Tag

Gấp rút triển khai các phương án phòng chống cháy rừng tại miền Trung

Môi trường 04/07/2020 12:28
aa
TTTĐ - Thời gian gần đây, tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh liên tiếp xảy ra các vụ cháy rừng, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và môi trường thiên nhiên. Trước nguy cơ các điểm cháy rừng có thể bùng phát trở lại, các ban, ngành chức năng đã bố trí lực lượng tuần tra, trực tại các điểm cháy vừa dập tắt, đề phòng bùng phát trở lại; xác định vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy, phối hợp với cộng đồng, người dân địa phương tham gia phòng, phát hiện báo cháy.

Gấp rút triển khai các phương án phòng chống cháy rừng tại miền Trung

Các tỉnh miền Trung hiện đang gấp rút triển khai các phương án phòng chống cháy rừng

Bài liên quan

Đà Nẵng: Cháy rừng tiếp tục lan rộng, uy hiếp nghĩa trang Hòa Sơn

Dập tắt vụ cháy thiêu rụi 30 ha rừng tại Quảng Ninh

Hãy hành động để đẩy lùi biến đổi khí hậu

Nghệ An: Nhiều bất cập trong phòng chống cháy rừng

Chủ rừng phải chịu trách nhiệm về phòng cháy, chữa cháy

Thời gian qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nắng nóng gay gắt, kéo dài, nền nhiệt độ liên tục duy trì ở 37 - 39 độ C, có nơi trên 42 độ C, nguy cơ cháy rừng luôn báo động cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm).

Ông Nguyễn Hải Âu, phụ trách phòng Quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho biết: Từ các vụ cháy rừng năm 2019 đến các vụ cháy rừng gần đây cho thấy rừng cháy chủ yếu là rừng trồng thông, keo, bạch đàn.

Đây là đất rừng được nhà nước giao khoán cho người dân trồng quản lý, bảo vệ để sử dụng và phát triển rừng. Hiện nay tại Nghệ An có khoảng 30.000ha rừng thông, rừng hỗn giao. Vì rừng được giao cho dân quản lý, bảo vệ và sử dụng nên chủ rừng phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phát dọn thực bì, kiểm soát người ra vào rừng.

Trước khi bước vào mùa nắng nóng, công tác phát dọn thực bì, đốt trước lá thông để hạn chế nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng được chú trọng nhưng đến nay mới chỉ xử lý được 1/3 diện tích rừng do kinh phí ít, gây khó khăn lớn bởi khi xảy ra cháy rất dễ bùng phát và lan rộng.

Nói về nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Hải Âu cho biết: Thực tế cho thấy cháy rừng có hai nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân khách quan là do thiên tai như sét đánh, chập điện, đá rơi tạo tia lửa... Tuy nhiên, xác suất nguyên nhân này rất ít gặp.

Nguyên nhân chủ quan là do con người vô ý hay cố ý phá hoại. Có thể do người đưa lửa vào rừng đốt bắt ong, xử lý thực bì, đốt cỏ đồng ruộng hay đốt do mâu thuẫn cá nhân. Từ đầu năm 2020 đến nay, tại Nghệ An xảy ra 9 vụ cháy rừng, trong đó có 3, 4 vụ được nhận định có yếu tố do con người cố ý đốt, hủy hoại tài nguyên rừng.

Ví dụ gần đây, vụ cháy rừng ở xã Sơn Thành (huyện Yên Thành) xảy ra ngày 26/6, khi chủ rừng báo cháy, địa phương vào kiểm tra ngay thì thấy có hai điểm cháy cách nhau chỉ 100m. Việc chữa cháy rừng hiện nay chủ yếu là dụng cụ thủ công kết hợp với máy cưa xăng, máy thổi gió, máy cắt thực bì, còn xe cứu hỏa không thể tiếp cận được và cũng không có nguồn nước để tiếp nước chữa cháy.

Tại Hà Tĩnh, theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh, từ ngày 21/5 đến 1/7, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 23 điểm phát lửa tại 9 huyện, thị. Trong 23 điểm phát lửa có 5 điểm gây cháy rừng tại 5 huyện, thị xã.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, Cục trưởng Cục Kiểm Lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Các khu vực cháy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu là các cây nhỏ dạng lau lách, thực bì, có một số diện tích rừng trồng nhưng tuổi đời còn non nên thiệt hại về kinh tế ước tính ban đầu mất mát chưa quá lớn.

"Điều chúng tôi lo nhất là rừng phòng hộ Ngàn Phố (huyện Hương Sơn) cách điểm cháy cũ khoảng 1km có nguy cơ bị ảnh hưởng với tình hình hiện nay. Đây không chỉ là rừng phòng hộ mà có cả rừng sản xuất với khối lượng cây trồng có tuổi đời lâu năm rất lớn", ông Thiện cho biết.

Thời gian gần đây, tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh liên tiếp xảy ra các vụ cháy rừng, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và môi trường thiên nhiên
Thời gian gần đây, tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh liên tiếp xảy ra các vụ cháy rừng, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và môi trường thiên nhiên

Để ngăn chặn việc này, hiện các lực lượng chữa cháy phải phát quang tầm 20m để cản lửa không lan rộng. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là các lực lượng chữa cháy cũng đã làm việc nhiều ngày nay nên khá mệt mỏi trong khi diễn biến các đám cháy còn rất phức tạp.

Hiện tại, lực lượng kiểm lâm chỉ đủ duy trì tại chỗ, phối hợp hướng dẫn kỹ thuật cho các lực lượng chữa cháy và bảo vệ tại chỗ của các khu rừng trong khu vực.

Sẵn sàng các phương án phòng cháy, chữa cháy

Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết: "Hiện nay, nền nhiệt tại hai tỉnh khoảng 43 độ C, độ ẩm 30%, việc dập tắt các đám cháy chỉ là tạm thời, có nguy cơ bùng phát bất kỳ lúc nào quanh các điểm cháy rừng hiện nay. Đặc biệt, nắng nóng còn kéo dài những ngày tới và khu vực rừng luôn báo động cấp 5, chúng tôi dự báo nguy cơ cháy rừng đến ngày 10/7.

Trước nguy cơ cháy rừng bùng phát trở lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương các cấp, các tổ đội chữa cháy rừng ở cơ sở rà soát, kiểm tra lại lực lượng, phương tiện, vật tư, để thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" trong chữa cháy rừng; Phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa nắng nóng tại các chòi canh lửa, trạm bảo vệ rừng và văn phòng ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng".

Đối với các khu rừng trọng điểm và các khu rừng nguy cơ cháy cao, địa phương phải lập chốt kiểm soát người ra vào rừng, bố trí lực lượng chốt chặn, tuần tra canh gác để sẵn sàng ngăn chặn và xử lý kịp thời các nguy cơ cháy rừng.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và ven rừng của người dân, dừng tất cả các hoạt động xử lý thực bì bằng sử dụng lửa và những hoạt động khác có nguy cơ gây ra cháy rừng.

Đọc thêm

Đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng Môi trường

Đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 24/7/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án Khu bảo tồn Cù Lao Chàm Xã hội

Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án Khu bảo tồn Cù Lao Chàm

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm, TP Hội An.
Từ ngày 25/7, mưa lớn ở Tây Bắc Bộ giảm dần Môi trường

Từ ngày 25/7, mưa lớn ở Tây Bắc Bộ giảm dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 24/7, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 Môi trường

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24/7/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.
Bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi Môi trường

Bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi.
Mường Lát (Thanh Hoá): Mưa lũ gây thiệt hại ước tính gần 300 triệu đồng Môi trường

Mường Lát (Thanh Hoá): Mưa lũ gây thiệt hại ước tính gần 300 triệu đồng

TTTĐ - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trong những ngày qua, mưa to kéo dài trên địa bàn một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, như: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh...
Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong bảo vệ môi trường Môi trường

Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong bảo vệ môi trường

TTTĐ - Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đã chỉ đạo hội liên hiệp phụ nữ các quận, huyện, thị xã và cơ sở đổi mới phương thức truyền thông, nâng cao nhận thức cho hội viên về bảo vệ môi trường.
Khắc phục sự cố giếng nước ngầm của Nhà máy nước Ngô Sỹ Liên Môi trường

Khắc phục sự cố giếng nước ngầm của Nhà máy nước Ngô Sỹ Liên

TTTĐ - Trước tình trạng giếng H24 (Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên tại số nhà 193, ngõ Văn Chương, phường Văn Chương, quận Đống Đa) bị sụt, lún, UBND quận Đống Đa yêu cầu các đơn vị thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp.
Hà Nội đêm có mưa vừa, mưa to và dông Môi trường

Hà Nội đêm có mưa vừa, mưa to và dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 24/7, khu vực Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 30-80mm, cục bộ có nơi trên 140mm. Từ đêm 24/7, mưa lớn ở khu vực Đông Bắc Bộ giảm dần.
Từ đêm 24/7, mưa lớn ở Đông Bắc Bộ giảm dần Môi trường

Từ đêm 24/7, mưa lớn ở Đông Bắc Bộ giảm dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều 23/7 đến ngày 24/7, khu vực Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 40-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Xem thêm