Tag

Đừng để "chợ giáo án" triệt tiêu ý nghĩa của việc đổi mới giáo dục

Nhịp sống trẻ 09/09/2022 12:54
aa
TTTĐ - Với mỗi giáo viên, để bài giảng đạt được chất lượng thì sự hỗ trợ của giáo án giảng dạy là điều vô cùng cần thiết. Thế nhưng, thời gian gần đây, những “sạp hàng” giáo án đủ các môn học tại “chợ” giáo án bỗng xuất hiện trên mạng xã hội, đã đặt ra dấu hỏi lớn trong dư luận.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Hoa chia sẻ về 4 trụ cột giáo dục trong ngày khai giảng PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Hoa chia sẻ về 4 trụ cột giáo dục trong ngày khai giảng

Khi giáo án cũng trở thành “món hàng”

Không khó để có thể tìm kiếm và tham gia vào các “chợ” giáo án trên mạng xã hội. Vào vai một giáo viên có nhu cầu mua giáo án, phóng viên ngay lập tức nhận được phản hồi từ tài khoản đăng bán.

600.000 đồng/môn là mức giá được một tài khoản trên mạng xã hội đưa ra, trong đó bao gồm cả bản giáo án Word và giáo án trình chiếu Power Point. Ngay sau đó, tài khoản bán còn tung ra chương trình khuyến mại nếu thầy, cô mua nhiều sẽ nhận được mức giá “mềm” hơn là 1.600.000 đồng/3 môn. Khi được hỏi về chất lượng giáo án, người này tỏ ra vô cùng tự tin về “sản phẩm” của mình.

Việc rao bán giáo án được công khai trên mạng xã hội
Việc rao bán giáo án được công khai trên mạng xã hội

Đi kèm với mức giá đó là những lời quảng cáo như “soạn chi tiết”, “chuẩn công văn 5512”, “chuẩn công văn 2345”, “do thầy/cô trường công biên soạn”, “đầy đủ”, “chi tiết”,… Để gia tăng niềm tin cho người mua, phóng viên còn được người bán gửi bản mẫu của các bài giảng.

Theo bài đăng của người rao bán, họ có đầy đủ giáo án sách giáo khoa mới các môn năm học 2022 – 2023 đến giáo án sách giáo khoa mới lớp 3, lớp 6, lớp 7, lớp 10 của bộ sách Cánh Diều, Kết Nối Tri Thức và cả Chân Trời Sáng tạo. Trong đó, giáo án học kỳ 1 sẽ được trả trước tới các thầy, cô.

Giờ đây, chỉ cần gõ cụm từ “giáo án” vào thanh tìm kiếm sẽ nhận về rất nhiều đề xuất về các hội nhóm từ chia sẻ, trao đổi thậm chí là cả mua bán loại “hàng” đặc biệt này. Điều đáng nói là, khi GD&ĐT ban hành Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH (Công văn 5512) về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, thì các "chợ" giáo án hoạt động càng tấp nập.

Trên các hội, nhóm là nhan nhản bài đăng cung cấp giáo án các môn học của các khối lớp đến tài liệu, đề thi hay cả sáng kiến kinh nghiệm. Để người mua yên tâm, các tài khoản đăng đều xây dựng trang cá nhân uy tín với nhiều hình ảnh, bài viết về giáo dục.

Từng bỏ ra gần triệu để mua giáo án soạn sẵn, cô giáo N.T.L nhận về một tập giáo án khá sơ sài, chung chung. “Lúc bắt đầu nhắn tin, bên kia họ nắm được tâm lý phải soạn giáo án 4 bước theo công văn 5512 rất mất thời gian, khó, khổ, dài dòng, nên họ giới thiệu mình mua giáo án của họ. Chỉ vài trăm nghìn một bộ, mà chất lượng. Mình mua về rồi thì ngã ngửa vì không được như mong muốn.”, cô L chia sẻ.

Giáo án “chợ” liệu có thực sự chất lượng?

Nhận định vấn đề mua giáo án soạn sẵn, GS. Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: Do chương trình mở nên một chương trình có nhiều SGK. Trong khi đó, SGK triển khai trong từng nhà trường, đối tượng học khác nhau, người dạy cũng khác nhau... Vì vậy, các thầy cô không thể “bê” nguyên, “phát thanh” y hệt giáo án soạn sẵn. Sử dụng 100% giáo án soạn sẵn thì sự sáng tạo của người dạy bị triệt tiêu, làm mất ý nghĩa 1 chương trình nhiều SGK.

Lời khẳng định chắc nịch của người bán về chất lượng giáo án
Lời khẳng định chắc nịch của người bán giáo án về chất lượng sản phẩm

Về việc xuất hiện “chợ” giáo án 5512, một giáo viên dạy Toán tại Hà Nội cho biết, nhiều năm trong nghề không còn lạ với khái niệm “chợ giáo án”: “Chợ giáo án có từ lâu, nhưng gần đây mới rầm rộ trở lại. Khi bước vào chương trình Giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 5512 về mẫu giáo án mới, tôi vẫn nghe đồng nghiệp nhiều nơi than thở, trường bắt soạn theo đúng y mẫu công văn, mỗi tiết học đến cả chục mặt giấy giáo án. Nhiều người không tìm hiểu kỹ để áp dụng linh hoạt thì sẽ thấy rất mệt mỏi và áp lực khi soạn giáo án theo mẫu mới này.

Hơn nữa, cái gì mới cũng thường lạ và gây tâm lý hoang mang, lo lắng, không ít người bởi vậy mà tìm đến chợ giáo án, mua một bộ về tham khảo, hoặc lười hơn có thể sử dụng luôn cho đủ bộ hồ sơ”, thầy giáo cho biết thêm.

Theo miêu tả của các thầy, cô, một tiết dạy theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH giáo viên phải soạn khoảng 15 trang A4, như thể “kế hoạch tác chiến”. Vậy nên, để có Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, Kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học của tổ chuyên môn, Kế hoạch giáo dục của giáo viên, Kế hoạch bài dạy chương trình cũ của giáo viên, theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, một bộ phận giáo viên đã tìm đến “chợ” giáo án.

“Nếu các thầy cô tiếp tục mua và dùng những loại giáo án được soạn sẵn này, nguy cơ học sinh bị dạy sai kiến thức là rất lớn, vì chưa có ai kiểm tra những trang giáo án đó. Sử dụng giáo án mua, các thầy cô rất dễ rơi vào tình cảnh dạy chương trình mới, sách giáo khoa mới nhưng vẫn theo lối tư duy cũ. Như vậy, người chịu thiệt thòi sẽ là học sinh của chúng ta.” - cô Nguyễn Thị Thu, giáo viên THPT ở Hà Nội bày tỏ lo lắng khi thấy đồng nghiệp của mình mua các mẫu giáo án được soạn sẵn.

Để giáo án phát huy giá trị

Trước tình trạng mua giáo án mẫu phục vụ cho công tác giảng dạy, đặc biệt là giáo án soạn theo yêu cầu phát triển năng lực của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT khẳng định, đây là hình ảnh vô cùng xấu xí.

Có cầu ắt có cung
Có cầu ắt có cung

“Soạn giáo án là một việc làm rất thiêng liêng, thể hiện sự sáng tạo trong cách làm, cách dạy của giáo viên. Giáo viên không thể học thuộc lòng những thứ có sẵn từ người khác để áp dụng vào bài giảng của chính mình, như vậy còn gì là sáng tạo?

Mua bán giáo án là việc không nên làm và không được phép làm. Là giáo viên, thầy cô cần hiểu rõ đối tượng học sinh của mình, từ đó xây dựng và sáng tạo nên kế hoạch bài giảng hay, cách dạy tốt để học sinh có thể phát huy năng lực.

Giáo viên đi copy, lượm nhặt, sử dụng các mẫu giáo án có sẵn là biểu hiện của sự lười biếng, không sáng tạo và chưa làm tròn trách nhiệm của một nhà giáo. Từ đó dẫn đến việc dạy và học không có ý nghĩa, nó có thể khiến học sinh, phụ huynh và cả xã hội mất niềm tin vào giáo dục”, PGS Trần Xuân Nhĩ cho biết.

Cũng theo nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cuộc sống luôn vận động, phát triển không ngừng, đòi hỏi chính thầy cô cũng phải đổi mới, không ngừng học tập để nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Xưa nay, việc giáo viên soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng theo phương pháp riêng không chỉ thể hiện sự tâm huyết, mà còn là hình ảnh đẹp của người thầy. Nếu giáo viên không trung thực và tự giác với việc soạn giáo án để “dạy thật”, làm sao đòi hỏi học trò “học thật và thi thật"?

Người ta thường nói “Không thể xây nhà mà không có bản thiết kế cũng như không thể dạy học mà không soạn giáo án”. Từ năm học này trở đi, nhiều khối lớp sẽ áp dụng chương trình mới, thay đổi sách giáo khoa. Điều đó đòi hỏi ở các thầy, cô giáo đổi mới cả về nội dung lẫn phương pháp dạy học và đặt ra yêu cầu lớn hơn trong việc trau dồi kiến thức chuyên môn.

Đọc thêm

Ít nhất 2.000 thanh niên sẽ được hỗ trợ khởi nghiệp Camera 360 trẻ

Ít nhất 2.000 thanh niên sẽ được hỗ trợ khởi nghiệp

TTTĐ - Ban Bí thư Trung ương Đoàn đặt mục tiêu năm 2025 hỗ trợ ít nhất 2.000 thanh niên khởi nghiệp, trong đó có 250 dự án đổi mới sáng tạo, 100 học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Khoảng 100.000 thanh niên được trang bị kiến thức và kỹ năng về khởi nghiệp. Đặc biệt, ít nhất 35.000 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ được tư vấn phát triển; thành lập 50 hợp tác xã thanh niên
Thế hệ trẻ Quảng Ngãi xung kích, sáng tạo vì bình yên cuộc sống Nhịp sống trẻ

Thế hệ trẻ Quảng Ngãi xung kích, sáng tạo vì bình yên cuộc sống

TTTĐ - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Ngãi vừa phối hợp với Công an tỉnh tổ chức buổi toạ đàm giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống vẻ vang của Công an Nhân dân Việt Nam.
Sáng tạo trẻ, dữ liệu lớn và ước mơ khoa học Camera 360 trẻ

Sáng tạo trẻ, dữ liệu lớn và ước mơ khoa học

TTTĐ - Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic Kinh tế lượng và Ứng dụng” lần thứ X - năm 2025 được phát động từ tháng 10/2024. Chương trình do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Học viện Tài chính và Viện Toán học tổ chức.
Ôn thi vui hơn cùng AI Camera 360 trẻ

Ôn thi vui hơn cùng AI

TTTĐ - Các chuyên gia công nghệ và giáo dục cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) giúp thí sinh đỡ cô đơn hơn trong học tập nhưng không thể thay thế được thầy cô giáo và các bạn trẻ không nên phụ thuộc hoặc tin tưởng tuyệt đối vào AI.
“Bí mật” sau ánh đèn sâu khấu của ca sĩ nhí Cao Phú Quý Nhịp sống trẻ

“Bí mật” sau ánh đèn sâu khấu của ca sĩ nhí Cao Phú Quý

TTTĐ - Ở tuổi 12, Cao Phú Quý, học sinh lớp 7Q4 Trường THCS Lý Thái Tổ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã tổ chức live concert, ra mắt 2 MV ca nhạc. Quý cho biết, đây không chỉ là sản phẩm âm nhạc mà còn là hành động cụ thể thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng trái tim của một thiếu nhi Việt Nam.
Thanh niên Bình Dương "phổ cập kỹ năng số" cho cộng đồng Nhịp sống phương Nam

Thanh niên Bình Dương "phổ cập kỹ năng số" cho cộng đồng

TTTĐ - Nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua tại cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động của các đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng (CĐSCĐ) năm 2025 do Tỉnh đoàn Bình Dương tổ chức.
Làm theo lời Bác, cán bộ Đoàn vững vàng lập thân, lập nghiệp Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Làm theo lời Bác, cán bộ Đoàn vững vàng lập thân, lập nghiệp

TTTĐ - Làm theo lời Bác đã trở thành kim chỉ nam trong suy nghĩ và hành động của nhiều thế hệ cán bộ Đoàn. Với khát vọng cống hiến và tinh thần trách nhiệm, những người trẻ hôm nay đang không ngừng nỗ lực trên hành trình lập thân, lập nghiệp, từ đó khẳng định vai trò tiên phong trong công cuộc dựng xây, phát triển quê hương, đất nước. Trong hành trình ấy, có những cán bộ Đoàn tiêu biểu như chị Trần Linh Phụng, anh Trương Minh Sơn - những gương mặt trẻ không chỉ tích cực trong công tác phong trào, mà còn là minh chứng sống động cho bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần làm theo lời Bác giữa đời thường.
Đắk Lắk: Sôi nổi Liên hoan “Phụ trách tài năng” Camera 360 trẻ

Đắk Lắk: Sôi nổi Liên hoan “Phụ trách tài năng”

TTTĐ - Tối 19/5, Liên hoan “Phụ trách tài năng” các Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi khu vực phía Nam lần thứ IX năm 2025 đã chính thức khai mạc tại tỉnh Đắk Lắk. Sự kiện quy tụ hơn 300 đại biểu đến từ 28 tỉnh, thành, tạo nên không khí sôi nổi và đầy màu sắc nghệ thuật.
Tuổi trẻ Huế dân chủ, trách nhiệm trong góp ý sửa đổi Hiến pháp Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Huế dân chủ, trách nhiệm trong góp ý sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần dân chủ, trách nhiệm và niềm tin của tuổi trẻ Huế đối với công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật của đất nước.
Giáo dục lý tưởng cách mạng, khơi dậy niềm tự hào cho sinh viên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Giáo dục lý tưởng cách mạng, khơi dậy niềm tự hào cho sinh viên

TTTĐ - Chiều 18/5, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức vòng chung kết Hội thi các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng soi đường”, với chủ đề “Con đường ánh sáng” năm 2025.
Xem thêm