“Gặp khó” do Vinashin không thực hiện nghĩa vụ cổ đông
![]() |
Nhà máy thép cán tấm đóng tàu của Công ty CP Công nghiệp nặng Cửu Long ra sản phẩm (năm 2006) tại phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, Hải Phòng |
Phong trào gia nhập “ông lớn” Vinashin
Năm 2003, Công ty Cổ phần thép Cửu Long (Công ty Cửu Long) được thành lập với dự án đầu tư các nhà máy sản xuất thép thanh, thép hình và thép tấm phục vụ cho ngành xây dựng, cơ khí và đóng tàu có tổng công suất 1 triệu tấn thép các loại/năm tại km9, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, Hải Phòng; Tổng mức vốn đầu tư 1.800 tỉ đồng. Sau thời gian đầu tư xây dựng, năm 2006, dự án đi vào hoạt động đúng theo quy hoạch ngành thép, phù hợp với thị trường và bước đầu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trùng với thời điểm này là sự đầu tư lớn của Nhà nước cho Tập đoàn kinh tế Vinashin. Hầu hết các công ty đóng tàu tại Hải Phòng đều gia nhập Vinashin, như: Công ty đóng tàu Nam Triệu, Công ty đóng tàu Phà Rừng, Công ty đóng tàu Bạch Đằng… Thậm trí nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tình nguyện xin gia nhập Vinashin, như: Công ty Quang Minh Vinashin, Taxi Vinashin.
![]() |
Các sản phẩm thép tấm đóng tàu của Cửu Long đã ghi dấu ấn cho ngành công nghiệp nặng Việt Nam |
Là một doanh nghiệp vừa sản xuất thép xây dựng, vừa sản xuất thép, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành đóng tàu nên Công ty Cửu Long đã lọt vào tầm ngắm trong chiến lược nâng cao tỉ lệ nội địa hóa ngành đóng tàu Việt Nam. Ngược lại, Công ty Cửu Long cũng đang rất cần được “ông lớn” như Vinashin hợp tác và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Duyên phận hợp tác như “cá gặp nước”, khi có đề nghị của Vinashin, năm 2006, Công ty Cửu Long đã đồng ý cho Vinashin góp 30% giá trị cổ phần bằng thương hiệu Vinashin và đóng góp 21% cổ phần bằng tiền mặt vào doanh nghiệp này. Đồng nghĩa với việc, các cổ đông của Công ty Cửu Long phải tự bỏ tiền túi của mình ra để mua 30% giá trị thương hiệu của Vinashin.
Như vậy, sau khi tiến hành các thủ tục sáp nhập và đổi đăng ký kinh doanh, thay đổi tên doanh nghiệp từ Công ty cổ phần thép Cửu Long sang thành Công ty Cổ phần thép Cửu Long Vinashin vào ngày 9/6/2006 thì Tập đoàn Vinashin đã chiếm 51% cổ phần, giữ vai trò chi phối điều hành doanh nghiệp này.
Giấc mơ về sự phát triển ngoạn mục khi được gia nhập Vinashin chưa được bao lâu thì Công ty Cửu Long đã vướng phải bao chuyện “dở khóc, dở cười”.
Năm 2010, “quả đấm thép” Vinashin bắt đầu “tan chảy” vì nhiêu lý do. Mặc dù Vinashin được sở hữu 30% giá trị cổ phần tương đương 306.122.430.000 đồng của các cổ đông Công ty Cửu Long nhưng trong các năm từ 2006 đến 2010, Vinashin mới chỉ “bao tiêu” cho doanh nghiệp này khoảng 3.000 tấn thép đóng tàu và thép xây dựng với thanh toán chậm trả (đến nay vẫn nợ). Về số vốn đăng ký góp cổ phần 21% bằng tiền mặt tương đương 214.285.701.000 đồng cũng chưa được Vinashin thực hiện góp vào doanh nghiệp.
Từ năm 2010, sau biến cố xảy ra với Vinashin, với vai trò là Chủ tịch HĐQT, giữ phần vốn chi phối lớn tại doanh nghiệp nhưng Vinashin không tham gia điều hành, quản trị và bỏ mặc nghĩa vụ cổ đông. Việc này dẫn đến doanh nghiệp đóng băng, không hoạt động được, các cổ đông khác của doanh nghiệp rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” và gần như lâm vào ngõ cụt. 4 nhà máy thép cán thanh, cán hình, cán tấm và luyên thép của tổ hợp sản xuất thép tại Quán Toan phải nằm “đắp chiếu” do không có vốn vận hành, không có người có đủ thẩm quyền để điều hành doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp nặng Cửu Long (trước đây là: Công ty Cổ phần thép Cửu Long Vinashin) cho biết: “Do Vinashin không thực hiện việc góp vốn, không thực hiện vai trò cổ đông, không tham gia điều hành, quản trị doanh nghiệp nên hầu hết các hoạt động của công ty đều bế tắc. Đến nay, các cổ đông đã thua lỗ lên tới trên 1.000 tỷ đồng”.
Quyết tâm tái cơ cấu và hoạt động trở lại vào quý II/2022
Quyết tâm cơ cấu lại doanh nghiệp, ngày 26/7/2010, các cổ đông đã thực hiện việc đăng ký, thay đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần Công nghiệp nặng Cửu Long. Theo ông Nguyễn Tuấn Dương, lý do của việc thay đổi tên này là “Thương hiệu của Vinashin đã vô giá trị và việc mang đuôi Vinashin gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp”.
Gần đây, sau hơn 10 năm trăn trở, xoay xở thì các cổ đông đã nhất trí phương án tái cơ cấu doanh nghiệp, huy động vốn bổ xung để sửa chữa, nâng cấp các dây chuyền máy móc sản xuất thép nhằm mục đích đưa các nhà máy trở lại hoạt động vào quý II/2022.
![]() |
Dây chuyền sản xuất thép thanh của Công ty CP Công nghiệp nặng Cửu Long đang được bảo dưỡng, chuẩn bị cho đợt ra sản phẩm vào đầu quý II/2022 |
Theo quy hoạch dự án sản xuất thép đã được Chính phủ phê duyệt năm 2006, gần đây doanh nghiệp này đã tiến hành lắp dựng một nhà kho để chứa sản phẩm trên nền móng cũ, nằm trong khu vực mặt bằng được quy hoạch làm bãi để thành phẩm thép thanh.
Ngày 23/12/2021, lực lượng quản lý đô thị phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi xây dựng nhà kho không giấy phép.
![]() |
Khu nhà kho đang được Công ty thép Cửu Long lắp dựng, tạm thời ngừng thi công để hoàn tất các thủ tục cấp phép xây dựng |
Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Tuấn Dương, Tổng Giám đốc công ty cho biết: “Công ty Cửu Long đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ đầu năm 2006. Công ty có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Đăng ký thuế công ty cổ phần; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng thuê đất do Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng cấp có thời hạn đến ngày 19/3/2043; Có quy hoạch tổng thể mặt bằng của công ty từ năm 2006 (trước khi ký hợp đồng thuê đất). Suốt thời gian đi vào hoạt động sản xuất đến nay, công ty vẫn triển khai các hoạt động sửa chữa, nâng cấp và tiếp tục xây dựng hoàn thiện các công trình phụ trợ theo quy hoạch tổng thể đã được trình UBND thành phố trước khi ký hợp đồng thuê đất.
Theo quy định của luật trước đây thì việc xây dựng nhà kho theo quy hoạch dự án đã được các cấp phê duyệt thì không cần phải xin cấp phép xây dựng. Gần đây, do luật xây dựng sửa đổi, chúng tôi không cập nhật được nên đã xảy ra sai phạm. Sau khi được cơ quan chức năng kiểm tra, hướng dẫn và lập biên bản vị phạm hành chính, công ty đã chấp hành dừng thi công xây dựng để làm thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà kho.
Chúng tôi mong các cơ quan chức năng thành phố xem xét sự việc một cách khách quan trên tinh thần đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và sớm thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng nhà kho này để yên tâm, ổn định sản xuất và đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của thành phố”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp

Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển
