộc đời để tìm sự bình yên. Các bài hát được viết dựa trên nhiều câu chuyện trong cuộc đời con người: tình yêu, hôn nhân, mất mát, sự luyến tiếc, lạc lõng của tuổi trẻ và sự ngây ngô, khờ dại của tuổi thơ".

Cả hai tâm niệm dùng âm nhạc chữa lành không phải là mọi người cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài mà thông qua lời hát, giai điệu có thể tự cân bằng, chiêm nghiệm và tạo bình yên, chữa lành cho chính mình. Vì bình yên là thứ tự bản thân sản sinh, không phải dựa dẫm vào người khác và nếu phải mua bằng tiền thì đó không phải bình yên.

Có thể nói, 14 Casper và Bon Nghiêm đã không chọn những gì xa hoa, phù phiếm mà thay vào đó là chắt lọc những chất liệu gần gũi nhất để khán giả hoàn toàn có thể tưởng tượng chính bản thân mình trong đó. Cũng qua đó góp phần không nhỏ vào sức mạnh chữa lành, xoa dịu của âm nhạc đối với con người.

Đọc thêm

Phát động Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên 2024 Khởi nghiệp sáng tạo

Phát động Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên 2024

TTTĐ - Sáng 22/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC phối hợp cùng Trường Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024.
Tuổi trẻ Kon Tum tiên phong, xung kích xây dựng quê hương Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Tuổi trẻ Kon Tum tiên phong, xung kích xây dựng quê hương

TTTĐ - Sáng 22/11, tại TP Kon Tum, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè.
Khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII năm 2024 Camera 360 trẻ

Khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII năm 2024

TTTĐ - Tối 21/11, tại Khu di tích cách mạng lịch sử và du lịch sinh thái Hố Lang, phường Tân Bình, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII và công nhận Huấn luyện viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cấp tỉnh Bình Dương và Bình Phước năm 2024.
Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Chuyển đổi số

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Ngày 21/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim). Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối - Blockchain để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của bạn trẻ có độ tuổi từ 18 – 35.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo

TTTĐ - Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11 Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực

TTTĐ - Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng livestream trên TikTok với nỗ lực tương tác với người dùng qua những phiên LIVE trực tiếp, các nhà sáng tạo nội dung còn chứng minh được sức lan tỏa những giá trị tích cực mạnh mẽ đến cho cộng đồng.
Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Xem thêm