Tag

Gia Lâm: Khơi dậy tiềm năng sản phẩm làng nghề

Nông thôn mới 29/11/2022 14:18
aa
TTTĐ - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), từ năm 2018 đến nay, Gia Lâm đã có gần 100 sản phẩm được đánh giá, phân hạng từ 3 sao đến 5 sao. Đây là kết quả tích cực, góp phần khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của huyện Gia Lâm trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát huy giá trị văn hóa của địa phương.
Hà Nội xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao Đưa hàng hóa chất lượng, giá cả hợp lý về khu vực nông thôn Lần đầu tiên sản phẩm du lịch Thường Tín được đánh giá OCOP Festival sản phẩm nông nghiệp, làng nghề thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Điểm sáng của làng nghề

Hộ kinh doanh Phương Quân tại xã Dương Xá (huyện Gia Lâm) có thâm niên hơn 30 năm sản xuất và cung cấp sản phẩm hành phi và khoai tây chiên. Những năm qua, đơn vị không ngừng đầu tư cải tiến nâng cấp dây chuyền sản xuất, đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, Hộ kinh doanh hành phi, khoai tây chiên Phương Quân đã nhanh chóng chuyển đổi công nghệ sang sản xuất chế biến bằng máy móc tự động, sử dụng các sản phẩm điện năng thay vì than và sức lao động của con người thông thường.

Đặc biệt, đơn vị kiên quyết nói không với mỡ động vật bẩn không rõ nguồn gốc mà thay vào đó, doanh nghiệp sử dụng dầu ăn thực vật từ các thương hiệu uy tín trên thị trường. Nhờ vậy chất lượng sản phẩm đảm bảo được tín an toàn cao.

Gia Lâm: Khơi dậy tiềm năng sản phẩm làng nghề
Các sản phẩm của hộ kinh doanh đã được chứng nhận OCOP

Với khẩu hiệu: Hành phi Phương Quân: Thơm - Ngon - Giòn - Ngậy”, Hành chiên Phương Quân đã trở thành thực phẩm “thăng vị” của các món ăn Việt, một nốt quê hương không thể thiếu tại mỗi quán ăn hay ngay trong căn bếp của mỗi gia đình.

Những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, hộ kinh doanh Phương Quân đã cho ra thị trường thêm hai sản phẩm mới là: Hành sấy và tỏi chiên. Đây cũng là hai sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận OCOP 3 sao năm 2021.

Khác với hành phi, hành sấy có thể bảo quản được lâu hơn. Những củ hành sau khi được sơ chế, cắt lát và được sấy ở nhiệt độ nhất định, sau khi sấy xong, những miếng hành vẫn giữ nguyên được hương vị, không bị dập, gãy, hành sấy có màu trắng ngà. Sau khi mua về, người tiêu dùng sẽ chiên lại với dầu và sử dụng kèm với các món ăn hàng ngày.

Đối với sản phẩm tỏi chiên, quy trình thực hiện giống như với sản phẩm hành chiên. Đặc biệt, các sản phẩm hành sấy và tỏi chiên mang thương hiệu Phương Quân được làm từ nguyên liệu tự nhiên chọn lọc, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hoàn toàn không chứa chất bảo quản, không sử dụng mỡ động vật bẩn và không chất phụ gia gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng

Tự hào là hộ cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và nhận được nhiều giải thưởng bằng khen về phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đóng góp hỗ trợ giúp đỡ xây dựng cộng đồng, hiện nay, Hộ kinh doanh Phương Quân được đánh giá là cơ sở uy tín, là điểm sáng của làng nghề tại huyện Gia Lâm.

Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Qua ba năm triển khai thực hiện, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Gia Lâm đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tổng số sản phẩm OCOP được công nhận là 89 sản phẩm của 18 chủ thể, trong đó có 5 sản phẩm đạt 5 sao, 68 sản phẩm đạt 4 sao, 16 sản phẩm đạt 3 sao. Trên địa bàn huyện đã hình thành 2 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại xã Dương Xá và xã Bát Tràng.

Gia Lâm: Khơi dậy tiềm năng sản phẩm làng nghề
Quy trình sản xuất hành chiên của hộ kinh doanh Phương Quân

Đồng chí Nguyễn Đức Hồng, UV BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Gia Lâm cho biết: Năm 2022, huyện tập trung xây dựng các sản phẩm OCOP với mục tiêu phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của huyện theo chuỗi giá trị, do các doanh nghiệp, hộ sản xuất và tập thể thực hiện.

Cùng với đó, huyện cũng tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP một cách thống nhất, đồng bộ; Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm truyền thống, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

“Ngày 10/12 vừa qua, huyện Gia Lâm có 30 sản phẩm tham gia đến từ các chủ thể. Các sản phẩm rất đa dạng và phong phú, đặc sắc, có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Thông qua hội nghị này huyện Gia Lâm mong muốn lựa chọn được các sản phẩm mang đặc trưng, lợi thế của huyện, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước”, đồng chí Nguyễn Đức Hồng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Cuối tháng 10/2022, đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành sản phẩm OCOP của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã kiểm tra, đánh giá, ghi nhận sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP.

Thời gian tới, huyện Gia Lâm cần tiếp tục tuyên truyền để các chủ thể phát huy thế mạnh sản phẩm đã được chứng nhận, hoàn thiện sản phẩm để tiếp tục đăng ký nâng cao chất lượng; Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đã đạt sao OCOP để tạo đầu ra ổn định và tiếp tục phấn đấu xây dựng thêm nhiều sản phẩm OCOP đạt 4 sao trở lên.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm